Sunday, May 16, 2021

Öland

 - Chú Eric ạ, nếu chú cẩn thận lưu ý thì thấy cái đất Oland mà chú với tôi, chúng ta đang sống ở đây không phải là cái gì khác đâu, đúng là xác con bướm ấy đấy. Chỉ cần suy nghĩ thì thấy hòn đảo này đúng là một con bướm, về phía bắc, ta thấy cái lưng thắt hẹp lại và cái đầu tròn, ở phía nam là cái bụng lúc đầu nó trải rộng ra, rồi thu dần để cuối cùng thót nhọn đi.

Ông già ngừng lại một lúc và lo ngại liếc nhìn người bạn trẻ xem anh ta tiếp nhận lời quả quyết của mình như thế nào, nhưng anh chàng vẫn bình thản ăn bánh và chỉ ra hiệu cho ông tiếp tục kể chuyện.

- Con bướm vừa trở thành một mỏm đá vôi thì rất nhiều hạt giống cây cỏ bị gió thổi bay đến đã ra sức bắt rễ xuống. Hạt giống thấy rất khó bám vào đá trần và trơn. Một thời gian dài chỉ có cỏ tranh mọc nổi ở đây thôi. Sau đến một loại cây bắp và loại cây hướng dương, nhưng hiện nay, ở đây, trên cao nguyên này vẫn ko đủ cây cối để che hết được mỏm đá. Và cũng chẳng ai có thể nghĩ đến việc cày hay gieo hạt ở đây vì chỉ có lớp đất mỏng thôi. 

Nhưng nếu chú công nhận rằng cao nguyên và các ngọn đồi cao là do xác con bướm tạo nên thì chú có quyền hỏi chỗ đất trải ra bên dưới kia bao quanh hòn đảo ở đâu mà ra?

- Cháu định hỏi bác điều đó.

- Đây này! Chú nên nhớ rằng hòn đảo đã nằm trong biển nhiều năm rồi và trong khoảng thời gian ấy, tất cả những thứ mà biển xô đi như rong biển, cát và vỏ trai đều chất thành đống ở đó. Rồi ở hai bên dườn cao nguyên, có những chỗ đá và đất sập lở. Vì vậy, hòn đảo có những bờ rộng để lúa, hoa và cây cỏ có thể mọc lên được.

Ở đây, chỗ cao trên lưng bướm, người ta chỉ thấy cừu non, bò cái và những con ngựa bé tí, ở đây chỉ có những con chim te te và chim óc cau, ko có nhà cửa nào ngoài chiếc cối xay gió và những túp lều bằng đá mà những người dân chăn cừu chúng ta trú ngụ. Nhưng ở trên bờ biển có những làng mạc lớn, có nông dân, nhà thờ và nhà chung, xóm chài và cả một thành phố. 

Ông già ngừng lời và nhìn chàng trai, anh ta đã ăn xong và đang lúi húi buộc chặt túi lương thực của mình. 

- Cháu muốn biết, - cuối cùng anh ta nói, - bác định dẫn câu chuyện đi đến đâu. 

- À đây này, - ông già hạ giọng, gần như nói thầm và đôi mắt nhỏ của ông mệt mỏi vì đã cố tìm bới tất cả những gì thực sự không có, nhìn sâu vào trong sương mù, - đây là điều tôi muốn biết: những nông dân sống trong những cái sân vây kín dưới chân cao nguyên kia kìa, những người dân chài đang đi đánh cá mòi ở biển, những người buôn bán ở Borgholm, những người đi săn cứ mùa thu thì lại đến đây bắn chim đa đa và những họa sĩ leo lên đỉnh cao nguyên này vẽ cừu và những cối xay chạy bằng sức gió, tôi muốn biết đến bao giờ có một người trong số đó hiểu rằng hòn đảo này nguyên là một con bướm đã từng bay trên không với đôi cánh rộng sáng loáng hay không. 

