Monday, June 30, 2014

Những cuộc đi


Wiki ôm theo iPad. Tôi vơ điện thoại và kính đen. Âm thầm bò ra khỏi Zoo. Ra khỏi cái-hộp-máy-lạnh. Chúng tôi đi bộ vòng quanh.

Ban đầu, những cuộc đi sinh ra để lánh nạn. Khi văn phòng ồn quá. Khi thấy ngộp thở hết oxy. Khi tôi nhức mắt ong đầu vì máy tính... Sau, những cuộc đi trở thành thói quen. Công việc hòm hòm, xử lý xong các thứ cần khẩn cấp gấp. Thấy nắng dịu đi một tí. Thế là đi.

Từ Zoo, xuống sảnh. Ra khỏi tòa nhà, quẹo phải. Và cuộc đi bắt đầu.

*
Chúng tôi đi dọc Trần Hưng Đạo. Thường dừng chờ đèn đỏ đầu Yết Kiêu. Rồi băng qua đường, ngó mấy tấm panô ở Cung Việt-Xô coi có gì lạ. Hay thi thoảng, ngó trời xanh mây trắng như bông, lấp ló sau tòa nhà đồ sộ.

Đi qua Cung Việt-Xô một tí, có rặng cây chằng chịt dây tơ hồng. Chúng tôi sẽ nhớ ra chuyện gì đó về mấy cái cây tầm gửi ký sinh. Như hôm nay tôi bảo: "Thật may vì phong lan không phải là tầm gửi". Wiki nói loằng ngoằng gì đó cây cộng sinh với chả ký sinh. Sau, ảnh nhắc đến vanilla. Và bảo, nó cũng là một loại phong lan á! Nghe kỳ diệu sao!

Rồi, mấy ngày trước, đi qua đoạn này tôi thấy thơm dìu dịu mùi hoa đại. Tôi bảo chắc chắn có cây hoa đại đâu đây. Wiki nói hình như không đúng. Nên tôi phải chỉ cho ảnh chính xác gốc đại to um sùm, ở góc Trần Bình Trọng.

Chúng tôi sẽ rẽ vào Dã Tượng, rồi băng qua đường Thợ Nhuộm - Lý Thường Kiệt. Đi một đoạn ngắn tí ở Lý Thường Kiệt đến trc khi gặp Melia thì rẽ vào đoạn phố 19/12 - dẫn ra Hai Bà Trưng qua chợ Âm Phủ (chợ 19/12) khi xưa, và là một cái tòa nhà to đùng bây giờ, với văn phòng - thương mại soang choảnh ở trên và chợ ướt ở dưới. Đứng từ phía Hai Bà Trưng, sẽ ko thấy được cái chợ khuất với lối lên xuống bé tí, quay ra phía 19/12. Chỉ khi đứng phía 19/12, mới thấy. Phía trên, bên trái. The coffee bean & tea leaf sáng choang, nội thất sang chảnh và những khách hàng thanh nhã. Phía dưới, bên phải. Chợ chèm nhẹp. Vỉa hè có khi ướt nhép và bốc mùi.

Chúng tôi từng đi thử vào chợ. Nhưng chỉ dám đi vào phần chợ khô ở tầng lửng phía trên. Chợ ướt ở tầng hầm phía dưới: chỉ đứng ở lối đi đã thấy bốc mùi và ướt át, đừng nói tới chuyện đi xuống. Nên chúng tôi ngó nghiêng, ngần ngừ, rồi đi. Tự nhủ: chẳng cần phải nói gì về ý-nghĩa của việc xây trung tâm thương mại trên nền chợ truyền thống nữa.

(Nhưng băng qua đường, ở góc đối diện, có một quầy hoa bé xíu toàn hoa đáng yêu!)


*
Chúng tôi đi tiếp dọc Hai Bà Trưng để quay về Hỏa Lò. Băng qua đường Thợ Nhuộm, một lần nữa. Đi dọc suốt Lý Thường Kiệt, về Phan Bội Châu, rồi từ đó về lại Zoo.

Đường đi lần nào cũng thế. Nhưng mỗi lần ngó nghiêng một vài thứ khác nhau trên đường. Có hôm tôi phát hiện ra Book Box ở quán cà phê giữa phố Dã Tượng. Có hôm đi qua Tòa án chúng tôi nói chuyện bầu Kiên. Hôm sau, dừng ở sạp báo góc Thợ Nhuộm, một đứa mua Hoa Học Trò đứa mua Tuổi Trẻ Cười. Lần khác, chúng tôi soi ngược xuôi ngôi nhà ở ngã tư Quán Sứ Lý Thường Kiệt, xem chỗ nào còn nguyên chỗ nào đã vá víu sửa sang... Rồi thì chuyện Zoo chuyện nhà chuyện công việc chen nhau. Mà thực sự những lúc như thế, giải quyết được rất nhiều công việc. Vì không bị phân tán. Không bị đứa nào chọc phá. Không có chuyện gì chen ngang.

*
Nhưng những cuộc đi minh họa thêm cho một thói, chắc là ko tốt, của tôi. Là, tôi thường quen và thấy thoải mái khi tiếp xúc 1-1. Tôi không giỏi cư xử khi ở trong một đám đông nhất là nếu đám đông toàn người lạ. Tôi sẽ im. Chờ để cảm thấy hiểu được. Để tham gia được. Để có thể trở thành một phần.

(Điều này khác với tôi thời trâu trẻ, hăng hái xông vào đám đông và hăng hái để được-chú-ý. Đó có thể là một kiểu, over-correction, khi tôi của thời trước thời kỳ đó, là một đứa im lìm xa lánh đám đông. Bắt mình phải 'hòa nhập' - ấy là một nỗ lực hơi điên dại ảo tưởng (đã bảo, trẩu tre mà). Nên giờ tôi lại đứng ra xa. Cho yên.)

Vả lại, tôi cũng thấy. Khi tiếp xúc 1-1, các bạn nói chuyện với tôi bình thường giản dị chân thành sâu sắc hơn. Trong đám đông, chúng ta chỉ toàn khơi chuyện nhảm và chọc phá nhau. (Dù với bọn bạn thân, điều đó vui mà!)

Có lẽ, con người có xu hướng thích vui tập thể. Hơn là buồn tập thể.

*
Những ngày không có Wiki, tôi đi một mình. Thường sẽ lơ đãng hơn, không để ý đến xung quanh mấy. Nghe nhạc qua headphone, lẩm bẩm hát và cứ thế đi thôi.


Dị biến


(Cho Xô của em)

- Nói nhảm trước khi vào chuyện -

Tôi thích gọi mọi người xung quanh bằng nick-name hơn là tên thật. Vì tên thật là cái mà ai cũng gọi. Còn nick, mà thường do tôi vẽ ra cho họ, là cái giữa họ-với-tôi. Như thế, thực ra mà nói, đối với tôi họ đã đặc biệt hơn những thứ nhàn nhạt ko biết gọi tên sao - đầy rẫy xung quanh.

(Và tới khi gọi riết thành quen, thì tôi bị vấn đề là không thể gọi tên thật của họ được :| Nghe cứ như là một ai đó. Ví dụ tôi không thể gọi Tít te là Hồng Anh, gọi Tút te là Quốc Anh, gọi Niêu là Liên, và gọi Tek là Đạt. Thật kinh khũng.)

Rồi, giờ tới câu chuyện về sự (lỡ) không giống xung quanh.

1.
Cấp 1, tôi chuyển trường 3 lần. Giấy tờ chính thức thì 2 lần. Nhưng giấy tờ chính thức đã lờ đi cái đoạn cuối lớp 4 và cả lớp 5, tôi 'hộ khẩu' ở trường này còn cả năm cả tháng ròng rã đi học ở trường khác. (Đây là một trong những sách lược chiến lược khỉ gì đấy để luyện gà đi thi học sinh giỏi của người nhớn, bọn trẻ con đương nhiên vô tội. Mà thôi chúng nó có tội đi nữa thì cũng k fải vđề chính ở đây.). Rồi, nếu tính thêm mấy lần chuyển qua chuyển lại hồi mẫu giáo. Thì chắc tuổi thơ tôi nhảy nhót cỡ 5 lần.

Tác dụng của việc nhảy nhót, à, đương nhiên, là đc trải nghiệm những bầu-không-khí mới. Luôn luôn, làm một con cá bơi ngược dòng.

Khi từ nhà ông bà sang ở với bố mẹ và đi nhà trẻ, tôi đúng như kiểu con khỉ ở rừng chui ra cho các bạn xem. Đến lúc từ nhà bố mẹ về ở với ông bà đi học lớp 1, tôi thoắt đã thành con gà công nghiệp giữa đàn gà nhà vô tư tự do. Gà nhà dạy tôi, từ đầu, các trò của trẻ con nông thôn: ăn vỏ cây sắn dây, ăn hạt bồ kết (dẻo dẻo dính dính như hạt quả phượng), ăn quả bàng, ăn hoa gạo, ăn quả rau muống, chơi với cây song mây, dùng lá bèo, lá sắn dây kỳ vết mực; dùng lá cúc tần chà lên bảng cho ăn phấn...

Lớp 3, tôi (lại) về với bố mẹ. Lại thành con gà nhà lơ ngơ giữa bầy công...

Trường mới làm tôi sợ đủ thứ. Cô giáo hiền lành đang dạy tôi học hè, khi vào năm học thì tự dưng thay bằng cô giáo mới toe, giọng cao vút và the thé. Tôi vừa sợ vừa ngỡ ngàng mà chỉ dám ngồi im re. Đến khi tan lớp mới dám khóc thút thít cả đường về. Rồi thằng bạn bàn trên bắt nạt, đủ thứ. Cái kéo gấp nó cũng lấy. Đồ thủ công nó cũng lấy. Có lần nó giật rách tấm đan-nong-mốt tôi hì hụi làm cả buổi. Cũng không dám khóc ở trong lớp.

