Thursday, February 25, 2016

Có bơ vơ lạc về trời



Sếp chọn màu áo đồng phục một cách rất là kỳ khôi. Nhưn viên đưa màu trắng và màu xanh rất gần trắng. Ổng không thèmmmm. Ổng chọn màu xanh ẤY, và giở điện thoại khoe tấm hình ổng: Anh mặc màu này đẹp cực!!!

Cúng cuồi cả công ti mặc chiếc áo mà sếp-mặc-màu-này-đẹp-cực trong khi sếp, người chọn vải màu đẹp cực, thì éo phải mặc đồng phục :)). khi các con ngỗng đứng đần thối cho thợ đo thì sếp zọt lẹ.

.
Khi nhìn thấy màu áo đấy. Mẹ kiếp.

Anh quay sang lảm nhảm với bọn gái, cái bọn mà suốt ngày hỏi nhau màu son gì đẹp ế. Rằng là ổ ôi mệ ôi màu này con zai quá gái mặc thế đếu nào. Bọn kia đáp đấy xao ko mặc màu trắng màu này xỉn da. Và kể tội sếp đã bla blô này nọ.

Thực ra anh chỉ lảm nhảm để không bị chết đứng.

Mẹ kiếp.

Tại sao lại là màu xanh chính-xác đấy???

.
Ngày đó 
có em 
ra khỏi đời rồi
và mang theo trăng sao
chết cuối trời u tối

Ngày đó 
có anh 
mê mải tìm lời
tìm trong đêm rách rưới 

cơn mơ nào lẻ loi?

Người lớn cô đơn




1.
Văn phòng có anh T. Trông hiền hiền. Nhưng sale thì làm quái có ai hiền. Tôi nghĩ.

Hôm nay tôi mới biết ảnh sn 79 và chưa vợ cũng chưa bồ luông vì ảnh cứ hiền hiền vầy.

2.
Hôm Tết anh Người vận chuyển ghé nhà chơi. Lúc ấy đã là mùng Sáu. Tết đã nhạt như cuối tuần ngày thường. Ông chú đã xắn tay đào hết những bụi gừng trong vườn, rửa được hai mâm đầy ụ. Bác tôi với cô tôi nhổ tóc bạc cho nhau, kiểu "nhổ tóc sâu hai chị em, tóc bạc như nhau"... Rồi bố tôi đi chơi về, say đầm đìa vẫn còn mời ảnh uống thêm đầm đìa. Và bố, i như tôi, những người TỰ gói bánh chưng (lại cũng) đầm đìa tự hào, đã mời ảnh xơi thêm 1/4 dù lúc trưa tôi cũng mời ảnh một góc rồi.

Lúc Sâu đèo ảnh ra xe, về kể rằng ảnh khóc nhè chè thiu.

Má ảnh ở Quảng Ngãi. Ba ở Sơn La. Ba má đã ly hôn. Năm nay anh về Sơn La ăn tết với ba. Rồi ghé nhà chơi. Rồi nhảy xe về với má.

Sâu nói, ảnh khóc nhè chè thiu vì thấy chạnh lòng. Vì nhà mình thì thế, còn anh thì vầy...

3.
Hôm chúng tôi về Thị trấn trong lòng tay. Buổi chiều bắc ghế ngồi trước nhà, mẹ kể hàng xóm hay tụ tập, hay đem quà bánh mời nhau ăn, hay rủ rê ăn cơm chung. Tết, mẹ làm đến cả vạn viên bizonzon chia khắp các nhà. Vì là, "vắng mà, có ai đâu".

Bởi những xóm giềng ấy, bọn trẻ con lớn lên đều đã đi tứ xứ (những đứa trẻ của cha mẹ tôi, cũng thế). Thị trấn còn lại toàn người lớn. Người lớn lặng lẽ chơi với nhau, chia vui sẻ buồn với nhau mà sống.

