Thursday, September 24, 2020

We had joy (2)

 

Mùa thu đã về. Một mùa thu kinh điển kiểu sáng mát hiu hiu đêm lạnh hiu hiu còn trưa thì tưng bừng nắng. 

Cắp bình coldbrew tạt qua quán cà phê quen*, nhân dịp đồ lề ở văn phòng đã dọn hết đi phải lọ mọ đem cà về nhà ủ, mí cả như đã hẹn với ẻm barista ở đó rằng khi nào toy sẽ cho thử coldbrew toy ủ (sau khi chê coldbrew ẻm ủ thặc sự ko vừa mồm mình tị nào =)) ). Và định bảo thôi bai bai mai mốt toy chuyển văn phòng rồi ko tiện đường qua đây nữa đâu chắc phải lâu lâu mới ghé. 

Nhưng ẻm ko có đó. Một người khác đứng quầy. Một khách quen khác - ngồi góc quầy phía kia. 

Đúng là, ko thể làm gì ở thành phố này mà người khác ko biết :)) Chả cần nói chuyện gì với ai nhưng nghe 2 người trong tiệm nói chuyện với nhau cũng đủ :))

Rằng là bữa nay ẻm kia nghỉ ốm vì hôm trc ẻm dính mưa bla bla bla. Rằng là quán sắp  mở một 'chi nhánh' nữa ở một khu vực khác trong thành phố, lại cùng lúc mở một cơ sở nữa ở một thành phố khác và bé barista kia sẽ đến đó setup, mất chừng một vài tháng. 

Ơ ơ... Đến quyền nói tặm biệt cũng bị người ta nói mất à ._.


.

(* Thực ra ko biết gọi 'quán quen' nghe cũng ngài ngại. Mình cũng chả ghé đó thường xuyên chủ quán cũng méo bik mình là ai chỉ có mỗi ẻm barista quen thì nhớ mặt nhớ gu.)



We had joy


 

 

Khi Lu về, công ty đã dọn khỏi văn phòng cũ, tới một văn phòng khác. Rồi giờ công ty lại dọn khỏi văn phòng khác này, tới một văn phòng khác khác. 

Nếu ở những nơi chốn trước kia Lu hay nhớ cái gì đó, như ở một nơi thì nhớ nhất máy pha cà phê, cùng với khung cửa sổ pantry đẹp hết hồn nhìn ra một căn nhà Pháp cổ với cây hoa sữa hay xà cừ gì đấy khổng lồ, kiểu vừa vặn đóng khung ở đấy. Và anh IT ở đấy. 

Nếu ở văn phòng trước khi chuyển đến đây, thì sẽ nhớ khoảng 'quảng trường' rộng, có thể dẹo từ đầu này tới đầu kia để hít bù khí trời bởi vì ở trong văn phòng thiếu oxy kinh khủng (Lu nghĩ mọi văn phòng đóng hộp đều thiếu oxy như nhau cả thôi). 

Còn văn phòng này thì Lu sẽ nhớ chiếc cây sau lưng mình. 

Đồng nghiệp thay nhau đi rồi đến đến rồi đi. Trước mặt Lu giờ chẳng còn ai ngồi (mà cũng đã dẹp bàn ghế chuyển đi tứ tán). Chỉ có chiếc cây sau lưng là tốt um. Chiếc cây gần cửa sổ, Lu pha cà xong thì hay tưới nước với đổ bã cà phê vào gốc cây. Và hay chập cốc cà phê với background có lá cây lòe xòe. 

Chắc vì thế nên nó đúng xanh um lòe xòe to đùng so với tất cả các cây còn lại ở văn phòng này. 

.

Văn phòng mới, không có chỗ cho một chiếc cây xanh um lòe xòe to đùng như thế. 




Tuesday, September 8, 2020

Dòng sông

 

Ông tôi trở về nhà, sau nửa năm "chu du thiên hạ". Hôm cuối tuần ông muốn cắt tóc. Mà thay vì bảo "gọi thợ cắt tóc cho tao" thì ông phải dẫn dắt một câu chuyện dài: ừm bây giờ có đứa nào cắt tóc nhỉ? bao nhiêu tiền không biết? (ngôn ngữ bây giờ sẽ gọi hành động này là "một pha xử lý cồng kềnh"). 

