Thursday, October 22, 2015

Con đường dài đầy gió



But still they lead me back
to the long, winding road

Tôi đã tìm thấy con đường, hay đã nhận ra, thì đúng hơn. Dù nó không gắn với lần-cuối nào giữa chúng tôi. Nhưng đó là con đường, mà tôi đã, vẫn, luôn đi, khi ấy. Con đường, thực ra rất ngắn, có màu xám, có hàng xà cừ hai bên và một vòm ao lục bình tím ngắt. Tôi đã đến và đi, đến và đi, với lòng vui phơi phới non xanh, với ưu tư cũng phơi phới non xanh.

Cho đến một lần chào tạm biệt trước một lần đi. Chúng tôi không đưa tiễn ở sân bay. Chỉ dừng ở con đường. Chào nhau non xanh buồn cười kiểu bắt tay một cái và ôm một cái.

Kể ra, đó cũng là một lần cuối.

Và con đường, đúng ra, hóa thành chỉ một chặng-đường. Cũng như con đường vắt ngang lưng núi nhìn thấy biển phía xa xa mà trong hình dung tôi có trăng dát bạc, có đá dăm xám xanh, có cỏ cây lúp xúp và tigon hồng rực.

*
Con đường dài đầy gió bất tận của tôi.

Tôi vẫn lầm lũi cắm đầu đi mãi.






Wednesday, October 14, 2015

23 Dấu chấm lửng




[...]

Khi nhận chìm mình trong ký ức, tôi thỉnh thoảng ko thể nhìn vào hiện tại mà ko có C., mang ảo giác rằng cuộc chia tay chưa hề diễn ra và hai đứa vẫn ở cùng nhau, như thể tôi đã có thể gọi điện cho cô ấy bất cứ lúc nào và rủ đến Odeon coi phim hay đi bộ qua công viên [...] Rồi bất thình lình, thứ gì đó sẽ mạnh bạo ném tôi trở về hiện thực ko có C. Điện thoại sẽ đổ chuông và trong lúc đi nhấc máy tôi sẽ để ý (như thể lần đầu tiên, với trọn vẹn niềm đau của sự nhận-ra) chỗ C thường để lược trong fòng tắm lúc này trống trơn. Và sự thiếu vắng cái lược sẽ như một nhát dao găm vào tim, một lời nhắc ko thể đương nổi rằng cô đã ra đi.



[...]
Cái ấm nước nằm trong bếp sẽ chợt phà ra ký ức về C, lọ sốt cà chua ở kệ siêu thị có thể bằng một mối liên hệ lạ lùng nào đó nhắc tôi về một cuộc shopping tương tự vài tháng trước. [...] Sự sắp đặt những chiếc gối trên sofa gợi lên cách cô gối đầu lên chúng mỗi khi mệt mỏi, cuốn từ điển trên kệ sách là lời nhắc về niềm háo hức tra những từ mà cô ko biết.


[...]
Thế giới hữu hình ko cho fép tôi quên. Cuộc đời còn tàn độc hơn nghệ thuật, bởi nghệ thuật luôn cam-đoan rằng những thứ xung quanh hữu hình fản ánh tâm trạng của của các nhân vật. [...] Thế giới bên ngoài ko chạy theo những tâm trạng bên trong tôi, các tòa nhà làm nền cho câu chuyện tình của tôi và nơi cảm xúc xao động của tôi khởi fát, lúc này lại ko chịu thay đổi bộ dạng để fản ảnh trạng thái bên trong tôi. Cũng những cái cây xếp dọc con đường dẫn đến điện Buckingham, cũng những căn nhà trát đá rửa nằm trước công viên Hyde, cũng bầu trời mang màu xanh sứ, cũng dòng xe chạy qua cùng những con đường ấy, cũng các cửa hàng bán cùng những món đồ cho cùng bằng ấy người.