Tôi đã không hỏi sao họ không thiên di, sao không dọn đi sống cùng con cái. Đối với bọn trẻ, ở đây không sinh nhai được, cũng không có gì vui - khi mà bạn bè đã đi cả. Nhưng đối với người lớn, những người đã dành cả đời ở Thị trấn: họ đã, và vẫn sinh nhai ở đây. Và nơi đây là niềm vui, với những người quen tiếng, những chốn quen tên, những món quen ăn, những mùa quen đến. Thành phố không phải là nơi để sinh kế. Càng chẳng có gì vui. Nói rằng đoàn tụ với con cháu, nhưng đám đó đi tối ngày. Họ ít nhất sẽ phải đối diện với một căn nhà xa lạ quạnh hiu, ít nhất tám tiếng mỗi ngày. Là ÍT NHẤT vậy.

Nên khi tôi lên xe, với những lỉnh thỉnh bao bố và gói ghém đồ lề mẹ gửi, tay còn cầm quả cam to bự mẹ đưa. Cứ khóc quài không sao dừng được.



Thursday, February 18, 2016

Nhật kí nuôi Tô bằng bánh kẹo

hị hị.

Ngày 18/2/16

Đêm qua mình đã được xư phụ va-li truyền thụ bí kíp nuôi dạy Tô. Mình đã tự hứa sáng sẽ dậy sớm NÓI CHUYỆN NGHIÊM TÚC cả Tô. Nhưng sáng mình dậy muộn chạy cong đuôi nên chỉ chào tặm biệt Tô rồi té.

Buổi tối về mình lại NGHIÊM TÚC chào Tô vì xư-phụ va-li đã bảo là bọn đấy chúng nó hiểu hếttttt đấy mà nói chuyện với nó nhiềuuuu vào.

Rồi mình ăn tối xong thì chơi với Tô. Ngay trước đấy Tô bị đè ra tiêm (gì đấy biết đếu, mình lon ton ra xong thấy tiêm là chạy mất dép rồi). Nhưng khi mình rủ Tô chơi thì Tô tung tẩy như chả có dấu hiệu xi nhê gì của mũi tiêm kia.

Để thưởng cho sự ngoan ngoãn của Tô tiêm đau mà ko hóc nhè ăn vạ (như mình), mình đã cho ẻm chiếc bánh qui kem có 2 chiếc bánh và cục kem ở giữa. Tộ xư Tô tham ăn, đúng như xư-phụ va-li đã phán. Mình vứt cho 1 nửa bánh. Tô nhai zau záu. Mình vứt nốt nửa kia. Tô nhè ngay nửa đang nhai dở để ăn nửa mới. Nói chung là trong nháy mắt Tô ăn hết véo.

Thế rồi bọn mình chạy quởn tung tăng trong sân. Thế rồi Tô tia thấy con MÈO và đuổi nó chạy tóe khói. Gà tre may đã nhốt ko cũng chết với Tô. Nhưng khi Mèo bỏ chạy Tô đã kịp đánh hơi thấy đĩa cơm của Mèo bèn sục vào ăn tồm tộp. Mình ếu cho Tô ăn. Mình cầm đĩa đi mất. Tô tấp tểnh chạy theo. Mình bảo nằm xuốnggggg một tỉ lần, thì nó mới chịu đặt cái MÔNG nó xuống. Thế là mình bảo Tô ngoannn, mình xoa đầu và để đĩa cơm xuống cho ăn. Rồi mình lại lấy đĩa cơm đi mất và again bảo nó nằm xuốngggg một trăm lần, nó mới lại chịu kê cái MÔNG nó xuống đất. Thế là mình lại cho nó ăn. Với tốc độ của Tô Tia chớp thì nhúm cơm của Mèo có là gì đâu, hết mie còn 3 hạt. Ấy nhưng mình giả vờ gõ gõ cái đĩa ko xuống đất cũng dụ đc Tô Tia chớp chạy lại 1 lần. Tộ xư, tham ăn như Tô!

Chạy chán mình lấy cho nó 1 cục kẹo vứt vào hộp của nó ở trong chuồng. Rồi cho nó ăn. Rồi vẫn ko nhốt nó, ý là đấy nhe chị cho ăn chứ chị có lừa để nhốt em đâu thật đấy!!!

