Friday, March 21, 2014

Về sau




Tôi đã vẫn cứ nghĩ, rằng, ờ một cái mở đầu hay ho và lôi cuốn - đúng là quan trọng thật. Nhưng mở đầu ra sao không quan trọng bằng về sau thế nào. Như có lần tôi với Ven đi xem một cái phim Pháp ở L'espace (ko nhớ nổi tên gì nữa). Đại khái là đoạn đầu rõ là hay thật. Cho đến kết phim thì tôi nhìn nó kiểu :| không biết nói gì. Và ngồi im một lúc mới ra khỏi khán phòng, vì ko tin nổi rằng "ủa thế là hết phim ý hả?".

Nói chung, tôi sợ các kiểu đầu voi đuôi chuột.

Nhưng điều đó không có nghĩa là một cái mở đầu dở ẹc chán òm và sai lầm trầm trọng có thể cứu vớt cho những thứ về sau. Đơn giản là một khi chứng kiến cái mở đầu như shịt, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn đi đến đoạn "về sau" để biết được rốt cục "Về sau thế nào?". (Đấy là lý do các thể loại báo chí sách vở này nọ cứ thích giật tít thật kêu rổn rảng xủng xoẻng và đưa những đoạn sa-pô thật là khơi gợi lôi cuốn này kia.)

[Đấy cũng là lý do vì sao cách viết phương Tây (tạm gọi Western style) đem những thứ hay ho nhất cho lên đầu, lập luận rằng "Nếu thấy hay người ta sẽ đọc tiếp". Nhưng Eastern style thích tống các thứ hay ho xuống dưới, kiểu cái gì ngon phải để dành.]

*
Ví như hôm rồi gặp An. Tôi nghĩ, nó sẽ nghĩ về tôi như một bà già lẩn thẩn. Tôi nói quá nhiều. Mà một đứa thông minh và già dặn như An, không cần một bà già lắm điều như thế.

Một đứa già dặn và thông minh, khi nó hỏi, không có nghĩa là nó cần câu trả lời.

(Mà thực ra không chỉ An. Rất nhiều người. Phần lớn người. Tôi nghĩ. Họ hỏi để được nói. Không phải để nghe trả lời.)

*
Nếu như tôi để im cho An nói. Nó sẽ nghĩ "Ờ bà này được, hay!". Thế là chúng tôi sẽ bạn bè gì đó.

Nhưng tôi đã (lỡ) làm bà già lẩn thẩn lắm điều. Nó sẽ chả thích nói chuyện cả tôi nữa (nếu ko muốn nói là nó đã sợ chạy mất dép).

Hết chuyện.



No comments:

Post a Comment