Wednesday, May 7, 2014

Những tầng nước sâu



Tuần trước, nhờ có buổi tối hẹn-hò-một-mình khi các thể loại tìh iêu rủ nhau off hết, tôi ngồi ban công Canop xong ghé tiệm sách. Kiếm được Những mối tình nực cười - Milan Kundera. Trong lúc đang đọc dở Chiến binh cầu vồng (tác giả người Indonesia hong nhớ tên).

Lạ lùng là trong khi Chiến binh cầu vồng là một cuốn sách rực rỡ, vẽ ra một thế giới, một nền văn hóa mới - mới mẻ đầy màu sắc. Thì Những mối tình nực cười cứ cũ kỹ quen quen. Như kiểu, "Ờ chào bạn hiền, bao lâu không gặp rồi nhỉ. Ngồi nói chuyện chơi." Và rồi ông Milan Kundera ấy rủ rỉ rù rì cho mình xem Tưởng ký. Ổng nhét tất cả các thứ đó vô chai rồi. Mà các chai đều ko trùng lặp, nhưng, rất-Milan-Kundera. Và tôi ưa thứ cũ kỹ thân thuộc ấy hơn là những ê hề rực rỡ của câu chuyện cầu vồng kia.

Khi đọc Những mối tình nực cười, tôi da diết nhớ Đời nhẹ khôn kham. Ngay cả khi ko đọc, những ý tứ truyện đôi khi vẫn dậy lên. Cựa quậy hỏi, lục đục băn khoăn. Khiến tôi cứ bị day dứt trở đi trở lại không quên được. Giống như, trên bề mặt nước chỉ có thế. Nhưng chạm xuống những tầng nước sâu hơn, sẽ biết. Đáy nước có khi bình lặng hơn bề mặt sóng gầm, cũng có thể, nó âm ỷ tích tụ sóng ngầm dữ dội hơn. Một cuốn sách (mà tôi cho là) hay là những thứ "nhiều tầng" dường như bất tận như thế. Nó trở đi trở lại, vì có lẽ ko bao giờ cảm thấy thấu suốt đc qua từng ấy tầng lớp. (Cũng có thể nói là giống như một mớ cỏ vĩnh cửu đối với con bò. Để nó cứ thi thoảng lại ợ lên nhai lại, cho vui.)

---
Dưới đây là những chỗ tôi note trong Đời nhẹ khôn kham. Để save thôi.

"Bất cứ ai có ý định muốn vươn lên tới “cái gì cao hơn” đều phải tiên liệu ngày nào đó sẽ mắc phải căn bệnh sợ hãi độ cao. Bệnh sợ hãi độ cao là gì? Là nỗi sợ hãi khi đứng trên cao? Nhưng tại sao chúng ta vẫn thấy sợ hãi dù trên đài quan sát chúng ta đang đứng có tay cầm chắc chắn? Không, bệnh sợ hãi độ cao là cái gì khác với tính sợ hãi khoảng cao. Nó là tiếng kêu của khoảng không trống trải bên dưới. Nó dụ dỗ, đánh lừa chúng ta. Chính ý định muốn nhảy từ trên cao xuống khiến chúng ta sợ hãi và vì thế chúng ta cố sức loay hoay tìm cách tự vệ."

... “Hãy đỡ tôi lên!” Đó là tiếng kêu cứu của kẻ đang rơi tuột xuống. Và mỗi lần cô rơi xuống Tomas vẫn kiên nhẫn đưa tay kéo cô lên...

Chúng ta còn có thể gọi bệnh sợ độ cao là sự chìm đắm trong nỗi say sưa của kẻ yếu. Biết ra nhược điểm của mình, hắn bó tay chịu thua chứ không chống trả. Hắn say đắm với sự yếu đuối, mong yếu hơn nữa, mong rơi xuống ngay trung tâm thành phố trước mặt mọi người, mong xuống thấp hơn, thấp hơn cả tận cùng bên dưới.