Xong bọn mình tung tẩy thêm lúc nữa con điên gặm tay mình như gặm chân gà :((

Lần này mình cho 1 cục kẹo nữa và tống nó vào chuồng thật!

Rồi mình vẫn NGHIÊM TÚC chào tạm biệt Tô chị đi ngủ đây baiii mai chơi tiếp nhe!!!

Tô chỉ quào quào vào chuồng chứ ko buồn sủa. Tô ếu bao giờ buồn sủa làm gì cả.

P.S: Tô đã biết ra vườn tè, ko tè vào tấm áo để nằm và cũng ko ị vào xó chuồng nữa.

Thursday, February 11, 2016

Những ngày mùng


Thật buồn cười là, quanh năm chỉ biết thứ - ngày - tháng dương. Khi Tết đến thì MỌI THỨ xoay quanh ngày âm. Tôi luôn luôn ko nhớ đc hôm nay là thứ mấy ngày mấy. Nhưng sẽ vanh vách kể ra là 28 gói bánh 29 ông bố với ông chú dỗi nhau vì xì căng đan 15 con gà ngày mùng 1 áo dài tung tẩy thì mùng 2 đã xắn quần xắn áo làm cơm tiễn cụ nhà bà ngoại mùng 3 đến phiên nhà ông nội...

Tết tạm thở phào khi qua hết 3 mùng.

Thật buồn cười là lúc chiều mùng 3 khi mọi người đã đi hết. Tôi tất bật dọn nốt những tàn dư nào cho Tô ăn cho gà ăn nào úp bát đĩa vào chạn nào lo nấu cơm chiều... Lúc đem cơm thừa của Tô ra vườn cho gà, vườn nắng nắng và hây hẩy gió thơm thơm. Và nhà tịnh vắng thinh, không còn một mống khách khứa nườm nượp như hai ngày qua. Thì tôi thấy nhẹ nhõm quá thanh thản quá.

Tôi rõ ràng ko thuộc type ôm rơm rặm bụng hay ôm đống troách nhiệm lên lưng hay mua sắm cho lắm rồi kêu ca Tết. Tôi là trường phái enjoy Tết cơ mà? À nhưng tôi ko thích người :)). Tôi enjoy Tết không-người. Nên đông người tôi thấy mệt là phải.

Cũng như nếu chỉ riêng tôi với Sâu thì ổn thỏa bỏ mẹ. Nhưng khi đặt trong bối-cảnh với tầng tầng lớp lớp lũ lượt người người. Thì tôi thấy mệt. Rất mệt.

Nhưng công bằng mà nói. Tỉ lệ là 50 - 50. Hoặc có thể 60  40 hoặc 70 30 hoặc thậm chí 90 10. Ý tôi là tỉ lệ giữa các người đáng iu và phần còn lại đáng ghéc, hoặc thậm chí những người ko đáng ghéc cho lắm cũng hỏi các câu như cứt X(. Nghĩa là ko fải tất tần tật everyone đều vô duyên mất lịch sự này nọ. Và bởi vậy cho nên rõ ràng là tôi ko thể vì một vài, ờ thậm chí nhiều nhiều thành phần vô vcđ duyên, mà đâm ra ghéc toàn thảy nhân loại. Nghĩa là về cơ bản tôi chỉ khó chịu với các câu hỏi như cứt và các thói kiểu như say lè nhè cứt.

Hoặc các người ta cứ việc hỏi các câu lảm nhảm và lè nhè say và hãy để yên cho tôi.

Tôi chỉ là muốn tự do (và tự kỷ) nhiều hơn thôi.

Chỉ vậy thôi. Thế thôi.


Saturday, February 6, 2016

Nồi bánh chưng đang sôi, còn chúng tôi ở trong phòng khách



Tôi thấy mệt. Có lẽ là do lúc tối ngoe nguẩy quanh nồi bánh và bị hít phải khí CO. Cũng có khi chỉ là do ngủ không đủ. Bây giờ có tuổi, đã thấm thía. Rằng hồi xưa mình phá sức thế nào. (Dăm năm nữa có khi lại thấm thía. Rằng mình đã phá nát-bét đời mình ra sao.)

