Friday, May 30, 2014



Buồn cười ghê trước đó tôi vừa giảng giải cho thằng nhỏ thế nào là tái ông thất mã. Chém gió rất là kinh và rồi chốt lại, tôi phán xanh rờn:

thế. biết đâu những chuyện ko thể làm lại lại là những chuyện-quả-thực-cần-phải-thế?
có điều là ở thời điểm này thì mìh ko biết đc. tui cũng ko biết đc, em ạ.

Xong, bùm một cái. Có một chuyện vỡ ra và làm tôi nhận ra a hóa ra cái chuyện đó, khi đó, có nghĩa là như vậy.

Hoặc tôi đã sai quá sai.
Hoặc anh đã hèn nhát thực là hèn nhát.
Cả hai điều đó làm tôi tan nát.
Hơn cả sự im lặng của anh.

Chả biết làm gì
Lại chỉ biết ngửa đầu cười.





Thursday, May 29, 2014

Hạnh phúc giản đơn như những bông hoa hồng thơm buổi sáng

(Ko có hình đâu các bạn, vì tui hong kịp chụp.)


Các bạn ạ, hãy tin khoa học. Như khi khoa học nói là tập luyện thường-xuyên sẽ làm cho tinh thừn tốt lên, rất nhiều rất rất nhiều.

Ví dụ lịch 1 tuần gần đây:
T5 đi bơiT6 đạp xe
T7 chạy bộ
Chủ nhựt đi bơi
T2 đi bộ (với bà Thủy quạt)
T3 đi bộ (với em Hà gà)
T4 tối qua lại đi bơi

Ấy, lần đầu tiênnnn tui bơi được hết bể (theo chiều ngang :">), mà về vẫn mệt bã rã rời không nhúc nhích nổi. Lờ đờ làm các việc của house-elf với năng suất lao động = 1/5 so với bình thường, có lẽ. Ăn uống dọn dẹp. Cắm hai bình hoa cho má (bình thường má ko khiến cũng cứ cắm, hôm qua thì lê lết mãi mới xong). Giặt một mẻ quần áo. Mỗi thế thôi mà xong các thứ đã 12 giờ. Ngủ thẳng cẳng đến sáng.

Uầy sáng dậy thấy dễ chịu siêu dễ chịu. Chả ai làm gì mà tui cứ toe toét toe toét. Nói theo kiểu chị Mèo Điệu, còn thấy da sáng bóng khỏe (thấy ghê :)) ). Tô son màu coral (gạch non) (dạo này bị thích màu này ghê gớm), rồi xuống nhà.

Và lọ hoa hồng thơm đã nở bung thơm man mát man mát. Còn bình hoa lys thì vẫn cứ nằm im xanh lè chưa có nở gì cả. Uống sinh tố xoài và sắp cơm mang đi ăn trưa (lại càng ngoan vật vã chịu sao nổi :-ss). Trời thì âm u, nhưng mát mẻ.

Tui phi xe xuống hầm, vẫn quen thói chào chú bảo vệ hàng ngày. Hai chú cháu "thân quen" do một hôm tui để xe qua đêm xong rồi hôm sau hoảng hốt hết hồn tìm mãi ko thấy. Chú bảo vệ phải đi lục tung cả hầm để tìm giúp. "Đây rồi cháu ơi 9151 chuẩn chưa, chính nó". "Không chú ơi nó là 5191 cơ mà". Thật éo le! (Sau rốt cũng thấy xe, khi tui đã toẹt vọng và tim đã rụng ra ngoài. Thấy xe rồi mới nhặt lên dính lại :-j )

Hôm nay chú bảo vệ chào lại xong bỗng dưng hỏi thêm một câu: "Cháu là cô giáo dạy đàn à?"

Ủ ôi. Nghe choáng váng. Giật mình quái sao chú í lại biết? Nhưng theo phản xạ tự nhiên tui vẫn cứ liến thoắng chối ngay: "Dạ không phải ạ!"

Rồi ton ton chạy mất. (Chuyện "dạy đàn" sẽ kể vào lúc khác.)


Wednesday, May 28, 2014

Cầu vồng


Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Cùng lộnnn cầu vồng

Đây là trò chơi hết sức trí tuệ. Sẽ có hai đứa nắm tay nhau đung đưa lắc lư và vừa lắc lư vừa niệm chú. "Niệm" đến câu cuối thì vòng tay, xoay người mà hai tay vẫn phải dính lấy nhau. Xoay xong, lại hát lại một lần nữa và xoay lại. Bao giờ chóng mặt chán thì thôi. Quả là trí tuệ :)).

*
Thật, cái cầu vồng to đùnggggg tròn xoeee (tức là ko bị đứt, ko bị mất chân, ko bị chỉ có 1/2 cầu vồng) hôm qua, tự dưng làm mình nhớ ra những chuyện hồi nhỏ nhỏ.

Có một lần Mẹ bảo là nếu-mà-hư sẽ bị xuống Âm Phủ và bị bắt leo qua cầu vồng. Và cầu vồng rấttt là trơn không ai leo qua được và đều bị ngã lộn cổ xuống hết.

Uê. Cái mặt mìh lúc đấy hẳn đã ngắn tũn ra như này ._.

Sao cầu vồng đẹp như thế cơ mà, lại liên quan gì đến địa ngục chứ?

Mà sao nó lại trơn? Mình cố tưởng tượng xem mức độ trơn chuồi chuội của cầu vồng. Và rất rất lâu sau đó vẫn suy nghĩ hết sức nghiêm túc về giải-pháp leo qua cầu vồng. Mình tưởng tượng ra cảnh mình sẽ bò ra, cả tay cả chân ôm bám lấy cái cầu vồng để trèo qua. Mình sẽ bò rất chậm. Chắc là không rơi đâu.

Trong lúc bận rộn ủ mưu leo cầu vồng, mình quên béng cái điều kiện đầu tiên mà Mẹ nói: Nếu-mà-hư.

Thật, quả là hư sẵn không thuốc gì đỡ đc :))


Sunday, May 25, 2014

Bucket list



Bucket list sinh ra để người ta cho vào đó những thứ nhất-định-phải-làm của cuộc đời mình. Tôi, cũng nhét dăm ba điều tùm lum này nọ vào bucket list của tôi.