- Ồ, có chứ! - Anh chàng chăn cừu nói. - Một người nào đó trong bọn họ sẽ ngồi trên bờ dốc vào một buổi chiều, sẽ nghe thấy tiếng họa mi hót trong những rừng cây nhỏ dưới chân mình, sẽ ngắm eo biển Kalmar và sẽ phải hiểu rằng hòn đảo này không thể được cấu tạo nên như tất cả những hòn đảo khác đâu. 

- Tôi muốn biết, - ông già nói tiếp, - có ai trong bọn họ muốn tạo cho những cối xay này những chiếc cánh đủ to để chúng có thể bay lên trời, đủ to để có thể đủ sức nhấc bổng cả hòn đảo này ra biển khơi và làm cho nó bay như một con bướm trong đàn bướm không. 

- Trong lời bác nói có điều đúng, - chàng trai đáp, - vì trong những đêm hè, lúc bầu trời như một cái vòm xanh bao la trùm lên đảo, đôi khi cháu thấy đúng như hòn đảo muốn nâng mình lên khỏi mặt biển và bay bổng lên. 

Cuối cùng, thế là đã kéo được chàng trai tham gia vào câu chuyện. Ông già ko chú ý đến lời anh ta nói. 

Ông lại tiếp tục, hạ giọng xuống thấp hơn:

- Tôi muốn biết có ai có thể giải thích được cho tôi tại sao ở đây, trên cao nguyên, người ta bỗng cảm thấy lòng nhớ quê hương. Tôi thì ngày nào cũng cảm thấy thế trong cả đời mình và tôi tin rằng nó len vào lồng ngực của tất cả những ai sống ở đây. Tôi muốn biết có ai lại không hiểu rằng cái tâm trạng phiền muộn chỉ là do toàn bộ hòn đảo này là một con bướm đang khát khao một đôi cánh. 

- Selma Lagerlof, Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils Holgersson -

Sunday, May 9, 2021

Twinkle twinkle little star

 

Chú bé đi ngủ ôm khư khư cái hộp giấy có vẽ mấy ngôi sao và tên chú (mặc dù mù chữ mà vẫn tự đánh vần được tên mình, như thật). Bên trong hộp đựng 2 ngôi sao cũng xếp bằng giấy, lắc kêu lúc lắc (cái hộp, vốn là vỏ hộp kem chống nắng của má chú - hiện đang lên cơn cuồng kem chống nắng nhưng thôi chiện này ko liên quan ở đây). Má bảo chú là cất đi ko tối ngủ nằm đè vào sẽ bẹp cả hộp lẫn sao, nhưng chú bảo: 'Nhỡ con chuột nó tha đi của con thì sao?'

'Con nằm trong màn cơ mà, hộp cũng ở trong màn với con còn gì.'

'Nhưng nhỡ con chuột nó cắn thủng màn rồi nó tha mất cái hộp của con thì sao?'

'Làm gì có chuột đâu, nếu thế thì có mà nó tha luôn cả con à.'

Nói vậy rồi chú vẫn ôm khư khư cái hộp.

.

Lại nói về cái hộp. Má mua cho chú mấy cuốn sách tô màu nhưng biết tính chú cả thèm chóng chán nên mỗi lúc chỉ cho 1 cuốn mà thôi. Tình cờ chú nhìn bìa sau cuốn sách thấy có những cuốn khác nữa, lại nhìn thấy mẹ có cuốn đó - nên ỉ eo đòi. 

'Đấy là quyển gì ý nhở?'

'Đây, đây này mẹ ơi nó đây này!!!' Chú hăm hở cầm quyển sách lao đến.

'Nó tên là gì con đọc cho mẹ?'

'Mẹ đọc đi...' (Tất nhiên là 1 người mù chữ sẽ trả lời như vậy)

'À, đấy là quyển phương tiện giao thông đấy.'

'Vâng mẹ cho con quyển giao thông!'

'Con tô hết quyển khủng long đi xong mẹ sẽ cho con quyển giao thông.'