... với Franz, tình yêu không phải là phần nối dài đời sống xã hội, mà cái gì hoàn toàn tương phản. Có nghĩa tình yêu là lòng mong muốn được quy phục dưới gót chân người tình. Kẻ quy hàng làm tù binh phải nộp luôn vũ khí. Và vì bị tước đoạt mất khả năng tự vệ dùng chống trả cú đánh phủ đầu, hắn không tránh được mối lo sợ thường xuyên không biết lúc nào cú đánh đổ ụp xuống...

Giờ đây, có lẽ chúng ta hiểu rõ hơn hố thẳm ngăn cách Sabina và Franz: anh hăm hở lắng nghe chuyện đời cô và ngược lại cô cũng hăm hở lắng nghe chuyện đời anh, nhưng mặc dù hai người thấu hiểu mọi ý nghĩa hợp lí của từng từ ngữ trao đổi, họ hoàn toàn thất bại trong việc nghe ra tiếng thầm thì của dòng sông chảy qua họ.

Thốt nhiên, men say bỗng nhường chỗ cho phiền não: Con đường phải chấm dứt nơi nào đó! Sớm muộn cô phải chấm dứt những trò bội phản này!

Và họ có thể viết về bất cứ điều gì dưới ánh mặt trời này, đề tài trở nên nhiều vô số kể. Những trang giấy dầy đặc chữ nằm xếp đống trong văn khố trông buồn thảm hơn nghĩa trang vì không ai thèm vào thăm hỏi, ngay cả vào ngày Lễ Linh Hồn (*). Văn hoá đang bị tàn tạ vì sản xuất quá độ, dưới cơn thác chữ nghĩa, trong cơn điên của số đông.

Đột nhiên Tomas nhận ra hiện tượng vô cùng lạ lùng: những người chung quanh ai nấy nhìn anh mỉm cười, mọi người đồng loạt muốn anh kí tên; điều đó làm họ vui sướng hả hê vô cùng! Hạng người với phản ứng thứ nhất vui sướng vì lòng hèn nhát được thổi phồng, và nhờ đó họ thấy tác phong họ lúc trước rất thông thường, chẳng có chi đáng trách và danh dự họ sẽ được phục hồi. Hạng người với phản ứng thứ hai mặc dù tự xem danh dự mỗi cá nhân là đặc quyền bất khả quy thuận, nhưng họ bí mật cưu mang tình thương cho những ai hèn nhát, bởi cõi đời này nếu không còn kẻ hèn nhát nữa thì lòng can đảm của họ chẳng bao lâu sẽ bị bào mòn thành cái gì tầm thường buồn tẻ, hết được ngưỡng mộ, tôn sùng.

Dân chúng vẫn đứng sau giới trí thức bị nhà nước đàn áp ngược đãi, và khi hay tin Tomas phải đi lau chùi cửa kính kiếm kế sinh nhai, bệnh nhân cũ của anh gọi điện thoại tới tấp đòi chính anh đến nhà họ. Họ mời anh vào nhà uống sâm banh hay rượu mận. Họ kí tên vào tờ biên nhận lau chùi mười ba ô cửa sổ rồi ngồi đối ẩm nói chuyện vãn với anh cả hai tiếng đồng hồ. Sau đó Tomas lòng thơ thới hân hoan xách đồ nghề tiếp tục đến điểm hẹn tới. Trong lúc gia đình các sĩ quan Nga lục tục tìm nhà định cư và đài phát thanh ra rả đọc thông cáo loan tin viên chức ngành công an thay thế xướng ngôn viên bị bãi chức, Tomas hớn hở vui chân trên đường phố Praha, từ li rượu này sang li rượu khác như người lao đầu vào những bữa tiệc vui chơi bất tận. Quả anh đang tận hưởng những ngày nghỉ hè tuyệt diệu.

"Cứu con quạ bị chôn sống một nửa ra khỏi nấm đất còn quan trọng hơn nhiều so với chuyện gửi thỉnh nguyện thư lên Tổng thống."
Anh biết chẳng ai hiểu câu nói anh vừa thốt ra, nhưng anh thấy thú vị trong lòng. Đột nhiên, cảm giác ngây ngất bất ngờ xâm chiếm lòng anh. Cũng cảm giác ngây ngất đen tối khi anh long trọng tuyên bố với người vợ cũ là anh ko còn muốn nhìn mặt mẹ con nhà cô nữa. Cũng cảm giát ngây ngất ngây đen tối khi anh gửi lá thư chấm dứt sự nghiệp y khoa của anh. Anh ko biết việc anh làm đúng hay sai, nhưng anh biết chắc đó là cái gì anh muốn làm.
"Xin lỗi, tôi ko thể ký tên vào lá thỉnh nguyện thư được."