Mọi người tản mát. Người này chỗ này việc này người kia chỗ kia việc kia. Cái kiểu nhà một chốn bốn mươi nơi thật mệt. Lắm khách khứa cũng thật mệt. Tôi dù có rất là cảm kích tình cảm họ hàng này kia nhưng bản chất vẫn là con ốc sên rúc trong vỏ con rùa rúc trong mai. Thấy cứ ở yên ổn với nhau thì mừng hơn là phải tiếp khách. Ngoại trừ lúc tất niên và giao thừa, chả có lúc nào cả nhà đc ăn cùng bữa. Cứ phải chia 2 team 1 team ăn trước 1 team tiếp khách, rồi thay ca cho nhau. Tết thay vì thong dong, là hối hả. Ah vâng cái gì cũng có giá. Nếu nhà vắng vẻ có khi lại buồn kiểu, ko ai gõ cửa nhà mỗi sớm mai.

(Tôi thì ếu buồn thật đấy. Thơ thẩn chơi 1 mình, kiểu gì cũng xong.)

Lần đầu tiên tôi thấy Tết nhạt. Tôi vẫn rửa lá tước lá gói bánh. Vẫn dọn dẹp nhà cửa. Vẫn làm đủ mọi trò như tôi đã vẫn làm cho Tết. Nhưng nó như kiểu 1 thứ zombie gì đó. Nghĩa là tôi vẫn làm các thứ đấy nhưng mood thì tuột đi đâu mất. Hoặc có thể là Tết chỉ vô tình rơi trúng đúng cái đáy mood down gì đó mà thôi. Chứ, như hôm lúc vẫn còn đang ở Hộp Dế, buổi sáng, tôi băng qua tượng đài Lí Thái Tổ, gặp mưa lây phây và các bác U60 đang nhảy nhót trên nền nhạc "Tết tết tết tết đến rồi": thấy ồ ôiii ko-khí-Tết!

Cái bài đó, nghe nhiều thì nhàm nhảm. Nhưng thực ra lyric nhiều đoạn hay. Như lúc đấy tôi nghe

Dù đi đâu ai cũng nhớ
Về chung vui bên gia đình

Thật buồn cười là khi đó tôi nhớ ngay đến ngôi nhà ở miền Trung. Chứ ko fải nhà (mẹ) tôi, hay nhà ông bà.

.
Trong lúc tôi rửa lá và Sâu è cổ lau nhà, Sâu nói, i như tôi nghĩ: Tết mà, quan trọng là cái không-khí thôi mà.

Thursday, February 4, 2016

Như lá cỏ



Châu chấu xanh chuồn chuồn kim thắm đỏ
những ngả đường phơ phất gió heo may
cả một vùng vương quốc tuổi thơ ngây
bao ước mơ mượt mà như lá cỏ
(Xuân Quỳnh)

chiếc entry hôm qua và chiếc comment bên dưới làm nhớ tới khúc thơ này.

thơ bé hồn nhiên thật. éo bao giờ mà phải tự hỏi mình xuống Trái Đất này để làm chi. a, và dất khoát làm gì có đâu ra cái đoạn nói đệm văng bậy tùm lum như thế?

.
hôm trước, Cô giáo thay chiếc avatar bằng một tấm hình hồi xưa xưa khi mà những ngón tay cô còn lấp lánh sáng (à tất nhiên chiếc hình chụp mặt chớ ko nhất thiết fải chụp tay). anh nhìn chiếc hình và cứ run rẩy rưng rưng muốn khóc. mãi mới thốt lên đc một chữ "adolescence"!

điều gì đã khiến những ngón tay tắt sáng và adolescence không còn? chỉ đơn giản là tháng năm thôi?

.
có phải chính là bọn người lớn nhàn cư vi bất thiện rảnh rỗi sinh nông nỗi nên mới vẽ ra cái thắc mắc 'bố xuống trái đất này làm gì nhỉ?' lũ trẻ con bận rộn khám phá thế giới, cho châu chấu ăn sữa và đắp mộ vân vân... hẳn ko thừa hơi nghĩ đến? cũng có thể là nhờ có đám người lớn lo toan cơm áo gạo tiền nên bọn trẻ mới ko fải si nghĩ các kiểu như trồng cây gì nuôi con gì tối nay ăn gì...?