Sự từ-chối-thay-đổi này nhắc nhở tôi rằng thế giới là một thực thể vẫn sẽ tiếp diễn bất kể tôi đang yêu hay ko yêu, hạnh fúc hay ko hạnh fúc, sống hay chết.



[...]
Rồi ko thể tránh khỏi, tôi bắt đầu quên C. [...] Tôi nhận ra ký ức về C đã tự trung hòa và trở thành một phần của lịch-sử. Tội lỗi cũng đi theo sự lãng-quên này. Sự vắng mặt cô ko còn làm tôi đau, điều làm tôi đau là mối dửng dưng của tôi với chuyện đó. Việc quên, tuy bình thản, cũng là lời nhắc nhở rằng tôi đã ko chung-tình với những gì một thời tôi đau xót nắm giữ.


[Alain Botton, Essays on Love]


Friday, October 9, 2015

Hôm chia tay ô cửa vẫn sáng đèn


Gió mùa về.

Buổi chiều vườn xám và đầy gió, thứ gió mùa đem đến chút rùng mình và phủ màu xanh xám sáng lên cây, lá, và cả nền gạch hoa.

Tôi trải thảm, khuân bàn và đồ đạc ra vườn ngồi. Pha một bình nước rêu lành lạnh. Tự dưng nghĩ sẽ chẳng còn những sớm mùa đông ở đây nữa đâu mà nhìn sương giá về mà quên quên nhớ nhớ.

Vội ngước mắt lên cao, cho cái gì đó khỏi rơi ra, từ mắt.

.
Sập tối, tôi tưới vườn xong dọn đồ ra khỏi nhà. Ngó lại một vòng trước khi khép cửa phòng, thấy đèn ngoài ban công hắt sáng qua khe cửa sổ. Nãy tưới cây và đóng cửa, tôi đã quên tắt.

.
Tôi đi trong sân lờ nhờ tối. Ai đó quên bật đèn cao áp trước dãy A10, hoặc, đèn đã hỏng, hoặc, người ta chưa kịp đổi giờ bật đèn theo múi giờ mùa đông.

Tôi nhìn lại A9 sáng ánh leo lét trắng, vô thức ngước lên nhà một thoáng, rồi quay đi ngay khi thấy có gì xộc lên cay cay mũi. Gió hun hút thổi tóc rối bung. Tôi rảo chân đi y như ko có chuyện gì. Y như tôi đã từng ko dám ngồi lại ghế đá, sợ đứng lên ko nổi.

Đây đã từng là sân não-rỗng của tôi. Bây giờ? Sau này? Không biết nữa.

Cũng như ai đó, chỉ còn là ai đó tôi từng biết mà thôi.

.
Many times I've been alone
And many times I've cried
Any way you'll never know
The many ways I've tried

But still they lead me back
To the long winding road
You left me standing here
A long long time ago...


Hôm nay, nhớ về ai-đó. Tôi cố nhớ lần cuối gặp nhau giữa chúng tôi là khi-nào ở-đâu. Nhưng lục lọi mãi không tìm thấy the long & winding road nào cả, vì đơn giản là tôi không nhớ.

Có thể là lần-đó? Hay là lần nào-đó mà tôi đã không đếm không save, vì không nghĩ đấy là lần cuối cùng. Hoặc vì, nó nhạt nhẽo hời hợt đến độ không để lại một vệt ký ức nào trên vỏ não?

Cũng có thể, là, chưa bao giờ.

Chưa-bao-giờ.




Qua ô cửa thời gian

(title là chữ của anh Hải Bột)

1.
Bus băng qua đường tàu, về làng. Chỉ cần chạy qua cái đường tàu thôi, là thành-phố, với tắc-đường trở thành cái gì đó rất xa xôi. Làng, ngoài việc đã xây đường đẹp đẽ và trụi thui lủi cây và hai bên đường là các nhà ống xấu đui xấu thùi, thì vẫn làng-không-thể-tả, vắng-hoe không-thể-tả.