- Phải đọc lại trọn bộ Kim Dung, một ngày nào đó, à...
- Phải leo Fan, à... (điều này có serious đến mức cho vô bucket list hong???)

Đại khái các điều kiểu như thế.


Rồi một hôm tôi nghĩ, rằng trong khi bận rộn để làm-cho-được và làm-cho-đủ các khoản mục của bucket list, tôi có bỏ lỡ điều gì không?

*
Tôi nhớ lần đi nghe cô Ánh Tuyết hát live, năm ngoái. Cô ca hay đến độ tôi cứ vừa nghe vừa khóc. Giọng cô cao và trong vắt, như mặt nước phẳng lặng không gợn sóng một mảy may. Và hơn thế, cô hát thực sự, bằng trái tim. Điều này nói ra nghe rất sáo rỗng nhưng phải nhìn thấy cô trên sân khấu: cách hát cách cười, cách cô giao tiếp và truyền cảm hứng tới những người diễn cùng (đệm, hát bè...). Mới thấy, cô thuộc về sân khấu ấy, sân khấu là thế giới mà cô chìm trong đó. Không còn gì khác, ngoài hát. Quăng tất cả qua một bên những chuyện cơm áo gạo tiền. Quăng tất cả những ưu tư toan lo áp lực này kia. Chỉ có ca khúc, và mọi xúc cảm dành cho ca khúc ấy.

Cô ấy làm tôi nhìn thấy được cái tinh thần đó của cô. Và khi cô ấy cười, tôi đã nghĩ: phải bao nhiêu vất vả, để có thể đứng trên sân khấu cười như thế này? Có gì đằng sau nụ cười ấy?

Bài hát cuối cùng của đêm diễn, cô hát Tình ca - Phạm Duy. Là bản xuất sắc nhất tôi từng nghe. Trong khi bản của Paris by night - cần phải tới 12 ca sỹ mới đủ gây ấn tượng, nhưng Ánh Tuyết một mình là đủ.

Như bác Kha nói với tôi khi ra cửa: "Chỉ một bài này đáng cả đêm nay!". Và tôi không còn lời nào để đồng ý hơn nữa.

*
Sau đêm đó, tôi quyết định rằng nghe Ánh Tuyết hát live ít-nhất-một-lần-trong-đời là một điều buộc phải cho vào bucket list, của tôi.

Và thật buồn cười là chỉ khi điều đó đã xảy ra rồi, tôi mới biết nó là một điều đáng cho vào bucket list.

Vậy là bucket list có thực sự quan trọng đến thế không và có thực sự cần mê mải làm-cho-đủ những điều dài dằng dặc list ra trong đó rồi không-biết-gì đến những điều đáng-cho-vào-bucket-list hơn thế?

*
Tôi nghĩ, mình rốt cục sẽ thành một đứa rất ất ơ ba rọi. Khi mà, đến bucket list rốt cục cũng chỉ là thứ làm-cũng-được mà không-làm-cũng-vẫn-sẽ-có-thứ-vui.



Friday, May 23, 2014

"Phận sao phận bạc như vôi"



Gần trưa, tôi đọc thấy tin Ông mất, lúc rạng sáng nay.

Trước đó tôi chưa biết Ông. Cũng có thể đã nghe nhạc của Ông nhưng chẳng buồn nhớ tên tác giả.

Vậy là lúc đó mới đi lục lọi Google. Tìm thấy bài này của cô Ánh Tuyết viết. (Sầu lắm, không nỡ copy về.)


Rồi tôi tìm nghe bản Tình lỡ của Ông. Ca từ thì không mới (kiểu, ờ nhạc 'thất tình' nó thế). Nhưng chất nhạc thì lạ (đối với tôi). Cách ngắt nhịp và thả nốt trôi ngang.

Một vầng trăng vỡ đã thôi-không-theo-nhau
Cuộc tình đã lỡ với bao nhiêu thương đau
Hết rồi thôi đã không-còn-gì-thật-rồi
Chỉ còn hiu hắt cơn sầu không nguôi...





Gửi lời cầu mong Ông an nghỉ bình yên. 


Thursday, May 15, 2014

Lòng như mây trắng


Giữ lời hứa (với chính mình), rốt cục tôi cũng viết Lòng như mây trắng. Với một cái cốt truyện lạ lùng từ đâu đó trên zời rớt xuống.

Nếu bạn thích truyện này, rất mong bạn tìm mua Trà sữa cho tâm hồn số 104, phát hành ngày 7/5/2014 vừa rồi. Chỉ có 18 nghìn thôi, bằng 2-3 cốc cà phê ở đâu đó, 1 cốc cà phê ở đây và 1/5 cốc cà phê ở đâu đâu đó. Bạn sẽ được đọc HAI truyện ngắn nữa, cũng có tên Lòng-như-mây-trắng và cùng nhắc đến cái bài hát mà tôi đã nhắc trong truyện này. (Và rất có thể bạn sẽ thích hai truyện đó hơn cả truyện của tôi nữa, ko biết được.)

Truyện trùng tên đã ít gặp rồi, lại còn cùng lôi một bài hát vào. Lại còn cùng đăng ở một số báo. Tôi rất vui khi đã làm ra được cái việc siêu khùng như vậy :).

Cũng ở Trà sữa 104, chúng tôi có kể chuyện vì sao lại có cái sự vụ 'siêu khùng' này.

Cảm ơn các bạn.

---
LÒNG NHƯ MÂY TRẮNG
LAX

1.
Tám giờ kém mười phút. Dưới gốc xà cừ gần cổng trường, trong ánh vàng dịu của đèn cao áp.
Chúng tôi đứng lẩn vào bóng đen sẫm của tàng cây in xuống đường. Biết bác bảo vệ già không nhìn rõ.

Tôi nghe tiếng tim Lâm chộn rộn.

- Giá mà Đường rừng chưa biến mất. - Cậu ta lẩm bẩm.

Ngay cạnh vệ đường, ở phía bên trái ngôi trường có một hồ nước lớn. Mặt thứ hai của hồ ôm trọn tường bao của trường và mặt thứ ba thì giáp với khoảnh sân trước nhà thể chất.