.
nhưng mà khi là trẻ con thì cái mẹ gì cũng làm chúng nó vui được giời ạ. chúng nó ko đo niềm vui bằng jeans bằng giày bằng đồng hồ Michael Korrs ví Fossil váy CK son Bourjois perfume Kenzo này nọ. và ví dụ về chuyện ngồi vào cái gì, chả hạn:

- thằng người lớn sẽ phải đi tìm cho ra một cái ghế nào mà ngồi thật là êm mà lại màu sắc đáng iu chất liệu thân thiện mà lại giá rổ phải chăng mà với lại kèm thêm vân vân này nọ như là kê góc nào hướng nào bố trí ánh sáng thế nào view gì nhạc sao đây...

- thằng trẻ ranh con đơn giản là tìm cho nó một tư thế khiến nó thoải mái nhất dù là oằn tà là vằn trên mặt đất hay vặn vẹo cắm đầu trồng cây chuối chổng mông lên giời. done.

.
tại sao bọn người lớn lại phải dạy cho lũ trẻ con trở nên tẻ nhạt âu sầu trống tênh như bọn bỏn? ko, có lẽ bọn bỏn cũng chỉ định dạy cho đám trẻ sinh tồn. nhưng bọn bỏn đã định nghĩa 'sinh tồn' cao siêu quá, có phải? như một liều tá dược nặng đô, đến mức đi kèm với nó, các thứ tẻ nhạt âu sầu trống tênh chỉ là tác dụng PHỤ mà thôi.

người lớn nào đôi mắt cũng đượm buồn
giá em giữ nổi tiếng cười trong trẻo
(VAT)


.
sáng nay đi đường vẫn cứ nghĩ về tấm hình Adolescence. và vừa lạng lách (đánh võng) vừa hát, với bao nhiêu miên man là xót. tiếc.

sau lưng ngày con gái
môi son đừng biếng lười
cho ta còn mãi mãi
chút mùi phấn hương bay


 



Tuesday, February 2, 2016

Châu chấu xanh


*
Những ngày cuối ở Hộp dế trôi qua chậm rề. Dù có 2 cái báo cáo trên lưng nhưng xung quanh còn bận ăn chơi, bận ngoại giao khách khứa, bận... đi Lạng Sơn đánh hàng Tung Của về bán Tết... 

Thứ Hai. Tôi nghĩ sắp tới (nghĩa là trong tuần này và tuần sau và è cổ ra là Tết) tôi sẽ đều bận chiu chíu chiu chíu. Nên tự cho mình một buổi chiều cà phê, một mình đương nhiên. Ôm laptop ngó qua ô kính của khung cửa đỏ sẫm. Phố ngoài kia lạnh xám. Một cô bán bò bía gương mặt hồn hậu rất tươi. Xe đạp dựng khép nép, cô mài dừa rồi quấn bò bía, với một đống người lao ra xúm xít xung quanh. Tôi cá là cả ngày hôm ấy tôi ko gặp được gương mặt nào tươi tắn đến thế giữa trời rét căm.

Cuối tuần rồi tôi lại đứng lớp. Những lần hiếm hoi trong đời. Chữ rối mù trên bảng, nói và viết và xóa không kịp. Và… hết hơi. Tôi nhớ đến ông thầy dạy Toán cấp 3 của tôi. Và nghĩ mình đứng giảng trông như nào nhỉ, có giống ổng ko? Tôi tự quyết định là tôi đứng giảng cũng giống ổng.