Bỏ qua sự cồng kềnh trong pha xử lý của ông, một chú thợ cắt tóc xuất hiện. Tôi đã cứ nghĩ chú sẽ tung tẩy đi vào với kéo và lược giắt sau đít, cùng lắm thì thêm chiếc tông đơ cầm tay. Nhưng không chú đi xe, với một hộp đồ nghề khá to. 

Chú trùm khăn và cắt tóc cho ông ở khoảng sân trước nhà. Phần còn lại của khoảng sân, tôi với bọn trẻ con chơi đuổi nhau, bắt cóc... ầm ỹ. Nên tôi cũng không để ý chú làm gì như nào. Chỉ đến khi cắt tóc xong, chú bảo ông lên hiên nhà ngồi, quay quạt lại phía đó cho ông. Rồi chú xếp đồ lề vào lại trong hộp, lại tự lấy chổi lấy hót rác dọn sạch đám tóc rơi trên sân. 

Xong thì chú ngồi nói chuyện với ông một lúc. Tất nhiên là sẽ nói chuyện thời tiết. Tôi thì vẫn đuổi nhau với bọn nhỏ trong sân, mà chẳng hiểu sao các câu chuyện và mọi thứ hành động của chú cắt tóc - bằng một cách nào đó vẫn lọt vào tai vào mắt. 

Ông tôi bảo trời nóng quá oi quá năm nay nóng lâu ghê, đại khái thế.

Đáp lời ông chú bảo, bây giờ thực ra buổi tối cũng dịu không oi lắm, vì lúa nó 'nằm ngang' rồi. Khi lúa trổ đòng mới là cái lúc oi nhất. Giờ lúa "nằm ngang" rồi cụ ạ. 

(Tôi đoán ý chú là giờ lúa đậu bông rồi, hơi ngả nghiêng trĩu trĩu được một tí.) Nhưng chưa từng ai nói cho tôi biết cách đoán thời tiết - áng thời gian như này, dù tôi chất đầy tục ngữ ca dao này nọ kia, dù từng nghe những phỏng đoán khác như kiểu năm nay nhãn nở nhiều hoa thì là con nước to, như kiểu 'được mùa lúa úa mùa cau - được mùa cau đau mùa lúa'.

Tới khi chú chào, và xỏ giày về. Thì tôi mới biết nữa là đôi giày xếp ngay ngắn ở bậc thang vừa nãy là của chú (tôi cứ nghĩ chú loẹt quẹt dép lê nên không đoán ra được giày của ai :)) ). 

.

Tôi thích những chuyện giản dị nhẹ nhõm dễ chịu như vậy. Cũng như tôi nhận ra mình từng thích đi những con lộ cũ - nếu là đi với bố thì bố sẽ chỉ cho những địa danh hay những đoạn này này là cái gì, nếu không thì cũng đọc được trên biển hiệu chỉ đường hay biển quảng cáo ven đường: những tên địa danh nghe sao mà thương. Thị trấn Lim, thị trấn Chờ... vùng Kinh Bắc. Thị trấn Ngô Đồng - vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Thị trấn Đồng Mây - trên đường Quốc lộ 14 (có phải?) đi Hạ Long. 

.

Trong một mối liên quan nào đó, tôi trả lời tin nhắn của Dòng Sông - vốn dĩ đã nằm im một tuần, với một cơn - đành phải thừa nhận là - có choáng váng của tôi. Nhưng khi trả lời bản, tôi lờ đi cái ý nghĩa - bất kể là ý nghĩa gì, có tồn tại hay không - từ bản. Tôi trả lời theo cách tôi muốn trả lời. 

Rồi tôi nghĩ có phải trong cuộc đời mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu mình cứ đối xử với [các thứ xung quanh] theo cái cách mà mình muốn, không dựa theo một cái reference hay guideline hay chuẩn mực nào? Tất nhiên là mọi thứ sẽ hỗn loạn nếu ai-cũng-làm-như-vậy. Nên thường mọi người làm theo một cái chuẩn gì đó. Vì thế sẽ vẫn có 'room' cho bọn không theo chuẩn gì - à không, phải gọi là không theo chuẩn chung. Có phải không?