Chính ở nơi mép hồ chạm với chân tường bao, nhấp nhô những mô đất lẫn trong cỏ. Với đủ khéo léo và can đảm, có thể men theo vạt đất ấy để ra vào trường mà không cần đi qua cổng chính. Chúng tôi - mỗi phen muộn học hay bùng tiết - thường ra vào trường theo lối này. Như đã nói, cần rất nhiều bản lĩnh - cả để đi muộn hoặc bùng tiết, cả để di chuyển trên mép hồ nhấp nhô - băng qua con đường ấy. Vì thế, nó có tên Đường rừng. Cái tên đảm bảo phản ánh đầy đủ tính chất của con đường.

Năm năm trôi qua kể từ ngày chúng tôi ra trường. Đường rừng đã biến mất, như rất nhiều thứ mất đi theo thời gian. Có thể nước đã xói mòn bờ đất. Có thể người ta đã vét hết phần đất ấy để hồ nước rộng thêm.

Không rõ giờ bọn trẻ con ra vào trường mà không-qua-cổng-chính bằng cách nào. Hay tụi nó đã tìm ra đường mới mà chúng tôi không hay?

2.
Tám giờ kém năm phút. Tiếng bước chân loẹt quẹt. Bác bảo vệ già chậm rãi ra mở cổng trường. Chỉ cánh cổng phụ nhỏ ở bên cạnh cổng chính mà thôi – chúng tôi biết bác quá mà! Dù vậy, vẫn thấy có chút bùi ngùi. Vẫn là bác bảo vệ của hồi xưa ấy, chứ không phải một ai đó lạ hoắc trẻ măng.

Tôi biết Lâm cũng nghĩ thế, khi thấy cậu thở ra một hơi và trên môi thoáng cười.

- Chuẩn bị đến giờ rồi đây!

Đúng boong tám giờ, bắt đầu có tiếng lao xao. Ca học thêm của tụi 12 kết thúc. Không gian bị khuấy đảo khi tụi nó lục đục ra khỏi lớp, tấp tểnh lấy xe rồi ý ới gọi nhau về.

- Đi, nhỉ!

Lâm mỉm cười.

Lội ngược dòng người ào ra khỏi cổng trường, chúng tôi chui vào trong. Tôi lách qua đám đông nhẹ nhàng. Lâm thì bị chú ý một tí, vì cây đàn cậu mang theo.

Nhưng tụi học sinh cũng mau chóng bỏ qua Lâm, bằng những phỏng đoán và tự thân kết luận dễ dàng (“Hẳn là một kẻ nổi loạn định bày trò ngông cuồng gì đó thôi mà”). Cũng có thể chúng nó chẳng nghĩ ngợi gì hết. Dân Mười hai, hơi sức đâu để bận tâm những thứ ngoài bài vở, thi cử?

3.

Khi đã qua khỏi cổng trường, chúng tôi đi sang bên phải, tránh xa phòng bảo vệ. Và dừng lại núp sau bồn cây dưới mái hiên thư viện. Bồn cây trồng toàn hoa nhài, chi chít những nụ hoa to như hạt ngô và lấm tấm những bông hoa đã nở trắng xoe tròn.

Không ai bảo ai, chúng tôi đều bất giác hít thật sâu và quay sang đồng thanh:

- Thơm quá!

Lâm ngần ngừ bứt một bông hoa đặt vào lòng tay. Cậu hít nhè nhẹ, trước khi thả nó vào túi áo ngực.
Chúng tôi ngồi im lặng trong hương hoa một lúc, đợi sân trường trở lại im ắng hẳn. Thi thoảng Lâm lại ghé mắt nhìn vào túi áo xem bông hoa có bị bẹp không. Tôi phì cười.

Tới khi nghe ken két tiếng cổng trường đóng lại rồi loẹt quẹt tiếng dép bác bảo vệ quay lại phòng trực, Lâm thở phào:

- Rốt cục cũng được bắt đầu! – Cậu cười toe. Tôi toét cười đáp lại. Rồi cậu đứng dậy, phủi quần.
Chúng tôi thong dong đi trong sân trường lặng phắc. Xà cừ xanh lá, rì rào. Lâm bước lững thững. Tôi nhún nhảy đi theo những vệt gạch đỏ chạy dọc ngang, chia sân trường bê tông thành từng ô vuông vức. Tới gần sảnh chính, chúng tôi dừng lại ngắm cây hoàng lan cao vút.

- Tối quá, tớ chẳng nhìn được có bông hoa nào không. – Cậu dừng lại một lúc. – Có một chút hương hoa ngòn ngọt thì phải!

Tôi rất muốn cốc đầu cậu ta một cái. Hoàng lan nở mùa thu mà, có phải tầm này đâu!

- Có lẽ nào có một bông hoa trái mùa không nhỉ? – Lâm hỏi bâng quơ.

Tới đây thì tôi muốn khóc. Cậu ta chẳng quên gì cả.

4.

Lâm đã chẳng quên gì cả. Nên khi chúng tôi đi vòng ra sân bóng phía sau, cậu gỡ ba lô trên vai và đặt cây đàn trên tay – xuống cỏ. Cậu cũng ngồi xuống cột lại dây giày.

- Giờ thì, chạy. Nào!

Tôi biết cậu sẽ nói thế. Y như xưa: mỗi lần cảm thấy căng thẳng đến nổ đầu đi được, thì chúng tôi lại chạy – như một cách giải tỏa. Lâm đeo tai nghe - một bên thôi, mở nhạc chậm vừa – để giữ nhịp chạy cho đều và tôi có thể lẽo đẽo theo kịp. Những bản nhạc nhanh và rộn ràng chỉ hợp cho chạy ngắn, khi cần tốc độ. Nhưng để chạy dài, thì cần sức bền.

Hết ba vòng sân, chúng tôi chạy nước rút một đoạn cuối cùng, hết tốc lực. Cảm giác như mình xuyên không, vun vút qua năm tháng.