Cho đến khi, lớp 4. Tôi đã có thể chơi nhảy dây cùng bọn con gái. Đi đá bóng với bọn con trai. Giờ truy bài, gọi các bạn lên bảng làm bài tập rồi đứng chỉ trỏ chữa bài. (Cô giáo lớp 4 của tôi hồi đó cho tôi làm việc đó. Nếu không phải vì cô chắc tôi vẫn còn là một đứa không-dám-khóc-nhè trong lớp.)

Thì hết kỳ 1 lớp 4, tôi lại chuyển.

2.
Ở lớp chọn, không có đứa nào phải gọi là ngược-dòng cả, vì tất cả đều được 'nhặt' từ các trường. Đứa nào cũng lơ ngơ như nhau.

Mãi rồi cũng quen thân. Qua học kỳ 2 lớp 4, lên lớp 5, lớp hơn 40 đứa rơi rớt dần, vì nhà xa quá vì bố mẹ ko đưa đón được. Sĩ số cuối cùng, là 9 đứa con gái 13 thằng con trai.

Cả bọn gái lẫn trai, một cơ số đứa đã kịp cắt máu, à nhầm, cắt tóc ăn thề kết nghĩa anh em chị em tùm lum. (Ở một trong các vụ kết nghĩa, nghe bọn con trai mắng nhau: "Cả ông kia nữa. Bảo lấy cốc nước ra để thề thì ông uống luôn" :)) ).

Nói chung, đến cuối lớp 5, 9 đứa con gái thì 7 đứa đã là chị em kết nghĩa. Tôi đương nhiên ở phía của 2 đứa chưa kết cái gì hết, cùng với Mai mít. Một hôm Mai mít bảo: "Bọn nó bảo 2 đứa mình kết nghĩa nốt?". Tôi chối luôn. Chả thấy đó có gì hay ho cả.

Thế là một lần nữa, tôi ở trong phần thiểu-số. Dù cái lớp này của tôi rất ổn, đã rất là, gần như không còn sự phân biệt (có lẽ chính là vì thế nên tôi k hiểu tại sao chúng nó kết nghĩa để làm gì?).

3.
Cuộc đời cứ trôi đi buồn cười như thế. Tôi luôn ở trong đám thiểu-số. Dù cố ý hay vô tình.

Những lúc cố-ý (hồi trẻ trâu ko chấp), thực lòng, có tí kiêu hãnh. Vì mình khác biệt.

Sau này, chỉ thấy 'đành vậy thôi chứ biết sao'. Kiểu, cười trừ. Không kiêu hãnh vì điều đó nữa. Nhưng nếu bảo uốn mình để trở thành một phần của đa-số kia. Thì không.

Như, tôi đã cứ nghĩ mãi về chuyện gián và khủng long. Hai loài dở hơi ấy cùng xuất hiện trên trái đất từ thời tiền sử. Nhưng một loài thì giờ chỉ còn trong sách vở. Còn loài kia vẫn chạy tung tăng loăng quăng ngày ngày, khắp nơi.

Nhưng khủng long có bao giờ muốn trở thành gián không? Tồn tại bền bỉ đấy, nhưng chui rúc và bẩn thỉu và ghê tởm. Có gì hay đâu?

Thế nên, cũng như khủng long. Bọn thiểu-số. Lũ dị-biến. Nhất định không làm gián. Nhất định phải ngông ngược Xuân Diệu ntnày.

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm

(Phải cái là, về sau, chính Xuân Diệu cũng chẳng còn như thế nữa. Cười ruồi.)

4.
Có lẽ vì nghĩ đến sự tuyệt chủng của khủng long trong chuỗi tiến hóa, nên Xô nói với tôi rằng rơi vào đám thiểu-số đã là một bi kịch rồi. Không muốn nghĩ mình bi kịch cũng ko đc, ko thể đc.

Tôi cứ cãi Xô.

Tôi nhất định ko chịu tin rằng đấy là bi kịch. Tôi nhất định cho rằng happy ending vẫn ở đâu đó, chờ chúng tôi. Tôi nhất định cho rằng truyện cổ tích không phải là thứ ru ngủ trẻ con. Chẳng vì cớ gì mà cổ tích PHẢI đi lừa mị chúng ta để rồi cuộc đời PHẢI lên tiếng dạy chúng ta rằng ê tao không như cổ tích.

Mà cho dù Cuộc đời có e hèm đính chính tao-không-như-cổ-tích. Thì tôi cứ tin cổ tích. Và nhất định cho rằng "What we believe is true": Vì tin thế, nên nó thành đúng thế.

Giả thử, nếu như tôi đã chẳng tin vào happy ending.

Thì chả bao giờ có cái blog này và những điều tôi viết ở đây. Cũng chẳng bao giờ có chuyện một ngày kia Xô bị một thế lực siêu nhiên thần thánh nào đó đẩy vào tôi như thế này.

'Though hope is fragile, it's hard to kill'

Ko fải thế ư? Chẳng lẽ Xô ko còn một tí tị niềm tin bé xíu xiu mỏng manh như sợi chỉ nào, khi chị nhảy ụp vào?

Hay là nó mỏng mảnh quá nên chị không nghĩ là nó vẫn còn?



---
P.S:

1. Entry này không định ném đá số đông.

2. Các bạn khối B, các bạn giỏi Sinh học (nói thẳng toẹt là con Bơ). Ko đc thắc mắc về chữ 'dị biến'. Chữ đó dùng ở đây chỉ với ý nghĩa là thiểu-số (mà nghe chữ thiểu số nó cứ thiểu năng sao ấy -.-).



Saturday, June 28, 2014



Tôi ra khỏi Zoo từ 5h hơn, vào tới viện là 5 rưỡi. Ở đó với Ông tới 8h chờ Chú vào rồi tôi mới về.

Hơn 2 tiếng ngắc ngoải, dù ko làm gì cả. Chỉ vì tôi buồn ngủ rũ rượi. Rũ rượi.

Rồi tôi bay thẳng về nhà nghĩ mìh ăn tối xong sẽ ngủ thẳng cẳng.

Rồi tôi cũng k nhớ ăn gì trong bữa tối, vì mải chat.

Rồi câu chuyện chat quay ra hết sức là, chả biết nên khóc hay nên cười. (Thực tế là có cười xong khóc luôn).

Rốt cục là tôi vẫn thức chong chong đến giờ này. Tức ngực. Nghe trong đầu ong ong. Mà k muốn ngủ.

Ờ.

Lúc tối tôi có ghé qua chị gội đầu. Xong chả làm gì tôi với bà í cứ ờ ờ ờ ờ ờ ờ, xong về.

Ờ.

Giờ cũng Ờ. Vậy.




Friday, June 27, 2014

Troll

1.
Xog drafts rồi, hơi hơi khỏe. Dù tối qua ngủ có 1 tiếng, tài liệu rải quanh người :)).

Sáng vẫn dậy đi bơi 4 vòng đc ~400m, khỏe re chứ ko xỉu xìu xìu chìm lỉm lìm lim như hôm trc - khi bị mệt quá đuối quá buồn ngủ quá.

Lại nghe mấy mẹ xug quanh hỏi han nhau.

- Em đc 2 với 2 là 4 vòng r nhỉ?
- 2 vòng bên kia nữa
- Là 6 nhỉ. Chị MỚI đc có 9 vòng.

Ngứa tai quá lại lặn xuống cắm đầu bơi tiếp.

2.
Giờ fải viết cái mail xin thêm hồ sơ giấy tờ từ khách hàng. Mong bên đó ko chửi. Mà thôi bên đó chửi bây giờ còn hơn sau này bị chửi nữa.

3.
Nếu giờ mà tự dưng lại mở toang hoang blog ra. Chắc cái mẹt bà Zời buồn cười lắm :))



Thursday, June 26, 2014

Người đọc




1.
Chị đó từ trên zời rớt xuống, khóc lóc thảm thiết ỉ ôi... tóm lại chỉ để nói tôi mở blog cho chị í đọc. Cảm động quá, chỉ đọc blog tôi thay báo hàng ngày, thay vì các thể loại kênh mương damtrí này nọ...

Chả mấy khi có dịp chảnh chó, tôi giở quẻ tỏ vẻ tinh vi sờ ti con thạch sùng này nọ cho chị í năn nỉ gãy lưỡi, hối lộ bao nhiêu thứ :))

Nói chung, rất mắc cười. Vì tôi chưa từng biết đến bả bao giờ. Còn bả, do đã ngâm cứu blog này suốt 2 năm nay (là bả nói zợ) nên bả nói nhiều búa xua. Rồi còn hậm hực kiểu "hầy, tự dưng trên zời nhảy xuống biết nói sao giờ", rồi "hầy, tại mày khó tính chết mẹ, mày bảo ko thích kết bạn này nọ còn gì". (đại khái bả nói dễ thưng hơn nhưng qua giọng mất dạy của tui nó thành nthế).

Ảnh của bà chị trên zời



10:25pm
này chụy
đọc blog buồn như shit cũng có tác dụng giải sầu à

10:29pm
Kiểu như này
A hoá ra có đứa thảm hơn cả mình, vui quá
:))

10:30pm
đệt

10:30pm
Tui đùa đấy

10:30pm
nhưng 'đệt' là thật mất rồi

10:31pm
Có những lúc chả muốn qtam j cái thế giới xung quanh mình, thì chui vào 1 thế giới có thật nhưng ko lquan đến mình là 1 cảm giác dễ chịu
Kiểu như lọt thỏm giữa đám đông xa lạ nhưng thấy yên tâm ấm áp ấy
Hầy

2.
Hoa cũng của bà chị trên zời
Khi nằm lăn qua trái rồi oặt qua phải chờ cơn ngủ đến, tôi nghĩ, về bọn blogger dở hơi nói chung. Về những đứa đọc lặng thầm nói riêng. (Cũng có thể là tự nghĩ về tôi khi đi đọc blog người khác, ko fải là nói bà chị trên zời).