Đó là một buổi chiều vàng ươm nắng. Bus chạy qua trường tiểu học. Lũ trẻ con lớp Một, lớp Hai líu ríu xô nhau lên xe. Đồng phục xốc xếch. Cặp to hơn người oằn trên lưng, có chiếc bung khóa phơi bày ngồn ngộn sách vở. Lũ trẻ đứng, ngồi, ko thôi chí chóe. "Nào các con, đứng cẩn thận không ngã đấy!". Phụ xe mặt non choẹt mà người lớn như đúng rồi.

Trường làng nên cách nhà chẳng bao xa, chỉ qua 1, 2 bến bọn trẻ lại líu ríu xô nhau xuống. (Trước kia ko có bus, chúng vẫn tung tăng cuốc bộ đến trường được tốt).

"Nào các con, từ từ không ngã nào!".

Phụ xe mặt non choẹt vẫn không thôi người-lớn.

2.
Sáng, trời mưa. Mới mưa thôi, người vẫn vắng và bus vẫn chưa kịp lép nhép bẩn, vẫn là một cái hộp khô và ấm, bon đi giữa trời xám, loang loáng nước. Cảnh bên ngoài mờ mịt vì những vệt nước và hơi nước ẩm trên mặt kính. Bên trong bus như một cái gì không thuộc về ngoài kia. Và thằng người ngồi trong bus như thể 1 thằng đang enter vào thế giới này bằng Tưởng ký.

, ko thể nào hoang đường hơn đc nữa, bus tự nhiên te te chạy nhạc:

Bỏ lại nơi ấy mắt biếc
bỏ lại nơi ấy luyến tiếc
bỏ lai nơi ấy
bao ước mơ tan vào nhau...!
(Hà Okio)

Và lúc ấy thằng người thấy, giữa nó với bus còn một lớp gì đó, bao quanh nó. Nghĩa là chính nó cũng được ngăn với chiếc bus bằng một tưởng ký.

Thằng người ngồi ghế trước, bỗng đâu giơ điện thoại. Xoay camera trước thu trọn mặt của chủ nhân và thằng người ngồi sau, và thằng người ngồi sau nữa.

Thằng người trong-tưởng-kí, thấy mặt mình chình ình giữa camera kia, bất giác, đưa tay lên che mặt.


Wednesday, October 7, 2015

Bóng trăng, trắng ngà

nhạc tử tế ở đây

nhạc nhảm nhí bên dưới.

---
Bóng trăng trắng ngà
Có cây đa to
Có thằng Cuội già
ôm một mối mơ
Lặng yên ta nói Cuội nghe:
"Ở cung trăng cứ ở đi"!
Xuống đây có gì?
Có cây đa đâu!
Có loài người sầu
Ôm vạn nỗi đau...

Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước nào?
Lặng nghe trăng gió bảo nhau:
Tìm đâu quê quán bồ ơi?
Dưới kia lũ người
Cứ ganh hơn thua
Cứ sợ thiệt thòi
Thôi mình tránh xa

Các con dế mèn
Suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền
Nên nghèo xác xơ
Nghèo ư, cũng đến vậy thôi
Nhìn mây gió lững lờ trôi
Uống sương, tốt rồi
Sớm mai đây tôi
Sẽ được lên trời
Sẽ rời thế nhân

Sáng rơi xuống đồi
Sáng leo lên cây
Sáng mỏi chân rồi
Hãy về với trời!
Đừng đem sáng xuống trần gian
Vì không ai để đùa chơi
Sớm hôm lũ người
Kiếm ăn xong xuôi
Tối mỏi chân rồi
Chỉ ngồi hắt hiu

Cháu Lu chán đời
Muốn lên cung trăng
Kiếm hoài ông Trời
Xin mượn cái thang
Mười lăm tháng Tám trời cho
Một ông trăng sáng thật to
Cháu Lu chán đời
Muốn lên cung trăng
Kiếm hoài ông Trời
Không tìm thấy thang...!