Thứ Ba. Đã lạnh còn mưa rào nên trời càng kinh khủng. Tôi hậu đậu đã phải làm cái dây đeo cổ để treo thẻ xe bus tòng teng. Nhưng giữa đống khăn áo lùng bùng, thẻ đã rụng chỉ còn dây ở lại. Ấy mà may là tôi nhét 1 đống name card vào đó nữa, nên có người nhặt đc và nhắn tin cho tôi. Với khả năng nghi ngờ nhanh nhạy tôi đã cân đong đo xem giá maximum tôi đồng ý trả nếu gã đó đòi chuộc lại. Thật xấu hổ vì cuối cùng gã đó hóa ra một anh tầm U40 gì đấy gầy gầy, ko quản lội qua mưa gió rét mướt đem trả tôi và chẳng đòi gì cả! Còn tốn bao công sức nhắn tin gọi điện cho tôi.

Khi thời tiết ko thuận hòa thì bus dường như càng ngang trái. Tôi cứ phải đứng chờ bus rất lâu lẩu lầu lâu. Hôm điện thoại gần hết pin chả dám nghe nhạc, tôi bèn lầm rầm tự hát cho vui. Phải đấy ít ra trong các khi chờ đợi mà ko có việc gì làm thì mình có thể hát. Và nhận ra là lâu lâu ko hát thì phải bão não kha khá để nhớ ra lyric.

Thứ Năm. Lọ mọ đến 8 rưỡi. Bus cho chờ dài đằng đẵng 10 rưỡi lết tới nhà.

Thứ Sáu. Hậu quả tất yếu của việc thức đến 1 rưỡi đêm là sáng ra ko ngóc dậy nổi. Tới khi ngóc nổi và quyết định mặc kiểu lang-thang-du-thủ-du-thực với lớp lớp layers và bưng chiếc mắt sưng húp sưng vù ra chờ bus. Thì bus chả phải là chờ dài đằng đẵng nữa mà bỏ bom luôn :)).

Tôi đc cái có-khả-năng-nghĩ-xấu-cho-người-khác nên đã ngay lập tức nghĩ mấy ông lại trà đá chém gió mãi ko chịu chạy đây! Bèn gọi lên tổng đài càm ràm. Tổng đài bảo: nè cái chiều xe về bị tắc kẹt cứng 2 chỗ. Mãi ko có xe về nên chưa có xe lên là hợp lí đó!

Con vagabond mắt sưng bèn về nhà lấy siêu xe ra chạy.

Siêu xe của bố làm sao mà bó phanh cứng ngắc dắt thôi đã ko nổi.

Bèn viện đến siêu cub 82. Thì siêu cub nổ máy hếtttt hơiii ko đc. Dắt từ đầu làng đến cuối làng nhờ nổ cũng ko đc. Bèn thảy vào cái cửa hàng giữa làng. Cũng ko trông chờ hi vọng gì (vì, khả năng thiên bẩm nghĩ xấu cho người khác).

Anh thợ sửa xe giữa làng hí hoáy chọc ngoáy. "Nhẽ là bugi". Ảnh thử chiếc bugi khác nhưng chả có gì khác xảy ra. Lại hì hục tháo bugi mới cất đi lắp lại bugi cũ.

"Nhẽ là điện ko tiếp xúc". Ảnh lại cắt cắt cái gì đấy nhưng cũng chả có gì xảy ra. À có. Ảnh bị điện giật 1 cú :))

"Nhẽ là..." chả biết là gì nữa. Ảnh cũng đạp hết hơi hết sức rồi.

Trong lúc ấy, đã vậy, như trêu ngươi: 4 chiếc bus lần lượt vèo qua mặt. Con vagabond kêu "ôi zời ơiii" làm ảnh thêm muôn phần thảng thốt: Sao đấy, làm sao đấy???

Sau rốt ảnh kết luận là bây giờ lọc gió bẩn với chế hòa khí bẩn phải rửa nè. Có chờ ko? Nửa tiếng!!!

Dù sao thì lúc đó cũng gần trưa rồi đã muộn lúttt đầu rồi nên muộn thêm nửa tiếng cũng vại thôi. Lu vagabond đồng í.

Vại là tay chân đầy dầu mỡ đen xì ảnh bưng con xe vào trong để tháo với rửa. Nhưng chỉ 3 phút 2 giây ảnh đã ơ rê ka hóa ra khóa xăng hỏng nè!!!