Tôi về lại bàn cuối nơi chúng tôi ngồi suốt ba năm học. Tôi về lại ngày tôi kêu buồn chán, Lâm cho tôi tô kín cánh tay cậu những vệt mực xanh loằng ngoằng. Tôi về lại lúc tôi trịnh trọng bắt cậu viết giấy và ký tên “Nếu sau này mở công ty tôi nhất định sẽ nhận bạn vào làm”. Tôi về lại khi, lần đầu tiên và duy nhất, tôi nấu cho cậu bát mì với thịt băm mà mì thì nhạt và thịt thì mặn chát.

Và về lại đêm cuối trước lễ Tốt nghiệp. Chúng tôi ở lại trường, lặp lại các trò nghịch điên rồ suốt thời cấp ba, sau rốt hẹn nhau sẽ về trường năm năm sau, làm lại đủ thứ trò điên rồ này.

5.
Mười một giờ.

Ve kêu ran. Lâm đã đi bộ đủ để nhịp tim trở lại bình thường.

Rồi cậu chuyển sang đi giật lùi. Tôi hơi bối rối. Điều này trước kia chưa có.

- Cậu biết không, đi giật lùi luôn mang lại cảm giác dễ chịu. Đến mức, đôi khi tớ ước giá như mình luôn có thể đi giật lùi. Hoặc, giá như mắt luôn mọc đằng sau.

Lâm vừa nói vừa bước như không. Tôi theo Lâm, rụt rè. Loạng quạng một lúc, tôi hiểu ra cách đi. Thay vì dùng gót chân, mũi chân chạm đất trước, nhẹ nhàng.

- Câu nhìn quanh xem. Cậu đi chậm rề và vì thế, có thể nhìn thật lâu và thật kỹ mọi thứ. Đã thế, những cảnh cũ sẽ vẫn cứ nằm trong mắt, rất lâu. Chỉ là lùi xa dần. Cảnh mới hiện ra, bằng cách thêm vào, rất từ tốn… Như thế, cảnh cũ không mất đi đột ngột vun vút. Cảnh mới cũng không thêm vào vun vút đột ngột như khi mắt mọc đằng trước: Cứ phải nhìn về xa xa cái gì không rõ. Chỉ biết rằng xung quanh cứ loang loáng biến đi.

Lâm dừng bước. Đoạn, nói nhỏ hơn. Nghe giọng cậu run run.

- Tớ đã ước rằng có thể trông vào quá khứ theo cách đó, nói tạm biệt quá khứ một cách từ từ kiểu đó, rồi nói "xin chào" hiện tại - chậm rãi từng chút một theo cách đó, và tò mò bất định về tương lai - đang ở phía sau. Chứ không phải là quay lưng vào quá khứ, để hiện tai vèo trôi và chăm chắm ngóng tương lai mông lung.

Lâm siết chặt nắm tay. Tôi khẽ chạm lên mu bàn tay cậu, rất khẽ.

6.
Mười hai giờ kém năm phút.

Góc hành lang tầng ba, trước cửa phòng học cũ của chúng tôi. Khá tối, vì chỉ có chút ít ánh đèn từ sân bóng phía sau hắt vào.

Lâm mở bao đàn. Lôi bông hoa nhài trong túi ngực ra đặt bên cạnh.

- Của cậu đấy. – Lâm thì thầm.

Rồi ngồi lặng thinh một lúc lâu, cậu bắt đầu đàn những nốt trầm ấm. Và cất giọng, bình thản. Nhưng tôi vẫn nghe âm run rẩy.

Dưới hàng cây anh ngước nhìn về phía em
Nhớ da diết năm tháng vụng dại sắp qua… (*)

Đến lượt tôi run rẩy, khi chuyển đoạn và giọng Lâm nghe da diết buồn thương.

Những lời nào chưa nói mai đã xa em rồi
Nhành hoa nào cầm tay: anh vẫn chưa tặng em… (**)

Có một giọt nước rớt xuống bông hoa nhài bé nhỏ xoe tròn.

7.
Sẽ nhớ mãi khi mai ta về lòng như mây trắng giữa trời ấu thơ… (***)

Khi xưa hát khúc ca này, chúng tôi đau đáu giã biệt thanh xuân đang vụt qua tay. Giờ, chúng tôi nhớ tiếc vô bờ bến những tháng ngày hồn nhiên như hoa cỏ đã trôi thật xa quá xa không gì níu được. Vì mắt không mọc đằng sau. Vì chúng tôi không thể luôn đi giật lùi.

Dây đàn đã ngừng rung. Lâm vẫn ôm đàn trong lòng, đầu gối lên nó.

- Nhớ cậu quá, tớ biết làm sao đây?

Lâm khóc lặng lẽ.

Cậu không biết tôi vẫn ở đây cũng như đã theo cậu từ lúc bắt đầu đột nhập vào trường. Dù không còn cảm giác, tôi vẫn thấy tim mình vỡ nát. Khi ngồi bên cậu. Và trong suốt, vô hình.

8.
Có tiếng loẹt quẹt bước chân. Lâm ngẩng lên, thấy bác bảo vệ già. Không rõ bác đã lên đây từ lúc nào? Có khi, vì mải đàn, cậu đã chẳng nhận ra.

Không có quát tháo bắt bớ. Bác bảo vệ từ tốn ngồi xuống bên cạnh Lâm. Và chậm rãi, bác nói.

- Chà. Năm nào cũng có mấy đứa bày trò này. Nhưng sao cậu lại đi một mình, cậu nhóc?

- Bạn ấy… không còn nữa rồi… - Lâm ngập ngừng. – Bạn Vân ấy…

- Ồ. Vân ấy hả. – Người bảo vệ già gọi lên tên tôi như một người quen. - Cô bé vẫn còn đây mà!

Lâm ngơ ngác và tôi giật thót. Bác bảo vệ cười xòa.

- Cậu ngẩng đầu lên xem!

Bác nheo mắt nhìn trời và chúng tôi ngửa đầu trông theo. Trời xanh thẫm, trong và cao. Một nửa mảnh trăng sáng hiền hòa. Thấp thoáng trên nền xanh đen, những cụm mây bông xốp la đà.

“Khi nào nhớ, cứ ngẩng đầu lên”. Lâm khẽ cười trong lúc đưa tay gạt vệt nước lấp loáng ở đuôi mắt.