Tôi nhớ về giai đoạn tôi nghỉ chơi Q. Bản vẫn đối xử với tôi y-hệt vậy mặc dù tôi có khó chịu đến đâu. Thực ra Q không phải không có chuẩn mực gì. Chỉ là Q theo chuẩn mực của riêng mình, lờ đi cái chuẩn mực là 'đối xử với người ta theo cái cách người ta đối với mình', hay gọi là 'có qua có lại'. Hay gọi là, 'đi với Bụt mặc áo cà sa'. 

Và hậu quả là tôi lại chơi với Q. cho đến tận bây giờ.

(Đấy chẳng phải đúng là cái kiểu tôi thích kiểu cái cây thích ra hoa thì ra thích ra quả thì ra thích ra bóng mát thì ra... quan tâm gì là có ai hái hoa vặt quả bẻ cành đâu?)

.

Đó, ý tôi là, có phải cứ đơn giản thì sẽ dễ chịu không. Nghĩ làm quái gì? Mấy nay tôi cứ nghĩ nghĩ làm-quái-gì nhỉ?




 

Thursday, September 3, 2020

Di sản






Ngồi bên bờ vịnh, ở một quán cà phê siêu dở nhảm nhí mà kể cả ở Hà Nội Lu cũng không ghé bao giờ. Quán cà phê còn mở nhạc kinh khủng cũng là thứ nhạc Lu ko bao giờ nghe (trừ khi tẩn cồn quá đà nhạc gì cũng nhảy thì ko tính).

Lu nhìn dãy lan can inox thô thiển viền quanh vịnh. Nhìn những cột trụ cáp treo xa xa... dẫn lên khu nhà chờ phong cách... Nhật Bản (ôi liên quan quá?). Những toà nhà đua nhau view vịnh chắn núi. Và nghĩ về đường tigon, triền núi tigon... như một huyền thoại. Khi đi dọc con đường bao biển, Lu bảo cục núi nằm chình ình trong đất liền kia vốn dĩ ngày xưa nằm giữa vịnh... mà người đi cùng hong ai tin. Cũng như chẳng ai hiểu Lu cảm thấy gì khi đi qua dãy nhà nhái phong cách Hội An chình ình nằm cạnh những dãy nhà mái tam giác kiểu Bắc Âu... (hay ở một nơi khác, những dãy nhà nhiều màu xây cheo leo nhái theo những ngôi làng ở Ý, hay ở một nơi khác nữa, nhái những đường viền của các căn nhà Bắc Âu...) (và cho dẫu kiến trúc có thể sao chép, giả sử trăm phần trăm hoàn hảo, thì cũng đâu có thể bưng tới khí-hậu của châu Âu để cho các công trình giả-vờ-y-như-là-châu-Âu thật? Nữa, ai cần đi châu-Á, Đông-Nam-Á để cảm-thấy-như-đang-ở-châu-Âu vậy? Thế giới này đã phẳng lì đến hết hồn hốt hoảng vậy sao?).

Làm tầm thường một cái gì đó, kể ra cũng dễ nhỉ? Người ta vẫn làm suốt vậy.

.

Bởi vì những vùng đất ấy thực ra ko thuộc về ai cả? Người tứ xứ đến đây - số đông: mang theo cái tầm thường của tham vọng khẳng định bản thân? Thứ gu tầm thường dễ dãi - đáp ứng thị hiếu dễ dãi tầm thường của đám đông? Bởi vì nếu không dễ dãi tầm thường thì sẽ không được số đông nhòm ngó tới? Bởi vì nếu số đông không nhòm ngó tới - thì làm sao tạo ra tiền?

.

Cũng chẳng phải vì mình thanh cao hơn ai để mà nói người khác tầm thường. Chỉ là, chẳng biết nói sao - về sự xa lạ quá lẫn lạc lõng quá - trước đám đông này.