Sunday, November 10, 2013

Bảo tàng

Từ Z9, tôi định bò lên hồ Tây. Đi qua Nhà hát lớn, trước khi quẹo vào Tông Đản: Không chủ ý, cái cổng bảo tàng đập vào mắt. Lừng khừng chừng 3s, tôi quyết định chui vào. Mây đen sầm trên đầu, dự định mưa to do ảnh hưởng của bão. Thây kệ, nghe bảo 5h mới mưa cơ mà.

Bảo tàng vắng hoe. Cô bán vé bảo "10k", sau cô nhìn kỹ lại mẹt, hỏi "có thẻ sinh viên ko em", cười bảo ko có, "20k em nhé". Vâng thì 20.

*
"Lịch sử Việt Nam" hóa ra chỉ khởi đầu từ cuối thế kỷ 19, với sự vụ Pháp đánh vào Sơn Trà rồi thì vào Huế, ra Hà Nội. Xem miết mải từ tầng 2 xuống tầng 1, lịch sử toàn chuyện đánh nhau, rầu gì đâu. Chả khác mấy sách giáo khoa lịch sử, ngoài chuyện nhiều tranh và đồ vật minh họa hơn một tí. Hay vì ko có người thuyết minh, nên tôi thấy nhạt tèo. Lác đác vài bạn nước ngoài cũng đi nhòm ngó. Khổ, ko có schema về lịch sử Việt Nam, sao các bạn biết được mấy cái tượng giữa nhà (không một dòng chú thích) là những Lý Tự Trọng, Nông Văn Dền?

Và bảo tàng vẫn bố trí ánh sáng xấu không thể mê. Chỗ thì tối hù, chỗ thì sáng lóa. Tôi đi xem ko kỹ. Thứ gì thích thì xem, thứ gì ko thích thì lờ luôn ko thèm ngó. Được cái, cái nguyên tắc 95-5 phải gió vẫn đúng. Tôi nhặt nhạnh được vài thứ đáng lưu tâm.

- Chiếu Cần Vương của Vua Hàm Nghi, tuy ko hiểu ký tự nhưng nhìn các dòng chữ ngay ngắn đều đặn, thanh thoát, thấy đẹp. Và tiện thể, thấy tội nghiệp mấy người chữ nghĩa. Họ đâu có sinh ra để đánh nhau? Cụ Phan Chu Trinh chả hạn. Cụ chủ trương y/cầu chính quyền cải cách để xã hội tốt đẹp hơn. Thư cụ viết rất nhân văn mực thước, vầy mà cụ bị "phê bình", rằng sao cụ lại mong cầu hòa bình từ bọn đô hộ? Nghĩ cũng nực cười. Những dấu vết 'thực dân' để lại ở Hà Nội, cho đến bây giờ, ngoài nhà tù Hỏa Lò (ko tính vì nó là tù) thì toàn là những tòa nhà kiến trúc đẹp. So thử cung Việt Xô với Nhà hát Lớn mà xem. So thử Metropole với Hanoi Tower xem. (Tôi ko nói là tôi muốn bị làm người dân nô lệ, nhưng việc đô hộ là 1 chuyện, còn chuyện tôi thấy những kiến trúc ấy đẹp, ấy là điều ko thể phủ nhận.).
Chiếu Cần Vương

- Vài bài thơ Hán - Việt cảm khái của các nghĩa sỹ viết để kêu gọi tỉnh thức, hoặc cảm thán trên tường nhà ngụ, hoặc viết trước khi lên đoạn đầu đài (chụp lại, về đọc cẩn thận sau).

- Tấm hình chụp 3 người phụ nữ váy, yếm, thắt lưng dải rút, tóc vấn tròn quanh đầu, nhưng cổ đeo gông gỗ, 'can tội' tham gia khởi nghĩa Ba Đình.

- Có một bức tâm thư của nhân dân tỉnh nào đó (để post ảnh sau), gửi chính quyền Pháp đề nghị miễn giảm sưu thuế, kể rằng họ bị bóc lột nặng nề quá, mà chính quyền bóc 1 thì quan địa phương vin cớ để lột họ 10. Chính tả chuẩn mực của tiếng Việt quốc ngữ hồi đó chưa rõ ràng, nên viết sai chính tả là thường. Nhưng giọng văn đúng là giọng điệu hồi đó, với những thưa thưa bẩm bẩm. Đau gì đâu!

Tâm thư

- Thi thoảng, gặp được vài tấm hình chụp Hà Nội. Cầu Long Biên, gánh hát rong, người ăn xin trên phố, tòa nhà Gô-đa, phố Sinh Từ... rồi ảnh phố Hà Nội chất chồng đồ đạc cản đường quân Pháp, năm 1946. Cùng thời kỳ này còn có bom ba càng. Lại tiếc cho các bạn Tây đi xem ở đây ko có ai thuyết minh, để các bạn biết thứ bom thô sơ vớ vẩn kia thực ra đắt giá thế nào. Ôm bom ba càng nghĩa là chọn cho mình cái chết. Một quả bom 'châm ngòi' bằng một mạng người.
Gánh hát rong

Bom ba càng

- Có một mảnh 'hầm' tướng Đờ-cát ở Điện Biên Phủ (bucket list: tôi phải đi Điện Biên, Hà Giang!).

- Rồi đến ảnh Cầu Hiền Lương, vĩ tuyến 17 nơi chia đôi đất nước (tôi cũng sẽ phải đến đây.)