Khoảnh khắc ấy, tôi rã thành nghìn mảnh, tan vào hư không. Vẫn kịp đáp lại cậu ấybằng một nụ cười. Biết, mình không bao giờ biến mất trong tim cậu.

Dẫu mùa hạ cuối cùng của chúng tôi đã qua.

Dẫu bao nhiêu mùa hạ nữa sẽ qua.

[2014.04.08]

(*) (**) (***): Lòng như mây trắng – Trần Lê Quỳnh

Hôm nọ


1.
Tôi fải đi mua thuốc giảm đau.

Trời nóng điên và tôi mệt điên. Định chầy bửa ko đi nhưng rốt cục oằn oại một lúc đành xách mông đi. Thang máy thì 1 thang đang bảo dưỡng nên đống còn lại chạy rất mất thời gian. Tôi chờ thang lâu lắc.

Khi thang vừa tới, ở đầu kia hành lang, em đi ra. Nhảy-lò-cò ra thì đúng hơn. Tôi giữ thang, chờ em "nhảy" vào trước rồi mới vào theo.

Em ăn vận rất là formal với sơmi, áo vest màu ghi kẻ sọc. Túi da màu đỏ. Dưới chân, em chỉ đi một chiếc dép lê, chân kia ko cần đi gì vì đã quấn băng to đùng một cục. Y hệt như lần tôi bị xòe xe rạn xương rách dây chằng gì đó. Băng thun và kiểu quấn băng cũng giống luôn, có điều hồi đó tôi bị chân trái giờ em bị chân phải.

- Em sao thế?
- Rạn xương chị ạ.
- Thế tí xuống em đi bằng gì? Xe máy á?
- Không em đi taxi ạ.

Xuống sảnh, em tiếp tục nhảy lò cò ra khỏi thang. Thấy em ngơ ngác nhìn phải trái, biết em ko fải người làm ở đây thường xuyên. Chỉ lối ra cho em rồi đi cùng em. Hỏi: "Em có cần vịn không?". Em nói có.

- Sao em ko đi bằng nạng nhảy thế này mệt lắm.
- Bác sỹ bảo là một tuần nữa khỏi rồi nên em không dùng nạng. - Em vừa đáp vừa nhảy choi choi.

"Từ từ thôi không mệt." Tôi vừa nói thế thì em dừng lại, thở hắt.

"Em chưa gọi taxi nữa"
"Chắc ra đây có ngay ý mà. Đưa túi chị cầm cho."

Em đưa luôn (chả nghĩ là tôi có thể cầm túi bỏ chạy thì em đuổi sao đc?).

Cũng may là ở cửa có taxi đậu sẵn. Và khi đứng trước những bậc cầu thang cao ngấttt thì một trong những bạn nhân viên tòa nhà gì đó ra đỡ em cùng tôi. Rồi em cũng nhảy xuống tới nơi chui đc vào taxi. Thế là đường ai nấy đi.

(Tất nhiên, tôi đã trả em túi.)


2.
Thi thoảng, tôi vẫn sờ vào vết xương nhọn nhọn nhô ra ở mắt cá chân trái.







Monday, May 12, 2014

Ngủ yên




Hồi lớp 12, mình dính hạnh kiểm Khá. Bthường chỉ lo chuyện học sinh Giỏi hay Tiên tiến, chứ hạnh kiểm đứa nào chả tốt. Lại còn cán bộ lớp cán bộ Đoàn này nọ.

Học kỳ 1, mình hạnh kiểm Khá, can tội đầu têu cho lớp làm Boys' day rồi xuống chào cờ muộn. Lần đó, thay vì ngồi dự giờ chào cờ ở dưới như các lớp khác, thì cả lớp "được" đứng bêu gương, cạnh sân khấu. Ngày đẹp, bọn hàng xóm A1 cũng "được" đứng cùng, vì lí do hết sức vớ vẩn ngớ ngẩn là chúng nó lười ko chịu xuống xếp ghế.

Chết chùm thì vui mà. 1 lớp đã vui, 2 lớp lại càng vui. Nên mặt đứa nào cũng hớn ha hớn hở nhơn nhơn ko có vẻ gì đau khổ ân hận biết lỗi.

Rồi thì cả làng cả nước cũng vẫn nhơn nhơn thôi, còn hai đứa 'chóp bu' được hạnh kiểm Khá. Cũng ko lấy gì làm đau khổ cho lắm.

Học kỳ 2, nếu mình hạnh kiểm Tốt thì cả năm cũng đc hạnh kiểm Tốt đấy. Nhưng hôm đó thi Văn. Văn mà, có fải cái gì đâu? Nhưng cứ nhớ chúng nó nói: "Đi thi phải mang phao vào. Dùng thì dùng ko dùng thì thôi, nhưg fải có cho nó an toàn chứ!". Thế là mìh quăng luôn hẳn 3, 4 quyển gì đó trong ngăn bàn.

Đề thi hôm đó về Sóng - Xuân Quỳnh. Mình chả có lý do gì giở sách khi mà cắm đầu viết còn sợ ko xong. Có điều, thầy giám thị cứ đi qua đi lại đi qua đi lại. Tiếng bước chân cồm cộp cồm cộp của thầy làm mình bị phiền và bị mất tập trung. Và mình, đến khi ko chịu nổi bèn nói với thầy như thế. Mình đã nghĩ thầy cũng hiền như thầy Hiền Khô của mình, nói thế sẽ ko sao (thực ra khi nói mình đã chả nghĩ đâu). Nhưng không. Thầy hẳn là đã dỗi vì mình quá láo. Mặt thầy đỏ bừng lên và thầy bảo: "Đưa đống sách trong ngăn bàn đây". Rồi thầy ghi tên mìh vào biên bản. Còn mình ngồi làm bài tiếp hết sức bình yên.

Xong. Bài đc 9. Hạnh kiểm đc Khá.

Chuyện này đáng ra cũng sẽ chìm trôi, cho đến khi thi tốt nghiệp. Ko phao phỏm, mình đã è cổ ra học, nhăm nhe kiếm thêm điểm cộng khi thi ĐH. Đc 52 điểm thì phải. Nhưng vì hạnh kiểm Khá nên ko đc tốt nghiệp loại Giỏi. Và thế là mìh ko đc cộng điểm thi ĐH. Và suýt nữa ko đc học đúng chuyên ngành mà m đã đăng ký.