Việc "chui vào một thế giới khác", như chị í nói. Giống như kiểu mặc áo khoác tàng hình nhảy vào thế giới nhà người ta. Cái đứa trong áo khoác tàng hình ấy thấy hết, hiểu hết. Từ góc nhìn của một kẻ tàng hình có khi còn thấy nhiều nhiều nhiều hơn những thứ mà người trong cuộc ko thấy đc (ta nói, ngừi ngoài cuộc bao giờ cũng sáng suốt hơn mà!).

Nhưng có vẻ bọn blogger chân chính và bọn đọc blog chân chính sẽ khó chơi với nhau, ở cuộc đời thực. (chữ 'chân chính' đc dùng để fân biệt với bọn F**kbooker tầm xàm bá láp khoe ngực khoe mông khoe nốt muỗi đốt .v.v. đại thể thế).

Khó chơi, là bởi. Khi người đọc chân chính lột áo tàng hình ra. Người đọc sẽ thấy mình vẫn là mình í mà mình vẫn hiểu thế giới này (như mình đã ngâm kíu nó suốt bao lâu nay). Chỉ có Người viết là ớ người vì ko hiểu từ đâu con zời này rơi xuống. Người viết ko hiểu, đã đành, thậm chí là ko biết gì về người kia luôn - trong khi đứa kia biết tuốt tuồn tuột về mình, zời ạ! Như thế ko fair chút nào.

3.
Vậy thì chơi sao?

À. Chừng nào tự thấy mình xuất hiện trong những câu chuyện ở cái 'thế giới' kia. Làm nào để mình thành nhân vật trong đó. Và nhân vật có action đoàng hoàng chứ ko fải kiểu nhân vật inspire này nọ. Ấy là chơi đc rồi.

Là tôi đoán vậy.








Tuesday, June 24, 2014




Mẹ bảo book vé Đà Nẵng đi, khi tôi đang ngồi ở bàn bếp, đánh vật với hai cái báo cáo và đêm qua ngủ 3 tiếng. Gần như ko còn khả năng tư duy.

Đầu tháng Bảy. Ngay tuần sau. Khi đó 2 cái báo cáo này đợi ra bản final, nếu bản draft ổn thỏa. Và nếu chúng xong xuôi, thì tôi sẽ lại bơi trong báo cáo quý. Tôi có thể delay báo cáo quý, đi 3 ngày về rồi làm? 3 ngày ở Đà Nẵng thì kịp làm gì đi đâu chơi gì ở đâu?

Tôi không thể trả lời bất cứ câu hỏi nào kể trên, vào lúc não đang trắng tinh phẳng lì, nếu có chỗ nào cuộn lên thì chỉ vừa cho 2 cái draft reports trừng trừng chờ đợi. Nên tôi chỉ nhìn trân trối màn hình và chả biết nói gì.

Và mẹ bảo không thôi tao đi một mình chả cần. Giọng rất dỗi.

*
Rốt cục tôi đang làm cái éo gì với cuộc đời mình nhỉ?

Tự để công việc đeo gông vào cổ, cho khỏi rảnh rỗi sinh nông nỗi. Tự rơi xuống hố vì những điều gì đâu rồi lại tự vin vào những điều đâu đâu để bò lên lóp ngóp. Tự lảm nhảm chơi tha thẩn một mình. Tự lấy điều nọ trò kia ra làm niềm vui. Tự làm như là mạnh mẽ tự lập vì thực ra đấy là lựa chọn duy nhất chả có cách nào khác.

Nếu khóc, khóc chán rồi tự nín.

Nếu cần ôm, tay trái níu vai phải, vỗ vỗ. Lầm bầm niệm chú rằng, chỉ là vì không ngủ đủ ấy mà.





Đồng bọn


Đồng bọn đầu tiên trong đời của tôi, sau khi suy xét kỹ thực ra chả phải nghĩ gì cả, chắc hẳn chắc chắn luôn là Ông nội.

- Thứ báo đầu tiên tôi đọc trường kỳ (kể từ khi tôi biết đọc), là báo Cựu chiến binh của Ông. Ông cũng dạy tôi đọc bằng mắt thay vì đọc ra rả như cuốc kêu.

- Ông là người cho tôi cơ hội 'kiếm tiền' đầu tiên trong đời: 10 điểm được hai trăm, 9 điểm được 1 trăm. 8 điểm để yên còn 7 điểm trừ 1 trăm, 6 điểm trừ 2 trăm... cứ thế... Trăm là trăm đồng, ko fải trăm nghìn.

- Ông dạy tôi hát Quốc ca. Dạy được hai câu ông lại bảo ôi mỏi mồm quá và tôi lại 'trả công' ông năm trăm (đồng, tất nhiên!).

- Ông cũng là người dạy tôi ăn bằng đũa, xem giờ đồng hồ, học thuộc bảng cửu chương.


- Một trong những 'sự kiện' đầu tiên mà tôi nói-trước-đám-đông, ấy là hồi lớp Hai, tôi đọc thơ mừng thọ Ông Bà. Bài thơ tên là Tình già và Ông tôi. (Đến giờ vẫn nhớ luôn bài thơ và nhớ hôm đó các ông đồng chí đồng đội đồng bọn gì đấy của ông vỗ tay rầm nhà).

- Lần đầu tiên tôi uống bia cũng là với Ông luôn. Là một buổi trưa, lớp Hai. Tôi uống xong lăn ra ngủ khỏi đi học buổi chiều.

- "Kho" của Ông luôn là một điều kỳ diệu. Mỗi lần bới tôi lại kiếm được bao thứ hay ho. Khăn dù. Lược nhôm. Sách. Thơ. Truyện Kiều. Bây giờ khi không còn một góc xíu xiu nào cho nhà cũ và đồ đạc cũ nữa, "kho" của Ông là kho bánh kẹo rượu thuốc... ko bao giờ vơi cạn. Luôn luôn có cà-phê cho tôi. Và một hộp bánh kẹo 'xịn' cho sinh nhật bất cứ đứa cháu nào. Để đảm bảo bánh kẹo không hết date, Ông còn dán lên cánh tủ một mảnh giấy note ngày tháng tiếng Anh.
Tháng Một = January
Tháng Hai = February

- Ông dạy tôi tiết kiệm. Khi ông cắt những miếng nhựa vuông hàn vết dép rách. Khi ông cháu làm chổi quét sân bằng sống lá dừa. Khi ông mặc lại những quần áo cũ mà đám con cháu của ông đã bỏ ra bảo đem đi cho đi thôi.

- Ông dạy tôi nề nếp đúng giờ. Khi ông về già, ông bỏ thuốc lá, tập thể dục và ăn uống điều độ ngày ngày. Thử rất nhiều bài thuốc lá được bày trên báo Người cao tuổi. Ông bảo, chịu khó dậy sớm đi sớm cho khỏi vội vàng. Hồi xưa có lần hỏng xe ông phải dắt bộ, thế mà đến cơ quan chỉ muộn 30' so với giờ làm. (Nhà ông tới chỗ làm ~15km, từ chỗ xe hỏng tới cơ quan ~13km).

- Và cho dù có tránh làm MC cả đời đi chăng nữa, thì hàng năm tôi vẫn làm MC cho "lễ tổng kết" hàng năm ở nhà ông. "Lễ" này đã có từ hồi tôi lớp 4 rồi. Mỗi dịp lễ, bọn trẻ con được đọc một bản báo cáo tổng kết điểm tốt và điểm xấu trong suốt năm qua của chúng nó. Rồi ông sẽ nhận xét và thưởng phạt. Những giải thưởng chỉ Ông mới có, như kiểu: "chăm về thăm Ông Bà - mười nghìn". 

Tôi có năm tuổi giống Ông, vì hai ông cháu cách nhau tròn năm giáp. Mặc dù vậy, tôi trông giống Bà. Mặt tròn như Bà, mũi tẹt như Bà. Và tôi chưa bao giờ học được hết những đức tính tốt đẹp của Ông.

*
Hôm qua tôi về. Ông hỏi bao giờ tổng kết nhỉ. Đợt này Tút đang đi "trại quân sự". Tút về thì nhà Tút lại đi nghỉ mát. Rồi lần lượt con cháu đứa này đứa kia thay nhau đi nghỉ hè.

- Ừ thế thôi để sang tháng Tám cũng được. Rằm Trung thu luôn cũng được! - Ông nheo nheo cười bảo thế.

*
Sáng nay Ông đột quỵ nhẹ, đưa Ông đi cấp cứu từ sớm.

Tôi làm muộn, tám giờ tối mới ghé thăm Ông được xíu.

Mà Ông cứ giục về đi, muộn rồi. Ông có sao đâu cơ chứ!


Saturday, June 21, 2014

Để không làm gì







Thành phố Huế trong mưa triền miên
Cùng đàn lữ khách đang trôi dọc theo bãi bờ
Tôi đi qua vì tôi tò mò
Và tôi vô tư vượt qua chuyến đò sang sông
Hmmmmmm
Những chuyến phiêu lưu.
Hmmmmmm
Những chuyến phiêu lưu.
Từ phương Nam ngược lên phương Bắc
Qua những nơi mà tôi không chắc
sẽ quay trở về
Tìm thấy nắng sau hai ngày sương
Và tìm thấy gió trong đêm làm tôi rất mừng
Làm tôi rất mừng.
Tôi không hâm và tôi không nhầm
Thì tôi kiếp trước là cây của rừng bao la.
Hmmmmmm
Những chuyến phiêu lưu.
Hmmmmmm
Những chuyến phiêu lưu.
Từ phương Nam ngược lên phương Bắc
Qua những nơi mà tôi không chắc
sẽ quay trở về.
Hmmmmmm
Những chuyến phiêu lưu.
Hmmmmmm
Những chuyến phiêu lưu.
Từ phương Nam ngược lên phương Bắc
Qua những nơi mà tôi không chắc
sẽ quay trở về.
Sẽ quay trở về.