- Một tấm hình chụp một đống đồ/hộp xếp chồng, giăng biểu ngữ ghi rõ: "thuốc của nhân dân Đông Dương giúp dân tàu". Đi xem tiếp cũng sẽ gặp những hiện vật người Nhật, Mỹ, Bỉ... làm để bán, lấy tiền ủng hộ cho (Bắc) Việt Nam trong cuộc chiến với Mỹ. Thực tình, chuyện đánh nhau với chính trị này kia đâu phải chuyện của nhân dân? Nhân dân chỉ mong sống an ổn, ai muốn đánh chiếm quái gì?

- Cây đàn măng-đô-lin của Nguyễn Văn Trỗi (lại phải có schema, để biết anh ta là ai. nếu hồi xưa ko đọc cái hồi ký/truyện kể lại gì đó của chị Quyên vợ ảnh, thì cũng sẽ chả thấy xi nhê gì). Ngoài cây đàn này, còn có một cây đàn tròn như đàn nguyệt, nhưng bầu đàn làm bằng nhôm, như kiểu lấy 2 cái chảo úp lại, mà một bác nghệ sỹ dùng chơi trong suốt thời chiến tranh. Tài tình làm sao!
Cây đàn 'chảo'
- Đề tài 'cải cách ruộng đất' cũng được trình bày bằng mấy quyển luật, hướng dẫn thực hiện. Cái này chỉ trưng trang bìa thôi, ko đọc được. Muốn đọc thì có một vài bài báo nói về 'thành quả', cũng có đá đến một ít 'sửa sai'. Tuy thế, ảnh thì chỉ toàn trình bày những viễn cảnh hoan hỉ rằng là người dân nông dân nhận chia ruộng, người nông dân đốt văn tự của địa chủ, người nông dân mua được bộ mâm bát này sau 'cải cách'...

- Có một quyển sổ tay của một người phụ nữ hoạt động cách mạng ở miền Nam, trang đầu, chị viết một bài thơ nho nhỏ. Rằng chị chỉ mong hòa bình, để được về ôm hai con của chị. Ôm mãi, không buông. Chị đã xa chúng bao lâu rồi?

- Những thứ cuối cùng tôi muốn chụp lại, là dấu vết của trận bom 1972 dội xuống Hà Nội. Tượng phật gãy đầu, mảnh chuông vỡ, mảnh bát hương. 'Các vị ngồi đây trong lặng yên, mà nghe giông bão nổi trăm miền...'. Đến lúc như thế này rồi, thì Phật cũng chẳng yên...

Dấu tích của trận bom 1972 

Có một vài hiện vật 'được' xếp xó, tôi ko hiểu vì sao. Một cỗ xe, kiểu xe ngựa kéo (hoặc người kéo), khá là sang trọng. Để một góc, ko note niếc gì. Một thứ, trông có vẻ giống như là nóc của một ngọn hải đăng, để ở góc cầu thang tầng 2, cũng chả hiểu để làm gì cả.
Hải đăng chăng?
Tôi chưa gặp ngọn hải đăng ở ngoài bao h nên ko rõ :(

*
Xem hết bảo tàng, tôi có tí buồn rười rượi. Rằng, khó mà cảm thấy yêu đất nước, yêu lịch sử dân tộc hơn - nếu chỉ đi xem cái bảo tàng như thế này. Tốt nhất là phải đi, phải đặt chân đến những nơi ấy. Hít ngửi thứ ko khí ở đấy, để nắng mưa ở đấy đổ lên người, để màu trời ở đấy xanh ngập mắt. Đấy là cách đất nước này làm tôi "phải lòng" nó, một cách sống động nhất.

Nhưng tôi vẫn cám ơn bảo-tàng-hoàn-toàn-im-ắng. Chả phải vì cổ vật, mà vì sự im ắng của nơi đây khiến cho lòng lắng xuống. Tôi rút lại cơn bức bối và những lời thổ tả về chữ nghĩa. Tôi xin lỗi bạn. Ai đối với bạn thế nào là quyền của họ, ai dùng bạn làm gì là do họ. Bạn với tôi cứ thành thật với nhau, vậy thôi.

*
Trời sũng nước khi tôi ra khỏi bảo tàng. 3k gửi xe. Tôi ko có tiền lẻ. Anh trông xe khoát tay bảo: "Thế thôi, đi đi."

Lần sau, tôi sẽ lại đi :). Hết bảo tàng Hà Nội thì thôi.

p.s: trừ cái bảo tàng cắm đầu xuống đất chổng mông lên trời -.-

7 comments:

  1. hồi sinh viên bị bắt đi bảo tàng này :3

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trường ấy văn minh thế, trường mình chả cho đi đâu cả :-s

      Delete
  2. ôi đọc xong thấy mình nhạt nhẽo quá

    ReplyDelete
    Replies
    1. 1: vì sao?
      2: nếu đi bảo tàng giải q' đc vđề 'nhạt nhẽo hay ko nhạt nhẽo' thì lần sau chúng ta đi ;)

      Delete
    2. 1. Hien tai dang bi kieu facebook is my life. Minh khong muon luc nao cung nhu la bat chuoc Trang nhung Trang luon tim ra nhung cach rat hay ho de trai nghim cuoc song
      2. huhu
      3. Cai tro viet 1 2 3 nay giong het may anh code :D

      Delete
    3. 1. Vì nếu k thể enjoy life thì Trang sẽ chết. Thật đấy. Còn FB thì Trang ghét sẵn rồi.
      2. Đi thì đi chứ sao mà hu?
      3. Ava mới của cậu hài quá :))

      Delete
  3. Bạn Wikiholic bảo cái hình 'hải đăng' kia thực ra có vẻ là cái phao số 0 ở trên biển (phân chia hải phận, chả hạn thế). nthế có vẻ hợp lý hơn

    ReplyDelete