'Con tô hết rồiiiii'

3 ngày liền lúc nào chú cũng nói thế và tất nhiên chú tô chưa hết, nếu ko muốn nói chú lười chetme =)) gặp ai chú cũng nhờ tô dùm =)))))

'Bốp ơi tô cho chú!'

'Sách của con con phải tự tô thôi.'

'Chú cứ bắt cháu tô cho chú ý! Đây này cháu thích tô mà mẹ cháu chả mua cho cháu tô gì cả ý.' 

'Đấy con thấy chưa con tự tô đi.'

'Nhưng mà sách mẹ mua cho con nên mẹ cũng phải tô chứ 2 mẹ con cùng tô!!!'

Cả sáng chú kì kèo: 'Mẹ tô màu nâu đi con tô các màu khác'. Mà đã nhân nhượng tô hộ màu nâu thì chú lại dí thêm màu nữa. 

Cả tối chú lại nhì nhèo: 'Mẹ tô màu xanh biển đi con tô các màu khác'. Rồi đã nhân nhượng tô hộ màu xanh biển chú lại 'Thôi mẹ cầm tay con đi 2 mẹ con cùng tô'.  

.

Chán kì kèo với chú, mẹ chú đi gấp sao giấy, và bảo chú tô xong bức này sẽ được 2 sao, bao giờ được 20 sao thì sẽ được quyển 'giao thông'. 

Thực ra để đc 20 sao thì cũng có nghĩa là phải tô màu hết quyển khủng long =)) nhưng thôi, người ta thích thế =))


Tuesday, May 4, 2021

Tấm thảm

 

Ở lần đọc lại này, Kiếp người thực sự là một câu chuyện dễ chịu. Mặc cho nhân vật chính lên voi xuống chó khốn khổ vô cùng (xin lỗi chàng trai) và những nhân vật mất não hành xử chẳng ra sao - nếu mà là trong phim Hàn thì sẽ khiến người xem phát điên. Nhưng trong câu chuyện này thì không. Mọi sự xảy ra đều hợp lý, như kiểu một ví dụ đầy đủ chân thực diễn xuôi của Đạo đức kinh. 

Cũng có thể vì đã biết kết cục thế nào (mặc dù thực sự là mình đã gần như quên kết cục thế nào), biết rằng "everything will be ok in the end, if it's not ok then it's not the end", nên cho dù có chuyện gì xảy ra và buồn bã tuyệt vọng đến đâu, thì câu chuyện vẫn dịu dàng chứ không đắng gắt như kiểu văn học hiện thực. 

.

Trải nghiệm đúng là cũng có giá trị nhứt định gì đó. Thực sự là sau khi ở 'bển' rồi thì đọc các thứ ở bển kiểu cảm nhận nó rõ ràng hơn chút chút. Kiểu trước kia đọc tả cảnh là phải tưởng tượng, nhưng trí tưởng tượng nhiều khi chỉ dừng ở khung cảnh chứ khó có thể tưởng tượng được mùi vị - khi chưa có trải nghiệm (kiểu, vị chua chanh khác vị chua quả mận khác vị chua trái me giời ơi hãy tưởng tượng đi!!!), và hơn nữa là cái cảm giác của tất cả các giác quan - gộp lại. Chưa ở bển, không cảm được là ờ cái cảnh (nhìn thấy qua màn hình/tranh ảnh) đấy sẽ đặt trong cái bầu không khí ẩm - khô - lạnh như nào hiệu ứng âm thanh ánh sáng mùi hương thấy sao, không cảm được là nghe một bài nhạc trong cái lạnh lập cập cũng khác hay độ tỏa hương của nước hoa trong không trung cũng khác... 

Mà, đến khi thời gian đã phủ một lớp bụi mờ, thì thành phố ấy và thời gian ấy không gian ấy - như cũng thuộc về một vũ trụ bàng bạc nào khác. Sao mà xa ơi là xa. 

.