*
Kể từ hồi đó, mình luôn nghĩ mình với ông Giời chơi với nhau theo kiểu cực kỳ sòng phẳng. Làm gì sai sớm muộn cũng lãnh đủ, ko bằng cách này thì cách khác. Nên, mình ko gian lận. Thi điểm kém thì thi lại. Thi lại vẫn rớt thì thì học lại. Công an bắt thì nộp phạt. Ko xin. Có rên rẩm tiếc tiền, nhưng ko chửi.

*
Thi thoảng, các bạn vẫn khoe chuyện bị công an bắt mà ko fải nộp phạt, xin xỏ để đc đi (nếu công an có "làm luật" thì xog về các bạn chửi). Có bạn nhỏ kể chuyện bạn ý lén coi công thức Toán khi làm thi đại học. Bạn thi đậu, và nghĩ mình hết sức xứng đáng đậu Đại học.

Mình sẽ ko nói mình đúng các bạn sai, mình sai các bạn đúng. Đúng với sai, dường như quá khó để phân định rạch ròi trong cái thời này (hoặc, bất cứ thời nào). Những điều đúng với người này sẽ sai với người khác. Những điều đúng ở nơi đây sẽ sai ở chỗ kia. Những điều đúng hôm nay ngày mai thành sai bét...

Thế nên, nó chỉ là chuyện mình với ông Giời - chơi với nhau kiểu đó. Bạn với ông ấy có thể chơi theo kiểu khác.

Nói chung, cứ việc sống, và nghĩ, theo cách bạn muốn.

Chừng nào bạn vẫn còn có thể ngủ yên, mộng lành. Và trước khi chìm vào giấc ngủ bạn không cần phải vắt chân lên trán xem có con gì cắn cắn ở chỗ Lương tâm không.

Thì cứ làm :)



Sunday, May 11, 2014

Thực ra, trời Hà Nội rất xanh




[Xanh như bất cứ nhánh núi mảnh biển nào mà bạn tới...]

Không nhớ từ bao giờ, tôi có thói quen nhìn trời qua gương xe máy. Thấy tự hào khôn xiết (vẫy đuôi ngoe nguẩy) khi mà, vừa mua xe, việc đầu tiên là thay 2 cái XẺNG nhìn y như râu con bọ hung bằng gương tròn be bé. Và lồi nữa. Thế, nhìn qua đó, thấy trời thật rộng.

Mà không những rộng, còn rất xanh. Mây thì rất trắng.

Qua gương, trời của những ngày tháng Mười, xanh và cao. Của những ngày tháng Ba tháng Tư (những khi không bị mưa ủ ê) xanh tươi tắn, tươi y như những lá non mới nhú.

Rồi đùng đùng trời chuyển ba-tám-độ-C, như hôm nay. Tôi bay trên đường lúc ~2h. Trời trong gương xanh ngăn ngắt, mây trắng nhẩn nhơ. Tôi cứ thi thoảng lại liếc một tí, ngó một tí. Trong khi vẫn giữ ga chạy đều đều dưới nắng quất cháy người.

Trời Hà Nội xanh chẳng kém những chốn núi rừng biển đảo. Có điều, khi ở Hà Nội, tôi ít khi ở trong tâm thế của một kẻ đang-rong-ruổi. Tôi bận chạy xe. Tôi phải đến cho kịp giờ. Nắng rát quá. Hơi nóng từ bê tông phả ra hầm hập quá. Đường đông quá. Dừng xe khó quá... Hà Nội ngột ngạt chật chội bon chen quá!

*
Lâu lắm rồi tôi chưa ra khỏi Hà Nội. (Ngay cả Ba Vì cũng không, Tam Đảo cũng không.)



Wednesday, May 7, 2014

Những tầng nước sâu



Tuần trước, nhờ có buổi tối hẹn-hò-một-mình khi các thể loại tìh iêu rủ nhau off hết, tôi ngồi ban công Canop xong ghé tiệm sách. Kiếm được Những mối tình nực cười - Milan Kundera. Trong lúc đang đọc dở Chiến binh cầu vồng (tác giả người Indonesia hong nhớ tên).

Lạ lùng là trong khi Chiến binh cầu vồng là một cuốn sách rực rỡ, vẽ ra một thế giới, một nền văn hóa mới - mới mẻ đầy màu sắc. Thì Những mối tình nực cười cứ cũ kỹ quen quen. Như kiểu, "Ờ chào bạn hiền, bao lâu không gặp rồi nhỉ. Ngồi nói chuyện chơi." Và rồi ông Milan Kundera ấy rủ rỉ rù rì cho mình xem Tưởng ký. Ổng nhét tất cả các thứ đó vô chai rồi. Mà các chai đều ko trùng lặp, nhưng, rất-Milan-Kundera. Và tôi ưa thứ cũ kỹ thân thuộc ấy hơn là những ê hề rực rỡ của câu chuyện cầu vồng kia.

Khi đọc Những mối tình nực cười, tôi da diết nhớ Đời nhẹ khôn kham. Ngay cả khi ko đọc, những ý tứ truyện đôi khi vẫn dậy lên. Cựa quậy hỏi, lục đục băn khoăn. Khiến tôi cứ bị day dứt trở đi trở lại không quên được. Giống như, trên bề mặt nước chỉ có thế. Nhưng chạm xuống những tầng nước sâu hơn, sẽ biết. Đáy nước có khi bình lặng hơn bề mặt sóng gầm, cũng có thể, nó âm ỷ tích tụ sóng ngầm dữ dội hơn. Một cuốn sách (mà tôi cho là) hay là những thứ "nhiều tầng" dường như bất tận như thế. Nó trở đi trở lại, vì có lẽ ko bao giờ cảm thấy thấu suốt đc qua từng ấy tầng lớp. (Cũng có thể nói là giống như một mớ cỏ vĩnh cửu đối với con bò. Để nó cứ thi thoảng lại ợ lên nhai lại, cho vui.)

---
Dưới đây là những chỗ tôi note trong Đời nhẹ khôn kham. Để save thôi.