Đời sống con người chỉ xảy ra một lần, và sở dĩ chúng ta ko xác quyết đc q' định nào của chúng ta đúng và q' định nào sai bởi ở cảnh huống nào đó, chúng ta chỉ có thể chọn một quyết định mà thôi; ko ai cho chúng ta đời sống thứ 2, thứ 3, thứ 4 để từ đó chúng ta có thể đem ra so sánh những quyết định khác nhau.

"cái gì chỉ xảy ra một lần tốt hơn đừng bao giờ xảy ra."

nhưg thế gian bẩn thỉu quá, chẳng thấy ai thèm đội mồ sống dậy làm gì.

 ...[huyền thoại ai cũng biết trong quyển Symposium của Plato]: con người mang lưỡng tính nửa nam nửa nữ cho đến khi Thượng đế bổ đôi họ ra, và giờ đây những nửa con người đó lang thang khắp thế giới tìm nhau. Tình yêu là lòng khao khát ngóng tìm fân nửa con người bị thất lạc kia của chính mình.

Hãy giả thử có trường hợp như vậy, đâu đó trên thế giới mỗi chúng ta đều có người bạn đời có thời là một fần da thịt chúng ta. Phần kia của Tomas là người đàn bà trẻ trong giấc mơ. Vấn đề rắc rối là, người đàn ông ko tìm thấy fần kia của mình. Thay vào đó, một Tereza trong chiếc thúng cói đc gửi đến. Nhưng điều gì xảy ra nếu về sau anh gặp người đúng ý, cái fần kia của chính anh? Ai sẽ là người thích hợp hơn cho anh? Người trong chiếc thúng cói hay người trong huyền thoại Plato?
...
Một lần nữa, anh cảm nhận nỗi đau của cô trong tim anh. Mọt lần nữa, anh bị lòng thương lụy chế ngự và anh chìm sâu vào tâm hồn cô. Anh nhảy qua cửa sổ, nhưng cô cay đắng bảo anh hãy ở lại nơi nào anh thấy hạnh phúc [...] Và anh biết thêm lần nữa anh lại từ bỏ ngôi nhà hạnh phúc của anh, thêm lần nữa từ bỏ Thiên đàng nơi có người đàn bà trong giấc mơ và quay lưng lại cái "Es muss sein!" của tình yêu để chạy theo Tereza, người nảy sinh từ sáu việc tình cờ ngẫu nhiên buồn cười...

Không có cứt đái (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ) sẽ ko có tình yêu xác thịt như chúng ta hằng biết, thứ tình yêu đi đôi với trái tim đập mạnh và những giác quan mù lòa.

Đúng, ở thời điểm đó, cô tự khẳng định cô rất cao thượng trả lại tự do cho anh. Nhưng fải chăng lòng cao thượng của cô chẳng qua chỉ là lối thoát khéo léo? Cô biết rõ sớm muộn cuối cùng anh sẽ quay về với cô! Cô kêu gọi anh đi theo cô càng lúc càng xa như vị nữ thần sơn thủy đánh lừa dẫn dụ đám dân làng cả tin ra giữa vũng đầm lầy để họ chôn thân dưới đó...

Y như lúc hai người ngồi trong phi cơ bay xuyên qua những đám mây dông bão. Cô thấy trong lòng dâng lên cảm giác sung sướng lẫn buồn rầu như lúc đó. Buồn rầu nghĩa là: chúng ta đang ở trạm cuối. Vui sướng nghĩa là: chúng ta đang ở cạnh nhau. Buồn là hình thức, vui là nội dung. Niềm vui tràn ngập khoảng chứa của nỗi buồn.



No comments:

Post a Comment