[Ngọt band]
---
Tối qua Ti share. Lúc ấy đang buồn chẳng muốn nghe. 
Giờ nghe. Vẫn buồn. Nhưng chính thức yêu.

Có điều ước các bạn tên Đắng chứ không phải Ngọt. 

Quốc lộ 1

Để gọi là review, tôi có thể viết 3 điều.

1. Tôi ko thích đồ uống ở đây cho lắm.

2. Tôi thích không-khí ở đây, không phải là decor nhé, đối với tôi thì decor ở đây tạp nham ấy mà <= nhưng có vẻ nhiều người lại thấy thế là ấn tượng. Tôi thì chỉ khoái vì nó có kiểu bụi phủi bẩn bẩn (Ý là, nó hãy có-vẻ-bụi-phủi còn thực ra thì nó nên-sạch-sẽ. Vdụ tường nên đc quét hết mạng nhện và những ô cửa kính nên đc lau cho trong veo.) Nói chung, ở Quốc lộ 1, thoải mái. Thấy cái con người lê la đầu đường xó chợ của mình. Khách cũng toàn bọn kiểu thế, không có kiểu xì tin sang chảnh son tint mắt mèo, formal business này nọ kia .v.v. Và cũng chưa bao giờ gặp bọn vô duyên buôn chuyện oang oang rầm rầm ko đếm xỉa đến xung quanh. - Đánh giá cao điều này. À, nữa. Ở đây có thể ngồi lâu mà ko ngại. Cứ việc làm gì thì làm ko ai buồn phá quấy (vì mọi người cũng mê mải làm việc của mình).

3. Tôi vẫn ghé Quốc lộ 1, khá là đều, dù ko tiện đường cho lắm, nhất là đặt trong bối cảnh lịch ăn chơi lê la của tôi đã giảm sút cực kỳ nhiều.



Friday, June 20, 2014

Mắt ai rồi sẽ như bia mộ



[Cảnh báo:
Entry này sẽ có một vài từ đệm, cụ thể là éođệt.]

1.
Tôi không đội nồi cơm điện, mỗi khi đi từ nhà đến bể bơi = xe máy. Vì tôi đi 1 cái đường tắt, vắng. Và cảm giác hiếm hoi khi đi lại nghênh ngang éo cần đội nồi cơm điện thực là đáng để làm thế. (Đệt, đâu rồi thời xa xưa khi ko đội mũ bảo hiểm là quyền hiển nhiên của con người?)

Rồi, hôm nay tôi bị các chú núp và bắt.

Cũng đc thôi, cũng đúng thôi. Lỗi sai lè lè mà. Ko đội mũ bảo hiểm, chả mang bất cứ cái gì. Giấy tờ ko điện thoại ko tiền ko. Xách mỗi cái người đi bơi, với thẻ bơi và ít tiền lẻ gửi xe, hết.

Rồi, các chú củ hành bảo về nhà lấy giấy tờ xe đi, thì ko giữ xe. Bla bla...

Nói chung sau đó tôi phải lên đồn, để các chú dọa dẫm thêm một hồi nữa. Nộp đây hay lên kho bạc. Tôi bảo nộp đây. 300k nhé. Tôi bảo ko đủ tiền. 200k nhé. Tôi nói vẫn ko đủ tiền nốt. Em còn có từng đây. Để em đi rút ATM thêm vậy. (Lấy ra 100k)

Ô hay lại còn mặc cả à.

Tôi vặn vẹo lôi nốt mớ tiền lẻ
- 3 tờ 10k
- 3 tờ 5k
- 1 tờ 2k
- 1 tờ 1k

Rồi, chú bảo 'bỏ-vào-đây' rất miễn cưỡng và khinh miệt. 'Mất thời gian quá.'


Khi ra khỏi đồn công an và đi gần gần gần rất gần về tới nhà, tôi mới ớ người nhớ ra. Chú công an ấy nhìn quen kinh khủng và nếu tôi không nhầm, thì đấy là Amin.


2.
Amin học cùng trường cấp 2, hơn tôi 1 lớp. Không chơi nhiều, nhưng có biết nhau, khi anh tham gia đội văn nghệ còn tôi ở trong cái team chuyên đi thi tỉ thứ bà rằn kịch cọt của trường.  Tên thật của anh í, đương nhiên, ko fải thế. Amin là 'nghệ danh' kể từ hồi diễn bài hát Amin đi học và anh í 'đóng vai' Amin.

Trong trí nhớ của tôi, anh Amin hơi hơi cao, hơi hơi gầy. Và hiền, rất hiền. Khi anh cười trông hiền hơn nữa. Trong phạm vi tiếp xúc nhỏ nhoi đôi ba câu mỗi lần gặp, tôi thấy, nói chung là dễ chịu.

Đến giờ tôi vẫn có thể hát được bài Amin đi học.


3.
Nếu chú công an ấy là anh Amin hồi nào thật.

Thì tôi lại sẵn một cơn nghẹn ngào ứ cổ. Khi bọn trẻ hồi xưa như thế, anh Amin như thế, lại biến thành chú công an bây giờ: sẵn sàng nhặt đến đồng tiền lẻ cuối cùng của tôi?

Vì cuộc sống nó không giống với cuộc đời. Vậy hả?

4.
Cũng mới thôi, bạn Wiki sững sờ nhận ra những hàng rào chuẩn mực đạo đức của bạn đã ngày càng rệu rã. Bạn hoảng hốt nghĩ một ngày kia tất cả sẽ tiêu tan chẳng còn hàng rào nào cả. Và bạn sẽ sẵn sàng làm những thứ mà người ta bây giờ vẫn đang làm. Bởi vì chẳng còn hàng rào nào ngăn bạn nữa.

- Bốn năm trước, bạn ơi. Chúng ta có làm những việc như bây giờ?
- Vì chúng ta được trả lương để làm những việc đó. Và nếu không vì vụ đó thì tháng rồi chúng ta làm gì có lương?

Tôi đã trả lời Wiki logic và rành rọt như thế.

Bây giờ, Amin (giả sử đó là Amin) cũng sẽ nói thế.

Vì nếu không thì sống sao?

5.
Khi tôi lết bộ về nhà lấy giấy tờ xe, điện thoại và tiền. Tôi đã cố gắng suy nghĩ AQ hết sức có thể, để bớt đi thểu não. Nhưng ko cách nào AQ nổi khi mà, đáng ra, bây giờ tôi đang vẫy vùng trong bể. Chứ không phải lếch thếch lết bộ như này.

Và tôi nghĩ về việc luật-đặt-ra-thì-tuân-theo-thôi. Tôi quả thực vẫn tuân theo cái việc đội mũ chết tiệt này (khi tôi tuân theo tôi ko nghĩ là nó chết tiệt). Chỉ có khi ở đường vắng như thế này và gió như thế này và thả tóc ra và thấy đầu nhẹ nhẹ thì rất là thoải mái và éo có lí do gì phải đội mũ cả. Tôi vẫn éo thấy logic của việc luật-đặt-ra-thì-phải-tuân-theo.

Dường như một con Lurang nào đó (cái con nhỏ đã nổi loạn để tôi bị hạnh kiểm khá) đang đạp tôi từ bên trong dạ dày, khi nó bảo: "Lẽ nào có cái lý lẽ cứ luật đặt ra là phải tuân theo? Cô giáo dạy sai là phải nghe theo? Nếu luật bảo ăn cơm là phạm pháp. Nếu cô giáo dạy shit là một phần tất yếu của thức ăn cho con người. Thế thì mày có ăn không? Mày đừng nói chuyện đó là ảo tưởng hoang tưởng vô lý vớ vẩn. Khi có một thứ vô lý đã xảy ra thì hà cớ gì mà 1000 thứ vô lý khác ko thể xảy ra?". (Mà những thứ gì vô lý, vô lý đến thế nào - mày hẳn biết rồi đấy!)

Và nếu nó rõ ràng như cơm với shit thì may ra mày còn thấy nó vô lý. Nếu shit núp trong những vỏ bọc đẹp đẽ hào nhoáng, trong một tỷ lệ nhỏ nhoi hợp lý (0.01% shit + 99.99% cơm) thì mày có nhận ra không? Có theo luật không? Có nghe lời cô giáo không? Tóm lại là có ăn không?

Nó lại đạp tôi thêm mấy phát, túi bụi.


6.
Hay là, vẫn cứ ăn vì ko ăn thì chết mất? Mà shit thì chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ lại đc nấu chín hoàn toàn ko còn vi khuẩn gây bệnh?

Hay là...?






Wednesday, June 18, 2014


1.
Đi hai ngày hay ho mà. Như kiểu phiêu lưu.

Về, đêm qua, vẫn vui. Chỉ mệt thôi.

Giờ tự dưng thấy buồn khôn tả.

Hà Nội trở nên xa lạ và khó ưa kỳ cục. Chưa bao giờ gặp cảm giác bải hoải như thế này với Hà Nội. Bình thường chỉ toàn kiểu "Hà Nội ơi tôi về rồi đây, ở đó vui nhưng vẫn nhớ đây quá giời ạ.". Lần này thì không. Chỉ thấy rỗng.


2.
Ảnh chôm của Ti, chả hỏi, thích thì chôm.

Bị giống Ti, thích những bảng hiệu vẽ tay, sơn chữ kiểu xưa xưa. Hôm đó ngồi ô tô ngó hết bảng hiệu trên đường, nghĩ mấy đứa như mình kể cũng cải lương tuồng chèo kinh. Cứ cái gì có mùi xưa xưa là thích. Mà ko biết nó xưa thật hay phết lên một lớp xưa xưa thôi?