"Bất cứ ai có ý định muốn vươn lên tới “cái gì cao hơn” đều phải tiên liệu ngày nào đó sẽ mắc phải căn bệnh sợ hãi độ cao. Bệnh sợ hãi độ cao là gì? Là nỗi sợ hãi khi đứng trên cao? Nhưng tại sao chúng ta vẫn thấy sợ hãi dù trên đài quan sát chúng ta đang đứng có tay cầm chắc chắn? Không, bệnh sợ hãi độ cao là cái gì khác với tính sợ hãi khoảng cao. Nó là tiếng kêu của khoảng không trống trải bên dưới. Nó dụ dỗ, đánh lừa chúng ta. Chính ý định muốn nhảy từ trên cao xuống khiến chúng ta sợ hãi và vì thế chúng ta cố sức loay hoay tìm cách tự vệ."

... “Hãy đỡ tôi lên!” Đó là tiếng kêu cứu của kẻ đang rơi tuột xuống. Và mỗi lần cô rơi xuống Tomas vẫn kiên nhẫn đưa tay kéo cô lên...

Chúng ta còn có thể gọi bệnh sợ độ cao là sự chìm đắm trong nỗi say sưa của kẻ yếu. Biết ra nhược điểm của mình, hắn bó tay chịu thua chứ không chống trả. Hắn say đắm với sự yếu đuối, mong yếu hơn nữa, mong rơi xuống ngay trung tâm thành phố trước mặt mọi người, mong xuống thấp hơn, thấp hơn cả tận cùng bên dưới.

... với Franz, tình yêu không phải là phần nối dài đời sống xã hội, mà cái gì hoàn toàn tương phản. Có nghĩa tình yêu là lòng mong muốn được quy phục dưới gót chân người tình. Kẻ quy hàng làm tù binh phải nộp luôn vũ khí. Và vì bị tước đoạt mất khả năng tự vệ dùng chống trả cú đánh phủ đầu, hắn không tránh được mối lo sợ thường xuyên không biết lúc nào cú đánh đổ ụp xuống...

Giờ đây, có lẽ chúng ta hiểu rõ hơn hố thẳm ngăn cách Sabina và Franz: anh hăm hở lắng nghe chuyện đời cô và ngược lại cô cũng hăm hở lắng nghe chuyện đời anh, nhưng mặc dù hai người thấu hiểu mọi ý nghĩa hợp lí của từng từ ngữ trao đổi, họ hoàn toàn thất bại trong việc nghe ra tiếng thầm thì của dòng sông chảy qua họ.

Thốt nhiên, men say bỗng nhường chỗ cho phiền não: Con đường phải chấm dứt nơi nào đó! Sớm muộn cô phải chấm dứt những trò bội phản này!

Và họ có thể viết về bất cứ điều gì dưới ánh mặt trời này, đề tài trở nên nhiều vô số kể. Những trang giấy dầy đặc chữ nằm xếp đống trong văn khố trông buồn thảm hơn nghĩa trang vì không ai thèm vào thăm hỏi, ngay cả vào ngày Lễ Linh Hồn (*). Văn hoá đang bị tàn tạ vì sản xuất quá độ, dưới cơn thác chữ nghĩa, trong cơn điên của số đông.

Đột nhiên Tomas nhận ra hiện tượng vô cùng lạ lùng: những người chung quanh ai nấy nhìn anh mỉm cười, mọi người đồng loạt muốn anh kí tên; điều đó làm họ vui sướng hả hê vô cùng! Hạng người với phản ứng thứ nhất vui sướng vì lòng hèn nhát được thổi phồng, và nhờ đó họ thấy tác phong họ lúc trước rất thông thường, chẳng có chi đáng trách và danh dự họ sẽ được phục hồi. Hạng người với phản ứng thứ hai mặc dù tự xem danh dự mỗi cá nhân là đặc quyền bất khả quy thuận, nhưng họ bí mật cưu mang tình thương cho những ai hèn nhát, bởi cõi đời này nếu không còn kẻ hèn nhát nữa thì lòng can đảm của họ chẳng bao lâu sẽ bị bào mòn thành cái gì tầm thường buồn tẻ, hết được ngưỡng mộ, tôn sùng.

Dân chúng vẫn đứng sau giới trí thức bị nhà nước đàn áp ngược đãi, và khi hay tin Tomas phải đi lau chùi cửa kính kiếm kế sinh nhai, bệnh nhân cũ của anh gọi điện thoại tới tấp đòi chính anh đến nhà họ. Họ mời anh vào nhà uống sâm banh hay rượu mận. Họ kí tên vào tờ biên nhận lau chùi mười ba ô cửa sổ rồi ngồi đối ẩm nói chuyện vãn với anh cả hai tiếng đồng hồ. Sau đó Tomas lòng thơ thới hân hoan xách đồ nghề tiếp tục đến điểm hẹn tới. Trong lúc gia đình các sĩ quan Nga lục tục tìm nhà định cư và đài phát thanh ra rả đọc thông cáo loan tin viên chức ngành công an thay thế xướng ngôn viên bị bãi chức, Tomas hớn hở vui chân trên đường phố Praha, từ li rượu này sang li rượu khác như người lao đầu vào những bữa tiệc vui chơi bất tận. Quả anh đang tận hưởng những ngày nghỉ hè tuyệt diệu.

"Cứu con quạ bị chôn sống một nửa ra khỏi nấm đất còn quan trọng hơn nhiều so với chuyện gửi thỉnh nguyện thư lên Tổng thống."
Anh biết chẳng ai hiểu câu nói anh vừa thốt ra, nhưng anh thấy thú vị trong lòng. Đột nhiên, cảm giác ngây ngất bất ngờ xâm chiếm lòng anh. Cũng cảm giác ngây ngất đen tối khi anh long trọng tuyên bố với người vợ cũ là anh ko còn muốn nhìn mặt mẹ con nhà cô nữa. Cũng cảm giát ngây ngất ngây đen tối khi anh gửi lá thư chấm dứt sự nghiệp y khoa của anh. Anh ko biết việc anh làm đúng hay sai, nhưng anh biết chắc đó là cái gì anh muốn làm.
"Xin lỗi, tôi ko thể ký tên vào lá thỉnh nguyện thư được."