Và 3'2s nữa ảnh thay xong khóa xăng lắp lại con xe bảo xong rồi đấy cút đi (đương nhiên tất thảy các nhân vật đều ko nói chiện bằng giọng điệu mất dạy đó, đó là giọng của thằng người-kể).

Tôi đã sửa soạn sẵn tinh thần là sẽ chịu đựng thiệt hại maximum 200k. Nên đã vô cùng choáng váng khi ảnh nói: hai-mươi-nghìn! may a có sẵn cái khóa xăng cũ thay cho em khỏi phải mua cái mới đó!

Oimeoi. Giả tôi hai mươi nghìn để tôi đạp phòi cả cơm (mà xe ko nổ máy) và tay chân lấm lem đen sì sì giữa cái giời rét căm căm này, chưa kể bị điện giật nữa? chưa kể tháo tung cả cái xe ra rồi lại hì hụi lắp lại vặn vặn xoắn xoắn hàng tá con ốc vít?

Tôi đưa thêm tiền nhưng ảnh cũng ko thèm lấy. Tôi chả biết làm gì hơn nữa ngoài cám ơn ảnh rồi trèo lên xe và té ("té" ở đây có nghĩa là chạy ko có nghĩa là ngã).

*
Các câu chuyện với anh zời-mưa-nhặt-vé-bus-giả-lại-và-chả-đòi-gì và anh sửa-xe-bơ-phờ-lấy-20k làm tôi phải si nghĩ rất kinh về việc tại sao tôi lại có khả năng thiên-bẩm nghĩ xấu cho nhân loại vại??? dường như chắc chắn ắt hẳn là một điều gì đó thuộc về tiềm-thức. như 1 con dao 2 lưỡi tiềm-thức khiến tôi si nghĩ thế và rồi cứ si nghĩ hoài như thế khiến điều đó hằn vào tiềm-thức. đó là một thứ rất kinh khũng nằm ngoài cả í-thức, và nếu í-thức là thứ mình điều khiển được thì tiềm-thức nằm ngoài tầm tay, vô phương cứu vớt. i như gà-tiềm là thứ mà tôi cóc biết làm và 1 khi mà đã tiềm nát bét ra với hổ lốn thuốc bắc thì cũng vô phương chữa cháy.

*
Hồi nhỏ xíu xiu bọn trẻ con chúng tôi có chơi với các con châu chấu. Sẽ bắt nó và bẻ cẳng cho nó khỏi nhảy loi choi mất. Sau đó thì sẽ đút cho nó ăn SỮA. Tất nhiên làm quái có sữa thật (bọn tôi còn chả có để mà uống nữa là chúng nó!), đấy chỉ là một cái cây mà nhựa nó màu trắng đục như sữa thôi. Con châu chấu vẫn ngoác ngoác mỏ nuốt nuốt (là tôi nghĩ thế) và sau đó hình như là nó sẽ bị dính mồm (vì nhựa cây mà lị). Rồi thì chúng tôi sẽ chơi trò chôn châu chấu bất kể nó còn ngọ nguậy hay ko, và đắp cho nó những cái mộ đẹp tuyệt đỉnh với cát sỏi và cỏ hoa các kiểu.

Bây h mà nhìn thấy đứa trẻ con nào chơi thế tôi sẽ chết ngất vì sự dã man. Nhưng hồi đó thì tôi có nghĩ gì đâu? Và cũng chả có ai hồi đó bảo như thế là tàn bạo vô nhân đạo cả. Người lớn khi đó bận bịu bỏ xừ, bọn trẻ con chơi yên ko làm phiền là tốt lắm rồi.


*
Quay lại câu chuyện về nhơn loại. Thôi thì, con gà-tiềm nát bét của tôi cũng vô phương rồi, nên sẽ thôi truy cứu nguồn cơn vì đâu mà nó ra nông nỗi. Chỉ là bây giờ trong phạm vi ý thức nhỏ nhoi tôi sẽ. Cho rằng nhân loại thực ko xấu xa như gà-tiềm của tôi cho là như thế.

Nhân loại cũng ngây thơ, như tôi với những em chấu xanh xưa kia mà thôi.