Quái lạ là tại sao mưa rào mùa hè lại có thể buồn như này???

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Em-Di-Qua-Toi-Ha-Anh-Tuan-Anh-Khoa/ZWZ9AI8C.html




Ở nơi đó, với bọn nhỏ





Hãy khoan tạm dừng cuộc công-tác, để tôi kể về 4 tiếng buổi chiều hôm qua ở-nơi-đó, với-bọn-nhỏ. Đại khái, chuyến công du khẩn cấp gấp làm tôi ko kịp trở tay và cũng ko (dám) nghĩ rằng có thời gian gặp mấy đứa, cũng chẳng kịp mà mua quà cho tụi nó.

Nói chung, tôi ghé, lúc ~1h30' chiều. Chờ 15' Tèo béo từ ngoài chạy về. Mặc áo pull cánh dơi màu ghi sáng (tôi thấy nó mặc suốt hè này), tóc dài lê thê. Giọng lóe chóe thánh thót. Ôm nhau ríu rít.

2 đứa leo lên phòng-làm-việc của con nhỏ, nơi nó trưng bộ chén-ăn-cơm đẹpppp của nó, cái bàn làm việc hổ lốn các thứ chất đống chất đống chất đốnggggg của nó, chờ Ti từ 'làng' Thủ Đức bò lên, chờ Bun từ đâu đó trường Y chạy lại.

Rốt cục, cả buổi chiều, trừ 1 chút xíu lượn ra phố với con Tèo, chúng tôi chỉ loanh quanh trong phòng đó. Loanh quanh tới mức rủ nhau đi ăn chè rồi có đứa bảo chờ gọi sinh tố. Chờ dài cổ sinh tố mất tăm, lại định nhấc mông đi ăn chè, thì mưa rầm rầm cho khỏi ra tới cửa.

*
Tôi đã chẳng có thời gian để mà băn khoăn ko biết mấy đứa lần-đầu gặp nhau sẽ thế nào. Nhưng mọi thứ đã diễn ra mà ko có gì gây sốc, chả có gì xi-nhê cả. 

Y như khi chat chit với nhau, con Tèo bánh bèo vẫn lóc cha lóc chóc, tám đủ chuyện nhảm, từ mấy cái hình dán trên tường tới đống chén đẹp nó mang lên tòa soạn trưng bày. Nó nói với tốc độ súng liên thanh, rồi bảo thực ra nó nói bình thường và dễ nghe, chả qua ngoài Bắc nói chậm quá. Và cái bịnh nghiện chén đẹp cốc đẹp của nó ko khác gì bịnh nghiện giày nghiện jeans của tôi. (Nhưng 300-500k cho jeans với giày là bthg`, còn 500k cho một cái cốc thật là vô lý!!!). Nó cũng giải thích sự béo lên của nó là do cái tòa soạn này có con ma béo. Ai vào đây cũng mập ù lên à. Nó vô tội :))

Vẫn như khi chit chat, con Bơ nói chuyện trớt quớt gì đâu. Vết sẹo to thù lù ở cẳng tay là do nó ngủ giường tầng kí túc, té, gãy tay. Nó kể tỉnh queo lạnh lùng, từ lúc rớt rầm xuống sao ko biết, tỉnh dậy thấy tay thu lại ngắn 1 mẩu (vì khúc xương đã gãy đôi), rồi gọi hết hơi ko đc đứa nào thồ đi viện vì tưởng nó nói giỡn. Rồi mãi cũng tự lết đc vô bịnh viện mổ xẻ xong xuôi. Lại còn nhắn về cho má: "con té gãy tay, má lên đc lên ko lên đc thôi nha". (Tái bút: Tội bả, mới chia tay em hôm qua xog lại fải gặp :)) ). Ngoài ra, Bơ đưa sách cho tôi ký (hết sức cảm ơn vì nó chỉ bảo kí, ko bắt fải viết đề tặng sến sẩm gì). Ngoài ngoài ra nữa, nó tặng tôi thiệp Noel từ năm ngoái. ('Thông cảm nha iPad hỏng mất địa chỉ rồi mà ngại ko hỏi lại').

Ti xuất hiện sau cùng. Cao nghều. Tóc dài mượt êm như cái nồi úp. Tay run run ôm cốc trà đào - đã hút sạch chỉ còn lại 1 miếng đào rồi rốt cục nó cũng ăn nốt. Thằng nhỏ lúc đầu còn bẽn lẽn, để tóc lòa xòa trùm hết nửa mặt hoàiii. Rồi sau mới chịu hất bớt tóc ra cho tôi nhìn đc mắt nó. Nó mặc áo pull trắng, quần shorts ka-ki màu navy. Giày Converse của nó màu jeans nhạt siêu đẹp ngất ngây. (Như nó nói sau này: đc hôm mặc sẹc-xi thì mưa quá trời!)

*
Tèo bánh bèo phải làm việc với bé cộng tác viên. Ba đứa tôi phớt lờ bàn ghế, ngồi bệt giữa phòng, buôn chuyện và ngả ngốn. Hai đứa dở hơi kia tám chuyện quá trớn, con Tèo cứ phải quát lên "bọn lắm mồm nhiều chuyện". Tụi nhỏ cãi: "Cả bà Lax mà". Con Tèo lên mặt (nó lớn hơn 2 đứa, lại cậy thế biết-đi-xe-máy, nên rất là bố đời): "Nhưng tao có nghe thấy giọng chỉ đâu, chỉ thấy giọng 2 đứa mày".

Ti dặt dẹo kêu tay em vẫn run hoài, thi thoảng lại xỉu tựa vào cái ghế. Tôi cũng buồn ngủ, đòi con Bơ làm gối cho tôi nằm.

Sau rốt bàn tới chuyện ăn. Định ăn đủ thứ dưới bể trên zời mà phải cái mắc mưa ko đi đc. Kêu xe sợ cũng chả kịp. Rồi, con Bơ đòi ăn cơm tấm sườn bì chả, có cục sườn bự thù lù tổ chảng luônnn.

'Trời ơi em đậu đại học nhờ cơm tấm đó!'
'Ủa đậu sao mày?'
'Hồi ôn thì em toàn ăn cơm tấm'
:))

Riết rồi anh cơm tấm cũng đội mưa đưa cơm tới. Bốn con zời rồng rắn kéo nhau từ trên lầu xuống tầng trệt 'khênh' cơm lên. Hộp cơm quả có cục sườn bự nhất mọi thời đại. Đứa nào cũng kêu no muốn chết ăn sao nổi.

Bà già Lax chăm chỉ ăn, rốt cục ăn hết cục sườn và xin phép để lại xíu cơm.

Tèo bánh bèo kêu oai oái nhiều này sao ăn nổi, em xin phép để lại nửa cơm ăn hết cục sườn.

Ti gẩy gót ăn hết nửa hộp cơm mới thấy nó rờ đến cục sườn. Chời ơi sao lại có đứa lãnh cảm với cục sườn như vầy??? Nhưng rốt cục nó cũng ăn sạch sẽ (quả là từ tốn, tức là từ-từ-mà-tốn). Và khi xuống cầu thang, nó bảo: "Yê tay em hết run rồi kìa!".

Thê thảm, phải nói, con Bơ :)) To mồm đòi ăn, rồi rốt cục khóc lóc no quá ăn ko nổi. Đầu tiên nó níu áo "đại ca" Tèo xin để lại chút cơm nó sẽ gặm hết sườn. Sau rốt nó cũng ko gặm đc hết sườn, lén lút bỏ lại.

Tèo đại-ca, phải nói, đại ca hết sảy.

'Con kia, từ sau đừngggggg có bao giờ đòi tao đưa đi ăn gì nghe!'

*
Khi tiễn tôi chui vô xe, Ti đã đủ phởn. Để lắc lắc tóc tùm lum, và quay sang bảo con Tèo: "Đi Hà Nội chơi điiiiiiiii!"

Có khi chả phải nhờ tôi đâu, nhưng mà tôi sẽ cứ nghĩ. Rằng, mình đủ cool để dụ tụi nó ra Hà Nội cơ mà :P





Sunday, June 15, 2014

7:45, Chủ nhật. Ở Zoo. Nhảm 10'

Và đây là chuyến-công-tác đầu tiên trong đời tôi. À, chỉ là đầu tiên ở Zoo. Hồi đi nhiệt điện Phả Lại Hải Dương Bãi Cháy .v.v. ko phải ở Zoo, ko tính.

*
Lâu lắm lắm mới gặp lại cảm giác workaholic ở Zoo, hệt như cái hồi 12h đêm thứ Bảy sang chủ nhựt vẫn í ới mail cho khách ở HKK đến nỗi bác í (chán quá) bảo thôi mày đi ngủ đi. Hay, cái lần léo nhéo hỏi Bố già vào cuối tuần, rồi Bố reply bảo, tao không phải nô-lệ-công-việc, cuối tuần là lúc để-tao-chơi. Tao xuống nhà hàng của tao, uống rượu với con gái tao, và nói chung là cóc có làm gì hết. Đấy là thời gian để cóc-làm-gì-hết, hiểu không. Life is about the journey, not the destination.

Ổng nói thế. Và con Dobby ở Zoo ôm lấy điều đó như chân lý. Lần đầu tiên sụt sịt vì ông già béo ú dễ nổi cáu, thích nghịch linh tinh và hay nói bậy.

Nhưng nếu không vì có những lúc đáng-để-workaholic như thế này, thì Zoo thực sự đáng chán ghét ấy.

*
Kể ra, cuộc đi về thành Nam, theo kiểu những-mảnh-biển-trôi-dạt kia, cũng không đến nỗi nào. Lúc ấy chiều thứ Sáu. Bao nhiêu là xì căng đan, bắt đầu nổ ra từ ngày thứ Tư và trong buổi sáng thứ Sáu, gần như phải giải quyết hết. Nhưng vẫn bất chấp hết để 2h chiều trốn đi chơi.

