Thursday, February 6, 2014

Núi đồi và thảo nguyên

"Núi đồi và thảo nguyên" là một tập truyện ngắn của Tsinghiz Aitơmatốp (ấy fiên âm nguyên văn trong cuốn sách của NXB Cầu vồng năm 1984 là nthế, còn tên phiên âm t.anh hiện tại của bác ấy là Chingiz Aitmatov. ). Bốn câu chuyện trong sách lần lượt là: Giamilia, Cây phong non trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà, Người thầy đầu tiên. À vâng, Người thầy đầu tiên, chúng ta đã từng đc học một vài trích đoạn ở trường phổ thông. Nếu nói thế này bạn vẫn ko nhớ, thì để tôi nhắc cho bạn cái 'từ khóa' này, chắc chắn bạn sẽ nhớ: ki-giắc. À à. Đến đây thì bạn nhớ rồi chứ :) ?

*
Tôi tạm gọi cuốn này là truyện Liên Xô, hay Nga ngố, vì bác tác giả là người vùng Kirghizia - một nc cộng hòa vùng Trung Á thuộc Liên Xô (tất nhiên trc khi LX tan rã), và truyện của bác toàn kể về vùng 'núi đồi và thảo nguyên' quê hương bác. Tuy nhiên, khác với truyện Nga ngố bonsevich (ví dụ điển hình: Thép đã tôi thế đấy), hay là đồ sộ và vĩ đại và quằn quại (Phục sinh, Chiến tranh và hòa bình, Anh em nhà Karamazov...), Núi đồi và thảo nguyên rất đẹp, trong sáng, nên thơ. Và có lẽ là một trong những cuốn sách nói về tình yêu nhiều nhất, trong đống truyện Nga ngố mà tôi đã đọc.

Trong số 4 câu chuyện của Núi đồi và thảo nguyên, tôi biết nhiều người thích Cây phong non trùm khăn đỏ. Vì chuyện tình diễm lệ, vì cái "tít" rất gợi mở, rất thơ, rất lãng mạn thôi rồi. (Cây phong - không đẹp ư? lại trùm khăn đỏ nữa - không đẹp à?)

Tôi thì thích Giamilia.

*
Giamilia là một câu chuyện tình yêu giản dị, tóm tắt lại chỉ có thế này: một chị vợ bộ đội ở làng quê hậu phương, chăm lo sản xuất phục vụ cho tiền tuyến (trong đó có cả chồng chị, đang đi chiến đấu). một ngày kia có anh thương binh trở về làng. và rồi chị vợ bộ đội yêu anh thương binh ấy, rốt cục hai người bỏ trốn cùng nhau.

Nó kha khá giống (chứ ko hoàn toàn giống) bài hát Chuyện tình thảo nguyên của bác Trần Tiến.

Rồi một ngày xa vắng có anh chàng thương binh
Trở về làng quê cũ với cây đàn năm xưa
Đôi chân anh thôi leo núi, đôi tay anh thôi chơi đàn
Đôi mắt anh buồn xa xăm:
Nhìn em, nhìn em...

Để rồi người em gái trót đem lòng thương anh...

Đến mức, tôi có cảm giác như có một cái "đề bài" được đưa ra, rằng: Ấy, với cùng một kịch bản có sẵn như vậy, các bác triển khai đi. Và rồi một người viết thành nhạc, một người kể bằng chữ. Kết quả, hai câu chuyện có chút khác nhau trong nội dung (với Trần Tiến, em gái kia không phải vợ của ai cả), cũng như khác nhau trong âm hưởng: Aitơmatốp là thảo nguyên ở Nga ngố, còn Trần Tiến là cao nguyên (mà có lẽ là Tây Nguyên) của Việt Nam. Nhưng xét cho cùng, hai tác phẩm đều truyền đạt được thông điệp cuối cùng, rằng:

Đôi khi tình yêu vẫn thế
Yêu nhau chỉ vì yêu nhau...

