Tuesday, September 16, 2014

Chiến binh cầu vồng



#Harun

Con số ba quả thực là con số thiêng liêng đối với Harun. Cậu liên hệ mọi thứ với số ba. Câu xin cô Mus dạy cho mình viết con số đó, và sau ba năm miệt mài rốt cuộc cậu cũng đã làm được. Tất cả các bìa sách của cậu mau chóng đầy những số ba to tướng, đẹp và đầy màu sắc. Cậu bị ám ảnh bởi con số ba. Cậu thường bứt mấy cái cúc ra khỏi cái áo đang mặc đến khi chỉ còn lại ba cúc. Cậu đeo ba lớp tất. Cậu có ba kiểu cặp, và trong mỗi cặp cậu luôn mang theo ba chai xì dầu. Thậm chí cậu có những ba cái lược chải đầu. Khi chúng tôi hỏi tại sao cậu lại thích số ba đến vậy, cậu suy nghĩ mất một lúc rồitrả lời có vẻ rất hiểu biết, cứ như trưởng thôn đang khuyên răn dân làng làm điều tốt vậy. "Bạn tôi ơi," cậu nói giọng biết tuốt, "Đức Allah thích những con số lẻ mà".

Tôi thường săm soi khuôn mặt Harun để cố tìm thấy điều gì đang ẩn chứa trong đầu cậu. Cậu nhoẻn miệng cười mỗi khi thấy tôi như vậy. Do nhận thức được mình là học sinh lớn tuổi nhất lớp nên cậu thường quan tâm tới chúng tôi, như thể chúng tôi là những đứa em trai em gái của cậu vậy. Có nhiều lúc sự quan tâm của cậu khiến chúng tôi rất cảm động: Một lần, rất bất ngờ, cậu mang đến trường một cái gói rất to và cho chúng tôi mỗi đứa một củ khoai môn luộc. Đứa nào cũng có một củ. Riêng cậu có ba. Cách hành xử của cậu rất người lớn, nhưng thực ra cậu chỉ là một đứa trẻ núp trong vóc dáng người lớn.


#Borek (Samson)

Mới đầu nó chỉ là một học sinh bình thường thôi. Cách hành xử của nó cũng chẳng có gì đặc biệt. Thế nhưng cái cơ duyên nhặt được một cái chai chứa sản fẩm mọc tóc sản xuất ở đâu đó trên bán đảo Ả Rập đã mãi mãi thay đổi cuộc đời nó.

Trên cái chai ấy có hình một ông mặc quần shịp đỏ chói, thân hình cao to lực lưỡng và lông lá như con đười ươi.

Từ đó trở đi Borek không quan tâm đến bất kỳ điều gì ngoài việc làm sao cho cơ bắp của nó phát triển [...]

Chuyện này quả là kỳ cục, nhưng ít nhất Samson đã tìm thấy cái tôi của nó lúc còn rất nhỏ tuổi và biết đích xác nó muốn gì sau này [...] Nó đã bỏ qua được gia đoạn tìm kiếm bản thân - giai đoạn người ta vẫn còn thiếu tin tưởng vào bản thân cho đến khi trưởng thành hơn. Có những người ko bao giờ tìm thấy bản thân mình và cứ thế đi đến hết cuộc đời như bao người khác. Samson hơn họ.


#Bodega (Pháp sư cá sấu)

Tối hôm ấy, Bodega thực sự đã dạy tôi một bài học về linh cảm. Và lần đầu tiên, tôi biết rằng số phận có thể đối xử với con người rất nghiệt ngã, và rằng tình yêu có thể rất mù quáng.


#Thầy Harfan

... nghỉ ốm cả tháng nay. Thầy lang bảo ông bị viêm phổi do hàng mấy chục năm trời hít phải thứ phấn kém chất lượng.


#Mahar

Chúng tôi chưa nghe thằng Mahar hát bao giờ. Cứ hễ tới lượt nó là lại đúng đến giờ cầu nguyện và nó chưa bao giờ có cơ hội thể hiện trước lớp.

Ko đứa nào thèm quan tâm khi thằng Mahar đứng lên. Nó đã đeo cái cặp sách lên vai chuẩn bị về rồi.

Khi đã lên đứng trước lớp, nó ko chịu hát ngay bài đã chọn mà cứ thế nhìn vào từng đứa bọn tôi. Chẳng đứa nào hiểu gì hành động bất thường của nó. Nó nhìn thật lâu và đầy ẩn ý [...]

Mahar đã sẵn sàng. Chúng tôi hồi hộp chờ đợi và ngớ người ra khi nó mở cái túi mây và lôi ra một nhac cụ: đàn ghi ta Hawaii!

Lớp học im phăng phắc. Mahar chậm rãi gảy đàn, khúc dạo đầu khuấy động sự im lặng hệt tiếng sầm rền xa xa. Mahar ôm đàn mặt buồn rười rượi Hai mắt nó nhắm nghiền và mặt nó đầy biểu cảm, tái nhợt đi vì cố nén cảm xúc vào trong. Rồi sau khúc nhạc dạo, nó bắt đầu hát chậm rãi với sắc thái thống khổ, nhưng giọng hát của nó toát lên vẻ đẹp andante maestoso - một vẻ đẹp ko lời nào tả xiết.


#Lintang

[Cha của Lintang]. Ông giống hệt một cây thông bị sét đánh: đen trũi, héo hắt, gầy gò và khô đét. [...]