Sau rất lâu không đi đâu cả, pack đồ lề rề và thiếu lung tung cả.
- Mang túi đồ lề sữa tắm sữa rửa mặt dầu gội... rồi vứt béng ở bếp. May vẫn còn sực nhớ ra để chạy đi mua.
- Quên sạc điện thoại ở nhà. Đến Zoo có dây sạc, vơ (trộm) củ sạc của một bạn khác. Mà củ sạc origin chân cắm chạc 3, ko có chạc nối. Ấy, thế rồi léng phéng vứt béng cái dây sạc ở ngoài chỉ đem theo củ sạc vô dụng :((

Và can tội bỏ đi trong lúc nước sôi lửa bỏng, nên, trên đường đi phân tâm kinh khủng. Điện thoại lung tung. Wiki ở nhà make decision lộn tùng phèo, rốt cục bảo "bạn đi nhé, mình ở nhà dính 2 việc khác ko thể chối được.". Méo mặt nghĩ phải làm sao với my-first-time và đống-shit-này?

Nên, 5h chiều thứ Bảy, hạ cánh, chui vào Zoo ngậm ngùi lôi các thứ ra sờ sẩm. Nhưng đầu óc lì lợm đình công, sờ mãi không xong cái gì cả. Đành bỏ đi chơi.

*
Rốt cục, hôm nay, pack đồ và sửa soạn hàng-nghìn-thứ ngon lành rồi (trộm vía, nghìn tỷ lần).Và khi đã ngủ đủ, thì buổi chiều lọ mọ ở Zoo làm việc tử tế hơn hẳn. Xong xuôi các thứ hết cả (trộm vía, nghìn tỷ lần nữa).

Mai, 6h kém 10 bay. Sẽ 'được' ra khỏi nhà từ 4h.

Thôi cũng bằng đi chợ hoa thôi mà ^^.


Saturday, June 14, 2014

7:18, thứ Bảy. Ở Zoo. Nhảm 5'


1.
Những sự chờ đợi quá dài, rốt cục, trở nên vô nghĩa. Như dây chun chỉ có thể kéo căng ra đến một mức nhất định mà thôi. Sau đó nó đứt phựt rồi. Và thế là chẳng còn gì quan trọng nữa.

2.
Sẽ không bao giờ thử kiểu đi những-mảnh-biển-trôi-dạt, kiểu mà, những người hơi hơi liên quan và hơi hơi không liên quan đi với nhau.

Mình sẽ ko quyết định đc đi đâu làm gì. Ko làm đc những thứ mình muốn làm, phải enjoy những thứ mình không muốn.

Mình không thích các kiểu đùa thô thiển. Không ưa kiểu đi những nơi sang chảnh trọc phú. Không thích đi những nơi lạ xa chỉ để rón rén ăn những món thân quen. Không muốn đi du lịch mà ngủ nướng. Ghét đi du lịch chỉ để đi hát karaoke. Ghét đi phượt mà ru rú trong phòng chơi bài hay vật nhau nhậu nhẹt - thâu đêm.

Nói chung, mình không HÒA nổi vào đám đông.

Nên sẽ chỉ đi với những con bò của mình (tức bọn bạn dở hơi của mình).


Wednesday, June 11, 2014

Và không nghĩ là mình đắm


Chưa từng có một mùa hè nào xì-po như thế, khi tôi hết chạy hết đạp xe thì quay sang... đi bơi.

À khoan. Trước khi nói chuyện ba lăng nhăng để tôi hỏi 1 câu nhé. Vì sao lại ko đc ăn no trc khi bơi? Câu trả lời có ở cuối. Giờ kể chuyện ba lăng nhăng đã.

*
Tôi không biết bơi, dù hồi nhỏ đã đi học bơi tận 2 khóa :'(. Thà ngu thì ngu hẳn, chứ dở dở ương ương thì rất mệt. Vấn đề muôn thuở của bọn học-mãi-mà-không-bơi-được, đấy là, không biết thở. Lý thuyết dạy rằng fải ngóc đầu lên lấy hơi, nhưng ko biết ngóc đầu thế nào, hoặc, ngóc đầu mà lấy hơi ko kịp (tại sao thì ai mà biết đc?).

Thế là cuộc đời (đau khổ của) tôi đành bơi kiểu không-giống-ai, đấy là ngóc đầu từ-đầu-đến-cuối. Thực ra, nói ko giống ai cũng ko đúng. Tôi copy kiểu bơi của bố. Có điều, ông bố bơi nhàn tênh, gần như đứng yên vẫn nổi được. Con của ổng thì cứ phải tay chân khua khoắng điên cuồng.

*
Hôm đầu tiên tôi nhảy xuống bể bơi của mùa hè này, gặp một chú dắt vợ con đi tập.

"Bơi đi, cho đi tập bơi tại sao lại đứng yên. Lần sau ở nhàaaa!!!" Ông chú la hét loạn nhặng xị ngậu. Tiện quay sang la tôi luôn thể:

- Bơi đi ô hay!

- Phải nghỉ chứ ạ, phải hết hơi chứ ạ.

- Ô hay mày đi bể bơi để bơi hay để nghỉ. Mà sao mày lại bơi kiểu ngửa cổ như thế kia. Sau này mày sẽ bị lật đầu ra đằng sau cho mà xem. Phải úp mặt xuống nước chứ!

- Nhưng úp mặt thì cháu lại không ngóc lên được :'(

- Ngu quá. Nhìn tao đây.

Ổng biểu diễn bơi sải tùm tụp.

*
Hừ, nếu muốn biểu diễn, tôi có thể bơi ngửa. Các bạn ko biết bơi cứ trầmmmm trồ ổ ôi giỏi thế. Đâu biết rằng bơi ngửa là trò dễ nhất của mọi thời đại. Nằm ngửa xuống nước. Thế là người tự nổi dập dềnh thôi. (Thật đau buồn khi nghĩ lại 2 khóa học bơi hồi xa xả xà xa xưa xửa xừa xưa, tôi chả học được cái gì. Ngay cả kiểu bơi ngửa này cũng là tự ngâm kíu chứ ko fải nhờ 2 khóa học ý :'( )

Mấu chốt của bơi ngửa, đấy là, không được sợ sặc nước. Tôi đã từng ngu si kiểu nằm ngửa và một tay bịt mũi, vì sợ sặc nước. Thế là người không thăng bằng, và ko thả lỏng. Nên ko bao giờ nổi được. Nhưng nếu bỏ tay VÀ bị sặc nước khi nằm ngửa, thì cảm giác khó chịu lắm.

Cơ mà chẳng còn cách nào khác: Nếu muốn bơi ngửa, thì nhất định phải bị sặc vậy thôi.

Rồi, khi không còn sợ bị sặc nữa. Cơ thể thả lỏng và thăng bằng. Thế là nổi dập dềnh. Xong.

*
Những lần tiếp theo xuống bể của mùa hè này, tôi gặp được các cao thủ võ lâm, quyết tâm dạy tôi bơi ếch bằng được.

- Bơi ếch ít mệt nhất, người ta gọi đây là kiểu bơi sinh tồn ý. Ví dụ bộ đội bơi qua sông... À không, bơi qua sông ngắn, có thể bơi sải cho nhanh. Ví dụ bơi ở biển...

- Xìiii, ít mệt nhất phải là bơi ngửa chứ! (Cãi bướng.) Ừ nhưng đúng là bơi ngửa thì ko sinh tồn được ._.

Lý thuyết bơi ếch, tóm tắt lại bởi các cao thủ võ lâm, chỉ có thế này:

1. Đạp chân 2-3 nhịp (tùy hơi giữ đc đến đâu) rồi mới quạt tay 1 nhịp. Tóm lại là chân cử động thì tay để yên và ngược lại. Thế là ko lo tay chân loạn xị. Và ko tốn sức nhiều.

2. Lúc đạp chân là lúc chìm đầu dưới nước. Thở ra bằng mũi. Thở từ từ chầm chậm vừa vừa thôi, đừng thở phì một cái hết hơi, lại chưa kịp ngoi lên.

3. Lúc quạt tay là lúc ngoi đầu lên. Lấy hơi bằng miệng. (Há miệng để 'đớp' hơi thì đúng hơn). Quạt tay rộng và vuông sang 2 bên thì mới có lực để ngoi lên. (À há lúc trc tôi sai tay nên ko ngoi lên đc, mà ngoi lên cũng ko kịp lấy hơi. Sau này thì ngoi tốt, đến mức bạn Tít te lúc trc dạy tôi giờ thì GATO bảo huhu tớ ko ngóc lên cao đc như thế.)

4. Đạp chân chậm thôi. Sau khi đạp xong 1 lần thì dừng lại 1 tí, nó vẫn còn lực đẩy đẩy người về fía trước. Đừng đạp nhanh, phí sức.

*
Thế là tôi lọ mọ tập. Lúc đầu vẫn còn ngoan cố ko chịu đạp chân ếch mà bơi kiểu tay ếch chân sải (sau này mỗi khi luống cuống, do bơi vướng vào người khác, chả hạn. Thì lại quay về kiểu đó :)) ). Đến khi đc confirm về tư thế đúng, và chịu khó tập thở cho đúng, tôi đã lờ mờ nhận ra bơi ếch đúng là kiểu bơi sinh tồn (như kiểu giác ngộ đạo giáo gì gì ấy :)) ). Và hơn nữa, nếu thở đúng, sẽ ko bị mệt. Tôi đã có thể bơi 40m. (Những khi thở sai chỉ bơi đc 10m mà thôi).

Nhận ra tầm quan trọng của việc thở-sao-cho-đúng, ấy lại là một sự giác ngộ to nhớn, cực kỳ.

*
Nhưng tôi vẫn chỉ loanh quanh bơi ngang bể.