*
Trong bối cảnh chung của đất nước Nga ngố hết sức bonsevich, hết sức 'tất cả vì mặt trận' này nọ thưn iu, chuyện tình yêu của Giamilia và anh thương binh về làng, có lẽ, hẳn là, thật không thể chấp nhận được.

Nhưng nhưng nhưng. Giamilia không yêu chồng chị. Hoặc có thể, chị rất muốn yêu nhưng anh ta khiến chị không thể yêu cho nổi. Một tỉ lần anh viết thư về nhà, là một tỉ lần kề cà hỏi thăm bạn bè gần xa bà con khối phố... và tỉ lần như một, nhắc đến chị cuối cùng. Tỉ lần như một, vỏn vẹn vài lời: "Tôi cũng gửi lời thăm hỏi vợ tôi là Giamilia..."
Chưa đọc lá thư anh Xađức tôi đã biết trước anh viết gì. Mọi lá thư của anh đều giống nhau như những con cừu non trong đàn. Bao giờ anh cũng mở đầu bằng câu: "Tin sức khỏe của tôi", tiếp đó nhất định là: "Tôi gửi lá thư này qua bưu điện về cho bố mẹ tôi hiện ở bản Talax thịnh vượng, trăm hoa đua nở và ngát hương thơm, cho người cha vô cùng quý mến của tôi là Giôntsưbai..." Tiếp sau đó đến mẹ tôi, mẹ đẻ anh, rồi là đến chúng tôi, theo thứ tự nghiêm ngặt. Rồi đến những câu không bao giờ thiếu đc thăm hỏi sức khỏe và đờs sống của các ắcxakan trong bản, thăm hỏi bà con họ gần, và mãi đến cuối thư, anh Xađức mới như vội vã viết thêm: "Tôi cũng gửi lời thăm hỏi vợ tôi là Giamilia..."
Và trong khi những lá thư của anh Xađức 'cừu non' như thế, thì Đaniyar, anh chàng thương binh luôn lặng lẽ lẻ loi lầm lũi, cất lên tiếng hát như thế này:
Ước gì tôi có thể làm hiện lại, dù chỉ là ít nhiều, tiếng hát của Đaniyar! Tiếng hát của anh hầu như không có lời, nó phơi mở tâm hồn rộng lớn của con người không cần lời. Trước kia cũng như sau này, chưa bao giờ tôi được nghe tiếng hát nào như vậy [...] Đấy là bài ca của núi đồi và thảo nguyên, khi thì ngân vang vút lên như những ngọn núi Kirghizia, khi thì trải rộng bao la như thảo nguyên Cadắcxtan.

[...] Chúng tôi đã đi trong thảo nguyên, trên con đường mòn nhẵn đất mềm và bây giờ tiếng hát của Đaniyar thực là mênh mang, làn điệu luôn đổi mới, nối tiếp nhau uyển chuyển lạ thường. Con người ấy mà có tâm hồn phong phú như thế ư? Có chuyện gì đã xảy đến với anh vậy? Dường như bấy lâu nay, anh vẫn chỉ chờ đợi ngày này, giờ này của mình!

Và đột nhiên, tôi bỗng hiểu những cái lạ đời của anh đã khiến mọi người băn khoăn và chế nhạo: tính mơ mộng, ưa lẻ loi, tính lầm lì. Bây giờ tôi hiểu tại sao anh thường ngồi suốt buổi chiều trên cồn canh gác và tại sao anh thường ngủ đêm một mình bên sông, tại sao anh lắng nghe những âm thanh người khác không nghe thấy được và tại sao đôi khi mắt anh bỗng cháy rực lên, đôi lông mày thường ngày vốn có vẻ e dè bỗng xếch ngược lên. [...]