"Cô giáo à," ông chậm rãi nói. "Thứ lỗi cho tôi, tôi khống biết đọc biết viết."

Rồi cha của Lintang rầu rầu nói thêm rằng ngay cả đến năm sinh của mình ông cũng ko biết nốt. Đột nhiên Lintang đứng lên đến bên cha mình, lấy tờ mẫu từ tay ông rồi dõng dạc, "Con sẽ điền vào tờ mẫu này sau, thưa cô, chừng nào con biết đọc biết viết hẵng!" [...]


Đối với tôi, sáng hôm ấy là một buổi sáng ko thể nào quên [...] tôi trông thấy  Lintang lóng ngóng đánh vật với cây bút chì to tổ bố, đầu chì ko đc vót nhọn, cứ như cầm một con dao thái. Cha nó đã mua fải bút chì ko fù hợp. Nó có hai màu khác nhau, một đầu màu đen, đầu kia màu xanh da trời. Đó chẳng phải loại bút thợ may dùng để làm dấu lên vải hay sao? Hay thợ đóng giày dùng để làm dấu lên da? Dù cho thế nào đi nữa, đây dứt khoát ko thể là bút dùng để viết.

Ông cũng mua fải loại vở ko fù hợp. Ấy là một cuốn vở bìa màu xanh dương loại ba ô li. Có fải đấy là loại vở dùng cho lớp hai khi chúng tôi tập viết chữ thảo ko nhỉ? nhưng có 1 điều tôi ko thể nào quên đc, đó là buổi sáng hôm ấy, tôi đc mục kích một đắ con trai miền biển, bạn cùng bàn, lần đầu tiên đc cầm bút vở. Và suốt những năm sau đó, mọi thứ nó viết ra đều là thàh quả của một bộ óc sáng sủa, mọi câu nói thốt ra từ miệng nó đều tỏa rạng một thứ ánh sáng chan hòa rực rỡ...

*
[...] Lintang khó lòng chia tay chiếc nhẫn cưới của mẹ nó. Nó nắm chặt nhẫn trong tay. A Bun, ông chủ tiệm vàng, phải gỡ từng ngón tay nó mới lấy được chiếc nhẫn ra. Khi Lin tang thả nhẫn ra cũng là lúc nó để nướt mắt tha hồ tuôn giàn giụa. ...

[Chiến binh cầu vồng, Andrea Hirata. Nhã Nam, 2008]

--
Cuộc sống khó khăn là 1. Thời kỳ Đức quốc xã là 2. Chiến tranh là 3: 3 đề tài này nói riêng và thể loại bi kịch nói chung - rất khó để viết hay, để không nhàm chán sáo mòn, ko giáo điều đạo đức, không rơi vào motype mua nước mắt rẻ tiền. (Tội nghiệp các bác nhà văn gặp phải cái thể loại độc giả như này.)

Tôi đã sẽ không đọc Chiến binh cầu vồng, nếu như chỉ đọc vài dòng giới thiệu trên bìa sách về một ngôi trường với một bọn trẻ con nghèo khó đi học. Ngay cả lời quảng cáo cuốn sách bán trên 5 triệu bản cũng chả xi-nhê gì với tôi. Thêm cái lời quảng cáo về thông điệp sứ mệnh cao cả bla bla càng làm tôi ngứa mắt. (Cũng tội nghiệp luôn các bạn làm sách khi gặp fải cái thể loại người đọc như này.)

À. Cuốn này lại còn tác giả Đông Nam Á nữa. Tôi ít chịu đọc cái gì ngoài văn học Âu Mỹ.

Nhưng tóm lại là bạn tôi quăng vào mặt tôi, bảo đọc đi phải đọc. Và tôi đã lỡ đọc rồi bị thuyết phục. Vâng cuốn này bi. Nhưng không nhàm chán mòn sáo mua nước mắt rẻ tiền. Vâng cuốn này hay, dẫu giả sử nó chỉ bán có 2000 bản đi chăng nữa thì cũng ko thể fủ nhận đc giá trị của nó.

Và nếu trước đó, 'Tốt-tô-chan cô bé bên cửa sổ' là tượng đài to tổ chảng trong tôi về sứ mệnh của giáo dục còn thầy Sosaku Kobayashi cùng với ngôi trường Tomoe là viễn cảnh vô vàn thương mến về một trường học như mơ. Thì Chiến binh cầu vồng thuyết phục hơn, giản dị hơn, thực hơn. Là một ngôi trường ngay trên mặt đất.

Và tôi sẽ không nói gì nữa. Vì bản thân cuốn sách đã là quá đủ. Nói thêm chỉ gây hiệu ứng ngược mà thôi.

*
Cuốn bạn quăng cho tôi là bản in 2008 2012. Nó rất quý, ghi chi chít phát biểu cảm nghĩ ở đầu sách. Tôi thì dán note chi chít, đọc xong ôm khư khư không muốn giả (bên tình bên sách bên nào nặng hơn?). May, Nhã Nam vừa mới tái bản. Tôi gỡ hết note trên cuốn 2008 2012 dính sang cuốn 2014 của tôi, vừa gỡ vừa đọc các chỗ đính note, hết buổi sáng.

Đem trả cuốn 2008 2012 cũng hơi hơi tiếc. Vì cảm giác thân quen thuộc về cuốn 2008 2012 chứ ko fải em 2014. Lại phải chờ, khi nào tôi đọc ẻm trọn vẹn từ đầu đến cuối. Để có cảm giác thuộc-về.



No comments:

Post a Comment