Thề, nếu tôi là đứa đã biết bơi và bơi dọc bể, tôi sẽ căm thù cái bọn bơi ngang ngửa chết thôi. Không ra cái đường hướng gì hết, bọn phá hoại bọn vô tổ chức (vân vân và mây mây). Nhưng làm sao tôi dám bơi dọc bể được? Nhỡ bị đứt hơi giữa chừng thì tôi chết đuối mất.

Thế là, sau khi thấy tôi bơi có vẻ đúng đúng, các sư phụ lôi cổ tôi ra chỗ sâu lúttt đầu tập đứng nước. (Đúng ra, các cháu học bơi ở xung quanh fải tập đứng nước trc rồi mới tập bơi, nhưng cái loại tôi thì có đếm xỉa gì đến trật tự thứ tự nữa đâu!)

Thả lỏng người. Và khua khoắng tay chân, nhẹ nhàng thôi. Đẩy nước xuống.

Toàn bộ pho bí kíp chỉ có thế. Nhưng nhất định phải luyện cho được. Thì khi ra chỗ chân-ko-chạm-đáy mới ko bị hoảng loạn. Và ko bị hoảng loạn thì mới bơi được.

*
Em Hương te của tôi cũng đi học bơi đoàng hoàng (tôi thì, nãy giờ vẫn nói đi nói lại, mất lòng tin vào lớp học lâu rồi :)) ). Hôm đầu tiên cô giáo đã lôi em ra chỗ sâu nhất tập đứng nước. Nói nghe có vẻ bạo hành, thực ra là em được đeo phao khắp người (phao tay và phao bụng/lưng). Khi nhảy tùm xuống nước người em cũng chả chìm đc, mà nổi dập dềnh.

Thế mà em hét lên á á á á á á á á.

Thế là cô giáo mắng em vì-sao-lại-hét.

Thế là em khóc nhè chè thiu. Nếu tôi là em thì tôi cũng thế thôi :P

Nhưng các bạn ạ, muốn bơi đc thì ko-đc-sợ. Ko đc sợ sặc. Cũng ko đc sợ chân-ko-chạm-đáy. Đây là những lời từ tận đáyyyy lòng của một người đã sặc nước tỉ lần và uống nước bể bơi ko ít lần, và hôm nay đã dám bơi dọc bể, ra đầu bể bên kia chỗ nước sâu lút đầu chân không chạm đáy, dù không có sư phụ nào bên cạnh.

(Chỉ có bạn Cứu hộ, chắc sợ xảy ra xì căng đan trong ca làm việc của bạn ý, cứ tà tà đi theo. Điều đó làm tôi buồn cười và sặc nước :)) )
---

Cuối cùng. Để trả lời cho câu hỏi ban đầu, xin trích lời bạn Cứu hộ hôm nay.

"Không được ăn no trước khi bơi. Ko đến lúc hô hấp nhân tạo các thứ phun phèo ra ghê lắm."

Bạn í nói thế khi xách túi bánh mì đi ăn sáng, và bọn con trai đang lõm bõm dưới nước gọi với theo "anh ơi cho em cái".

Đáp lại thông điệp nguy hiểm của bạn ý, bọn trai kia hết sức tỉnh bơ phớt lờ trớt quớt, rằng:

- Anh ghê chứ bọn em có ghê đâu!



Tuesday, June 10, 2014

Thùng nước gạo



Ồ. Có những lúc cảm xúc đánh lộn nhau như này. Mình thề là mình đang vui, đến nỗi sẵn sàng hét lên với cả Thế giới rằng "tớ đang hạnh phúc đâyyyy" (Dẫu, rất có thể, Thế giới chỉ nhún vai đáp lại: "Kệ mày!").

Mà, đồng thời trong lúc ấy, vẫn muốn khóc cực kỳ.

Đời lạ quá. Đi đến hết đời, chắc vẫn chẳng hiểu hết Đời. Như thể chỉ là cứ cứ vỡ ra, vỡ mãi, vỡ mãi. Rồi tan vào đó.

Xong.



Sunday, June 8, 2014

Thì, xin cứ an lành

1.
Mưa to như con bò. Tấp vào quán uống mơ muối. Mưa bắn tùm lum qua cửa sổ. Nước dâng từ từ, chỉ nửa tiếng sau đã ngập đến nửa vành bánh xe. Đi ra đi vào, lo áo mưa với mũ treo ngoài bị ướt. Lo nước ngập vào ống xả thì thôi rồi đời.

Và mặc dù ngồi ngoan ngoãn trong nhà, điện thoại vẫn kịp giở chứng.

Nhưng mà mơ muối rất ngon.

2.
Quanh nhà Củ Lạc ngập như một cái hồ. Không dám lao xe vào sợ chết máy, gửi tuốt ở vỉa hè quán bia bên ngoài. Giày Oxford đã bị nhúng nước "tủm" phát, khi lấy xe đi khỏi quán cà phê. Tụt giày, quăng vào cốp xe.

Rồi bì bõm lội vào nhà Củ Lạc đứng ngoài cửa réo gào ăn vạ.

- Mày không thể vào nhà được hả.
- Chân em bẩn ấy.
- Rón rén đi vào WC rửa chân đi.
- Không vào đâu.

Củ Lạc đã ko nghĩ mưa to thế, cho đến khi nhìn sân sau ngập lủm. Các chậu cây ngập lủm. Và Bố của Củ Lạc đã nhiều lần cảnh báo rằng cái sân rất có nguy cơ sập vì rất yếu. (Nhà Củ Lạc là chung cư cỡ độ 1980s)

Thế là dù nó không mời, cũng không nhờ. Vẫn nhảy ùm ra sân để cứu cây và tát nước. Lội lõm bõm. Ướt lướt thướt. Mà vui.

Chỉ có Củ Lạc lầm bầm chửi đồ disaster. Và chừng 30' sau khi disaster biến khỏi nhà nó thì nó chụp hình gửi cho: cái sân đã chảy ráo nước xong xuôi.

3.
Màu chuẩn mực là cái màu dưới gáy, ko fải màu phía trên tai.
(Phần màu vàng là chân tóc tẩy, còn chưa kịp ngấm màu xanh.)
Các bác người lớn cực kỳ ngứa mắt. Các em 9X bảo thật là ăn chơi. Chỉ có các cháu thiếu nhi (sáng suốt) xung quanh nhà thì cứ xúm lại xuýt xoa ù ôi đẹp mà cháu thích lắm.

Cũng ko muốn chơi trội chơi nổi gì đâu. (Chỉ tự thấy rất phởnnnn về sự thông minh tinh tế của mình để mix cho ra cái màu xanh-cổ-vịt.)

"Vì sao lại là màu này?" Bơ hỏi.

"Vì thích".

Không phải hồng không phải cam không phải tím. Là màu này, nhứt định là màu này. Thế thôi.

Thursday, June 5, 2014




Em lông trắng giống như Nhợn trước kia. Vẫn gọi em là Nhợn nhưng em không phải là Nhợn. Mắt em có hai màu. Và em nghịch như quỷ, lại bướng. Em sẽ để yên cho tắm, nếu em đang muốn tắm. Nếu không em cào quẫy giẫy đạp chết thôi. Hở ra cái gì là em cào, cắn, xé. Yêu nhất giấy ăn, giấy vệ sinh và giấy nói chung.

Em chỉ ngoan nhất, mỗi khi xóc hộp thức ăn của em kêu lạch xạch để gọi em về.

Rồi, cũng như Nhợn. Em chết rồi.

Cũng như Nhợn. Bị chó cắn.

Nghe em gào. Nhưng không kịp làm gì, không làm được gì cả. Bên kia hàng rào, bọn chó giằng xé em.

Mua nguyên cả một bao tải thức ăn cho em. Em vẫn chưa ăn hết.

--
Củ Lạc bảo không chôn em à.

Nhưng không có đủ can đảm để chôn em. Khi người ta xách em - đưa cho. Đã không dám nhận lại.

Người em chảy thõng. Xơ xác.


--
Ko cần sửa chữa điều gì trong quá khứ cả. Chỉ cần sáng mai dậy em vẫn kêu nheo nhéo đòi ra ngoài. Răng nanh cắn chân đau nhói. Như vừa sáng nay.


[Đừng bao giờ em hỏi]





[Tình yêu như ngọn dao
Anh đâm mình lút cán
- Du tử lê - ]

Khúc Thụy du

Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi, và tình ơi

Như loài chim bói cá
Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm hoài ý nghĩa
Trong vũng nước cuộc đời
Trong vũng nước cuộc đời
Thụy ơi, và tình ơi

Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao?

Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu...?

Thụy bây giờ về đâu
Anh là chim bói cá
Em là ánh trăng ngà
Chỉ cách một mặt hồ
Mà muôn trùng chia xa

[Nhạc Anh Bằng, thơ Du Tử Lê]


Wednesday, June 4, 2014


Chỉ lũ chim xưa vẫn đập cánh bên hè
Hoa tigon đẫm nước!

Ảnh của Đức. Rất thích góc ảnh của em.
Thơ của Vũ. Tôi nhớ Vũ, cực kỳ.

1.
Vì cái đề văn tốt nghiệp hỏi về Hồn Trương Ba, da Hàng thịt: tôi mới biết bọn nhỏ bây giờ được học kịch Vũ.

Đề Văn, và Vũ. Làm tôi với Bơ chat nguyên cả buổi về Vũ và về chuyện học Văn hồi xưa. Rốt cục, thừa nhận với nhau rằng chắc gì được học kịch Vũ đã sung sướng hơn là không được học? Vì cách dạy Văn ở trường học lắm khi chỉ nhằm để 'chặt đôi câu thơ bẻ đôi câu thơ' cho nát tan luôn.

Như tôi gặp cái đề phân tích Bên kia sông Đuống hay Người lái đò sông Đà hay Tây tiến. Chỉ có nộp giấy trắng hoặc ngó sách văn mẫu rồi phệt bừa phứa cho có chữ.