Khi hồi âm cuối cùng của tiếng hát dường như đã tắt hẳn, cảm hứng xốn xang mới mẻ của bài ca như đánh thức cả thảo nguyên đang thiu thiu ngủ. Thảo nguyên cảm kích nghe tiếng người hát, sung sướng được vỗ về trong điệu hát thân quen. Lúa mì chín biêng biếc đang chờ thu hoạch rập rờn như làn nước mênh mang, và những vết ánh sáng lúc sắp rạng đông lướt trên cánh đồng. Đám liễu già đông đảo ở cạnh nhà xay rung lá xào xạc, mấy đống lửa của các khu trại đồng bên kia sông đã tàn lụi, một bóng người cưỡi ngựa êm ru trên bờ sông nhằm hướng bản làng, lúc thì biến mất trong những khu vườn, lúc thì lại xuất hiện. Gió từ phía ấy thổi tới dâng hương táo chín, hương mật ngọt của ngô đang trổ hoa thơm thơm như mùi sữa tươi mới vắt và mùi nồng ấm của kigiắc đang khô.

Đaniyar mê mải hát. Đêm tháng Tám đắm đuối nín thở nghe anh hát. Cả đến mấy con ngựa cũng đã chuyển sang đi bước một từ lâu, như sợ làm tan biến mất phút giây huyền diệu này.

[...] Đaniyar đã đi xa, và cho đến lúc về tới bản, hai chị em chúng tôi không thốt lên một lời nào. Vả chăng, cần gì phải nói kia chứ? Lời nói không phải bao giờ cũng bộc lộ được hết nỗi lòng ta...
*
Cứ thế, rồi một ngày, Giamilia trốn đi cùng Đaniyar. Chẳng vì gì cả, chỉ vì tình yêu :)
Một hôm thời tiết ko đến nỗi xấu, tôi ra sông: tôi rất thích ngắm bụi thanh lương trà vùng núi đỏ rực như lửa trên bãi cát bồi. Tôi ngồi ở một chỗ cách khúc sông cạn một quãng, trong bụi liễu. Bóng chiều đã xuống. Bỗng nhiên tôi nhìn thấy hai người đang đi, rõ ràng họ vừa lội qua sông. Đấy là Đaniyar và Giamilia. Tôi ko thể rời mắt khỏi khuôn mặt lo lắng nghiêm nghị của hai anh chị. Vai đeo chiếc túi dết đựng đồ, Đaniyar bước lật đật, vạt chiếc áo khoác lính ko cài khuy cứ đập vào ống đôi ủng giả da đã vẹt gót. Chị Giamilia chít chiếc khăn choàng trắng lúc này đã tuột xuống sau gáy, chị mặc bộ áo váy sặc sỡ đẹp nhất chị vẫn thường diện vào những ngày chợ phiên, bên ngoài mặc chiếc áo vét nữ bằng nhung kẻ may chần. Tay chị xách một bọc nhỏ, tay kia níu lấy sợi dây đeo túi dết của Đaniyar. Hai người vừa đi vừa chuyện trò gì với nhau.
Và, thế, với tôi, chuyện tình của Giamilia và Đaniyar không ngạo ngược, không vô lý, dù đời đời kiếp kiếp chị sẽ bị cả bản làng nguyền rủa. Sự nguyền rủa không làm chị chết được. Nhưng với sự buồn tẻ nhạt nhòa, người con gái sôi nổi nồng nàn ấy sẽ chết rũ mòn.


---
P.S: Bạn Nureng đã sửa label "giá sách của Lurang" thành "mây ngũ sắc". Mượn thơ của Bằng Việt:

Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu

Bạn mong mỗi cuốn sách bạn đọc đều đáng để review và đáng để trở thành những ánh "mây ngũ sắc" như thế.





1 comment:

  1. Mình thì không thích cách gọi trịch thượng "Nga ngố" (nếu không phải chính mình cũng là thứ gì đó... rất ngố!). Tuy nhiên chú này mà đọc văn và bình văn thì thật tuyệt đấy. Tôi thích cách đọc và cách nhìn nhận của bạn...
    (Tôi xin gọi bằng chú vì có lẽ nhỏ tuổi hơn tôi nhiều đấy!!!)

    ReplyDelete