Đời sống con người chỉ xảy ra một lần, và sở dĩ chúng ta ko xác quyết đc q' định nào của chúng ta đúng và q' định nào sai bởi ở cảnh huống nào đó, chúng ta chỉ có thể chọn một quyết định mà thôi; ko ai cho chúng ta đời sống thứ 2, thứ 3, thứ 4 để từ đó chúng ta có thể đem ra so sánh những quyết định khác nhau.

"cái gì chỉ xảy ra một lần tốt hơn đừng bao giờ xảy ra."

nhưg thế gian bẩn thỉu quá, chẳng thấy ai thèm đội mồ sống dậy làm gì.

 ...[huyền thoại ai cũng biết trong quyển Symposium của Plato]: con người mang lưỡng tính nửa nam nửa nữ cho đến khi Thượng đế bổ đôi họ ra, và giờ đây những nửa con người đó lang thang khắp thế giới tìm nhau. Tình yêu là lòng khao khát ngóng tìm fân nửa con người bị thất lạc kia của chính mình.

Hãy giả thử có trường hợp như vậy, đâu đó trên thế giới mỗi chúng ta đều có người bạn đời có thời là một fần da thịt chúng ta. Phần kia của Tomas là người đàn bà trẻ trong giấc mơ. Vấn đề rắc rối là, người đàn ông ko tìm thấy fần kia của mình. Thay vào đó, một Tereza trong chiếc thúng cói đc gửi đến. Nhưng điều gì xảy ra nếu về sau anh gặp người đúng ý, cái fần kia của chính anh? Ai sẽ là người thích hợp hơn cho anh? Người trong chiếc thúng cói hay người trong huyền thoại Plato?
...
Một lần nữa, anh cảm nhận nỗi đau của cô trong tim anh. Mọt lần nữa, anh bị lòng thương lụy chế ngự và anh chìm sâu vào tâm hồn cô. Anh nhảy qua cửa sổ, nhưng cô cay đắng bảo anh hãy ở lại nơi nào anh thấy hạnh phúc [...] Và anh biết thêm lần nữa anh lại từ bỏ ngôi nhà hạnh phúc của anh, thêm lần nữa từ bỏ Thiên đàng nơi có người đàn bà trong giấc mơ và quay lưng lại cái "Es muss sein!" của tình yêu để chạy theo Tereza, người nảy sinh từ sáu việc tình cờ ngẫu nhiên buồn cười...

Không có cứt đái (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ) sẽ ko có tình yêu xác thịt như chúng ta hằng biết, thứ tình yêu đi đôi với trái tim đập mạnh và những giác quan mù lòa.

Đúng, ở thời điểm đó, cô tự khẳng định cô rất cao thượng trả lại tự do cho anh. Nhưng fải chăng lòng cao thượng của cô chẳng qua chỉ là lối thoát khéo léo? Cô biết rõ sớm muộn cuối cùng anh sẽ quay về với cô! Cô kêu gọi anh đi theo cô càng lúc càng xa như vị nữ thần sơn thủy đánh lừa dẫn dụ đám dân làng cả tin ra giữa vũng đầm lầy để họ chôn thân dưới đó...

Y như lúc hai người ngồi trong phi cơ bay xuyên qua những đám mây dông bão. Cô thấy trong lòng dâng lên cảm giác sung sướng lẫn buồn rầu như lúc đó. Buồn rầu nghĩa là: chúng ta đang ở trạm cuối. Vui sướng nghĩa là: chúng ta đang ở cạnh nhau. Buồn là hình thức, vui là nội dung. Niềm vui tràn ngập khoảng chứa của nỗi buồn.



Tuesday, May 6, 2014

Bay qua mái nhà


[Hệ quả khi uống 1 gói NHỎ Nes-cà-chua hòa-tan thứ-thiệt, sau vài ngày hong đụng đến cf]

3:52pm
giả 500k đây hết tiền tiêu dồi
tối nay đi chạy ở côg viên
xog nếu cô muốn ngửi 1 con hôi như con heo thì gặp

3:52pm
công viên lào?
ờ đấy sáng nay vừa vắt chân lên nghĩ
nhớ ra là vưỡn còn nợ cô :)))

3:52pm
công viên lê lin

3:54pm
cô chạy đến mấy giờ?

3:54pm
~6.30
nói thế thôi toy ko làm con heo hôi hám chạy lông nhông ngoài đường đâu
toy hong gặp cô hnay đâu

3:55pm
oh ha
thế sao tôi giả tiền cô bây chừ

4:02pm
cô hãy bay qa nóc nhà tôy
rồi thả tiền xuống
nhớ buộc vào cục đá cho nó có trọng lực

4:05pm
nó hạ cánh sang sân nhà hàng xóm thì tôi biết phãi làm sao

4:11pm
cô fải định vị choánh xoác
toy k nhận đc nghĩa là cô đã mất tiền
=)))))))))

4:14pm
thế dự là tôi mất dăm bảy bận rồi ;v
cô cứ coi dư tôi đã thả tiền trả cô roofid di

4:14pm
tôy lại hôngggg thể coi dư đc
vì bà bán bún sẽ k thể coi dư tôi ăn và đã trả tiền
chị bán giày cũng hong thể coi như toy đã lấy giày và đã trả tiền
bà bán xăng lại càng honggggggggggggg thể coi là toy đã giả tiền và bả đổ đầy bình

4:15pm
họ có iêu cầu buộc tiền vào sợi dây để trả bao giờ đâu
nên ko coi dư đc là đúng ồi
:))

Saturday, May 3, 2014

Lưỡi


Là lúc đêm hôm trước hay lúc tối hôm nay, có bạn post một status không vui ở F**kbook

Y như rằng.

Nườm nượp người nhảy vào cheer up 'thôi đừng buồn' với lại cả 'cố lên đi'

"An ủi là phản ứng bình thường mà, thấy ngừi ta buồn thì fải an ủi chớ, mình quang tâm mà bla bla bla..."

Vâng. Người ko show-off hết cả ở đó thì hẳn ngừi ta bảo mìh ko quang tâm mìh ko có lưỡi. Thôi cứ ở đó chứng minh mình-có-lưỡi nhe.

Lưỡi tui bị gỉ sét ở đó rồi.