Wednesday, July 31, 2013

Freaky em





Phàm những đứa, buồn chả vì đâu thì lại hay vui bất thình lình. (Tuy rằng nhiều lúc đang vui bất thình lình thì lại buồn chả vì đâu, aiza).

Sáng nay dậy, các thể loại nỗi buồn vầy vò xoắn xuýt vào nhau, lục cục đổ một tiếng "haiz" thay vì phải lải nhải lảm nhảm càm ràm.

Thế rồi tỉ tỉ đòi thông tin abc này nọ (dấu hiệu cho biết bài sẽ được đăng); một bạn tác giả thì PM loằng ngoằng uốn lượn chỉ để khoe cái bìa sách (mà mìh biên tập cho bạn). Tên sách do mìh chọn cũng quá đẹp và ngon. Thế là mìh thấy rất rất rất vui :))

Cũng vui y như khi tỉ tỉ khen thằng Ti hết lời, ko biết rằng là có bạn Ti toẹt vời như thế là nhờ "bàn tay sắt" của mìh, kiểu "chời ơi đệ tử tui đó, ra mà coi đê!!!".

Tỉ tỉ: chời ơi giọng văn ổn lắm
(Mía: chời ơi tui gọt bao nhiêu lại chả!)
Tỉ tỉ: chời ơi tên truyện ấn tượng
(Mía: hị hị tui xúi nó đổi tên chứ ai)
Tỉ tỉ: chời ơi nó là "fát hiện của năm" của chị!
(Mía: hị hị, em đọc bài đầu tiên đã yêu luôn nó rồi chị ạ, k fải chờ đến bây giờ!)

Ờ thì bảo là mìh nhận vơ cũng đc, nhưng mà phởn đê :))



12 comments:

  1. :))

    Em đang đọc cuốn "Alain nói về hạnh phúc" của Emile Chartier. Câu mở đầu của bài làm em nhớ đến chứng "Marie sầu thương và Marie hoan hỉ".

    "Nhưng nhà tâm lý học phát hiện một sự thật ghê gớm, một thử thách đáng sợ ngay cả đối với một tâm hồn can đảm. Trong số nhiều phương pháp quan sát khác nhau, ông ấy chọn việc đếm huyết cầu trong máu. Và quy luật hiện ra rất rõ ràng. Vào cuối giai đoạn vui, lượng huyết cầu giảm đi, vào cuối giai đoạn buồn, chúng lại bắt đầu tăng lên. Thiếu và thừa huyết cầu, đó là nguyên nhân của toàn bộ sự huyễn tưởng đến điên khùng này... [N]ếu biết rằng vấn đề ở đây chỉ liên quan tới số lượng huyết cầu, ta sẽ cười những suy luận của mình, ta sẽ đẩy lui nỗi buồn vào trong cơ thể, nơi nó chỉ còn là sự mệt mỏi hay bệnh tật" (15-18, Emile Chartier)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đấy là văn học hay là khoa học vậy? Chị chả thấy tí logic nào. Nếu là khoa học, và nói rằng lượng huyết cầu là nguyên nhân, thì làm sao biết được KHI NÀO huyết cầu sẽ sụt và KHI NÀO huyết cầu tăng @@

      Ví dụ nói ờ, người hóa sói NGUYÊN NHÂN là do trăng tròn, nhưng thực ra các lí do nằm quanh việc: mặt trăng quay quanh trái đất dẫn đến các hiện tượng vật lý địa lý và bla bla dẫn đến khi trăng tròn thì người hóa sói. Nghĩa là, trăng tròn là một chỉ điểm để biết à đó là lúc người hóa sói. Và lượng huyết cầu cũng là 1 'chỉ điểm' chứ ko fải là nguyên nhân :|

      Vì nó chả có quy luật quái gì khi mà có lúc cơn vui kéo dài cả tháng nhưng cũng có khi nó chỉ 15'

      (tự dưng bị cáu chả hiểu tại sao -.-)