Như Bơ gặp cái đề phân tích tính-vội-vàng trong bài Vội vàng. Bơ chả buồn viết gì, cộp vào bài bốn câu thơ của Xuân Diệu. Thế thôi và thế thôi. Được 3 điểm. (Những đứa khác viết kín sáu mặt có khi cũng chỉ được sáu điểm, lại còn phải nặn chữ. Bơ chả phải nặn gì, dùng lời Xuân Diệu bình Vội vàng. Tính ra thế vẫn hời quá!)


Những cái đề Văn tức cười như kiểu bắt con nhà người ta chứng minh các tiên đề.

(Nếu bạn quên mất Toán rồi thì để tôi nhắc lại. Tiên đề là các thứ mà sờ sờ đúng ko thể chứng minh. Chỉ có định lý mới là các thứ có thể chứng minh được mà thôi.)

2.
Tôi nhớ Vũ hơn, khi hôm qua được thấy một nhà thơ ngoài đời. Tạm coi là tôi cũng thích thơ của ông (chép ở đây không ít). Giờ ông là Chủ tịch hội nhà văn cấp tỉnh thành. Tạm gọi ông là Z.

Lúc ấy, tôi đang đứng lẫn giữa đám đông chật kín, ở một gallery, trong một sự kiện gặp gỡ một nhà thơ (không phải Z). Căn phòng nhỏ, MC đang phỏng vấn nhà thơ kia. Nói 'mộc' thôi, không có mic. Phòng đóng cửa, mở điều hòa. Ngoài kia là phố, ồn và nóng.

Z xuất hiện, đi ra đi vào vài phen. Rốt cục ngừng lại, lấy thân mình 'chèn' cửa. Không khép hẳn và không mở hẳn. Ông đứng giữa cửa và oang oang nói chuyện với một nữ tác giả nào đó, đang ở bên ngoài.

Sau đó, Z được mời lên phát biểu. Ông nói loằng ngoằng đại ý rằng tập thơ ông chưa đọc, nhưng mà từ cái tên tập thơ, ông dẫn dắt diễn giải rề rà kề cà dây cà ra dây muống, kết lại ông rằng thì là mời nhà thơ kia cùng tham gia sinh hoạt Hội nhà văn (mà ông đang làm Chủ tịch).

Tôi đã không bao giờ nghĩ người viết những dòng thơ như thế lại hành xử như thế. Tôi cứ nghĩ người viết ấy hẳn điềm đạm hơn, mực thước hơn. Ông trông sẽ nghiêm nghị một chút, nhưng hiền.

Tất cả những điều đó không hiển hiện một chút nào ở Z trước mặt tôi.

Nên, bỗng đâu mà thơ Vũ quẫy cựa trong đầu.

Nhà văn xưa tôi yêu mến mê say
Nay già lão...

3.
Hoa tigon của T.T.K.H
Bài thơ thời đi học nhớ không em
Bài thơ đắng cay tuy điệu mà buồn
Nay đọc lại chẳng còn rơi nước mắt...

[Lưu Quang Vũ]

---



Who told you a calf to be?


Ngày buồn tháng nhớ năm thương (tởm sến). Nhớ nguyên si buổi chiều ngày 20 tháng 8 năm 2010. Gần như y xì thế. Chỉ là chưa quăng véo các thứ đi như thế.

Chạy đi chạy lại. Từ A đến B về A sang C về A. Đứng đường 30'.

Cái xứ này hay ghê. Ngọt ngào không có tác dụng gì sất cả. Cứ phải sưng sỉa vùng vằng mặt nặng mày nhẹ gào lên quát tháo mới được việc.

Cáu bẳn với tất cả. Mọi thứ.

Thực ra là giận mình, nhiều hơn. 

Monday, June 2, 2014

Mây


1.
Sáng nay, trời ngăn ngắt. Không một gợn mây nào hiện lên trong gương. Nghĩa là, ngày sẽ rất nắng, chẳng biết bao giờ mới có mưa.

Ở khoảng trời trước mặt, có một vệt mây mảnh và dài quét ngang trời, giống như bị xé ra từ một cụm mây, khi máy bay đâm qua và cuốn theo.

2.
Hôm qua Bố đi Đà Nẵng về, ôm theo hũ mắm cá giò. Hai bố con khen lấy khen để với nhau, rồi hẹn sáng nay mua bún con ăn với mắm. Mình nhớ bún mắm Đà Nẵng quá (mà quên béng mất hồi đó tô bún có những cái gì rồi). Nhưng hôm qua mình thức chong mắt nên sáng nay ngủ quên :((

3.
Sau đây là câu chuyện về bác Mười-quả-dừa. Tên thật của bác ko quan trọng vì dù mình có nói xong thì ấn tượng đọng lại sẽ vẫn là Mười-quả-dừa và các bạn sẽ nhớ về bác là Bác-Mười-quả-dừa.

Tuần trước bác xuống ăn cơm với Bà ngoại, mang theo 12 CÂY nem mà 1 cây to bằng 3 lần cây nem thường của mình (chiều dài gấp đôi còn độ to thì gấp rưỡi). Chị Lim giơ điện thoại cho xem ảnh. "Đây này con Li nó chỉ bảo mẹ ơi con thèm nem mà bà í làm một CHẬU như này này." 12 cây nem chắc chỉ = 1/3 của cái CHẬU đấy.

Chưa kịp ngất thì chị kể tiếp: "Hôm trước c bảo mẹ mua cho quả dừa với quả dứa để làm dừa dứa. Thế là á, tha về cho MƯỜI quả dừa với SÁU quả dứa!!!".

Với tinh thần Mười-quả-dừa-Sáu-quả-dứa, hôm mùng Một vừa rồi bác mua hoa "cho nhà mày thắp hương". Mười cành lys vàng to đùnggggg, và cỡ độ năm chục bông hồng thơm ._. Mẹ cắm hai bàn thờ cũng chỉ hết chục bông hồng thơm. Còn lại mình cắm lọ hồng to đùngggg ở bàn bếp và bình lys to đùngggg ngoài phòng khách.

NGAY HÔM SAU, bác lại gửi cho mình NĂM bó lan tường, lí do là: RẺ QUÁ có 10k/bó (biết làm sao???). Mà đấy là bác mua trong phố chứ ko fải phi lên Nghi Tàm như mình. Sư phụ :((

Mình lại lọ mọ cắm hẳn BA lọ lan tường. Thế là nhà ngập hoa, chẳng nhân dịp gì cả.



4.
Một hôm Don tự dưng nhắn: Nếu tớ có vô ý làm bạn buồn thì tớ xin lỗi nhé. 

Cười toe toét ngay khi đọc xong và nhắn lại, ngay tức khắc: Đâu có đâu, bạn nhạy cảm quá. 

Xong vẫn toe toét cười phởn, hết sức nghĩ zời ơi bạn này làm gì nhạy cảm thế!!!

Xong mãi mới nghĩ ra là, ủa, có mà, sao mình lại chối ._.

Sao mình lại chối y như khi chối rằng mình không phải là "cô giáo" dạy đàn?

Sao lại chối nhanh đến mức thành phản xạ không kịp suy nghĩ (hay không cần suy nghĩ)?

5.
Hôm qua về ông. Ông gọi điện từ sáng sớmmm, bảo về ăn hôm nay nhà cúng Tết Đoan ngọ. Mặc dù là tai ông rất điếc nhưng ông vẫn đích thân bấm số. Và đầu kia alô hết hơi ông chả nghe thấy gì thì ông lại bảo: "Máy lại hỏng rồi thật là rởm rít".

Và hôm qua ông có khách nữa, một bác từ một trong những nơi sơ tán hồi xưa lên chơi. Tám giờ mình về, bác đã kề cà nói chuyện với ông không biết được bao lâu. Rồi bác nói mãi nói mãi nói mãi. Hết nhà trên lại lên nhà thờ. Em Hương te giải thích, giọng rất là hiểu biết.

- Chuyện để-dành mấy năm mà lại chả nhiều!
- Để dành mấy năm cơ á?
- Vâng em nghe thấy hình như là mười năm rồi bác ý chưa đến đây ý. Em ở trên tầng 2 chỉ hóng được thế thôi.

Rồi hai chị em nói sang chuyện đi bơi học bơi.
- Em biết bơi ngửa. Em biết bơi sải nhưng không ngóc đầu lên được.
- Giời ơi chị cũng thế. Nên nếu muốn ngóc đầu thì chị sẽ ngửa đầu lên từ đầu.
- Như thế mà cũng bơi được à.
- Ừ nhưng sẽ bơi rất chậm. Mà năm ngoái Hương học bơi ở trường rồi còn gì?
- Giời ơi trường dạy vớ va vớ vẩn. Em chưa biết bơi vẫn có chứng chỉ bơi.
- Ối giời ơi.
- Đã thế á, còn bắt em chụp ảnh để dán vào chứng chỉ í. Cuối cùng có chứng chỉ mà chả có ảnh. Thế là từ lúc có chứng chỉ xong em chả học gì.
- Thế thì năm nay trường còn ai học nữa?
- Vẫn có đứa học mà. Không học thì nhà trường bắt viết cam kết các thứ.
- Cam kết gì? Cam kết là nếu em không biết bơi thì không phải tại nhà trường à!
- Em không biết :))


6.
Tối qua không ngủ được, nằm nghĩ một hồi thành ra nghĩ quẩn. Mình vẫn cứ loanh quanh chân núi mãi. Mà mình thì già đi vì thế thấy núi cao hơn.

Sau một hồi thì tỉnh ra. Nhớ ra rằng không bao giờ là quá già và quá muộn.

Nên mình ngừng hoảng hốt hoang mang và quyết định là bắt đầu lại. Chậm chạp (yẹp, già rồi, ảo tưởng gì chứ?). Nhưng đi thì sẽ đến thôi.