      Delete
    2. Sách này của ông đó là triết gia và lúc viết ổng cũng không quote nguồn rõ ràng nên em chả biết là khoa học hay văn học. Nhưng mà đọc hết thì em nhận thấy ổng chỉ đang cố dụ mình thay vì nghĩ nỗi buồn là một thứ gì đó thuộc về cảm xúc không chế ngự được thì hãy nghĩ nó là một cơn đau trong cơ thể mà mình có thể vượt qua bằng lý trí. Ví dụ như ổng nói chịu đựng một cơn đau bụng thì dễ dàng hơn chịu đựng sự phản bội của ai đó. Em cũng chỉ quote ra cho chị biết ý kiến của ổng, mất công chị phải đi kiếm sách đọc coi "Marie sầu thương" làm cái gì :D

      Nhưng mà em nghĩ việc huyết cầu tăng giảm ít nhau cũng là nguyên nhân, vì nó cho biết lúc đó cơ thể mình có đang khỏe mạnh hay không. Chẳng vậy mà người ta bảo mấy người hay u sầu phiền muộn nên chơi thể theo hay kiếm hoạt động nào đó làm để tăng cường thể lực. Và răng cơ thể khỏe mạnh thì đầu óc mới khỏe mạnh được. Cái này cũng là em đọc được từ nhiều nguồn khác nhau.

      Hôm qua em cũng mới nói chuyện với đứa bạn, làm sao mà cảm giác tiêu cực thì nó cứ bám mình quanh năm suốt tháng, trong khi khỏanh khắc yêu đời nó đến rồi đi chỉ trong một cái búng tay. Không giải thích nổi :| Nên lúc đọc được cuốn này em định sẽ thực hành ít suy nghĩ, tưởng tượng và lo lắng quá nhiều mà dùng lý trí để cơ thể hiểu nó chỉ là vấn đề về sức khỏe. Thế tức là em là một kẻ khá bệnh hoạn 8-}

      Delete
    3. :)) kết luận là, chúng ta nên chăm tập thể thao vì khi đó adrenalin lên cao bla bla gì gì đó á, và thế là mìh thấy hưng phấn vui vẻ. (chị dốt môn Sinh học và tất cả các thứ thuộc về y khoa, nên chỉ nói đại khái thế thôi :P)

      Delete
    4. Thêm nữa, kẻ bệnh hoạn (đang tám với em) đã từ lâu quyết định rằng không đọc những cuốn "best seller" hót hòn họt. Bao giờ nó nguội cơn hot mà vẫn còn tiếng vang, ấy mới là cuốn đáng đọc ;)). Xưa, chị đọc 1 cuốn tên là Những bông hoa trên tầng áp mái. Kể về 1 lũ trẻ sống ở trên tầng áp mái nhà ông bà ngoại, mẹ tụi nó gửi để đi kiếm sống này nọ, đại khái là rất là hoàn cảnh. Bọn trẻ ở đó cũng rất khốn khổ này kia. Bà ngoại thì khắc nghiệt. Cuối cùng hóa ra là chính là mẹ nó, sắp đi lấy chồng mới và muốn bà ngoại đầu độc hết lũ con @.@

      Rồi cuốn đó còn đc úp mở là "dựa trên 1 câu chuyện có thật".

      C đọc xog xog nghĩ tsb, sao mình lại đọc, ngu vậy. Đọc cuốn đó thì có giá trị gì??? Thông điệp gửi gắm là á, đời này không tin được bố con thằng nào, thậm chí là cả mẹ đẻ ư??? What a message!!!

      (Đến giờ vẫn thấy còn các bạn ca ngợi và khuyên rằng đó là một cuốn nên đọc @@)

      Delete
    5. Tức là nó k có giá trị nhân văn ạ? Nghe như truyện kinh dị. Có mấy cuốn best-seller nhưng mà thuộc hàng khó đọc thì e hay chọn, như là sách của Orhan Pamuk í. C đọc thử "Pháo đài trắng" hay "Tên tôi là Đỏ", nói chung nó hơi sặc mùi chính trị nhưng mà đọc không chán.

      Dạo này e quay qua non-fiction đọc, với cả tạp bút của các bác nước mình. Đọc tiếng mẹ đẻ nó nhẹ nhàng yêu đời gì đâu :">

      Delete
  2. các bạn comment gì dài vậy @-)

    ReplyDelete
  3. Replies
    1. This comment has been removed by a blog administrator.

      Delete
    2. Xin phép xóa cho khỏi lộ thông tin của b nhe :P

      Delete