Friday, December 27, 2013

Ngồi yên, dưới mái nhà


[Trịnh Công Sơn] Lời thiên thu gọi 

Ver 1
Am D
Về trong phố xưa tôi nằm
D C
Có lần nghe tiếng ru bên vườn
C E7
Chợt như xác thân không còn
E7 Am
Và cạnh tôi là đồng vắng

Về trên phố cao nguyên ngồi
Tiếng gà trưa gáy khan bên đồi
Chợt như phố kia không người
Bỏ lại tôi bước hoài

Chorus
Am
Lòng ta
Dm
Có khi
G
Tựa như
Am
Vắng ai
Am E7
Nhiều khi đã vui cười
E7 Am
Nhiều khi đứng riêng ngoài...

Nhiều đêm 
Muốn đi
Về 
Con phố xa
Nhiều đêm muốn quay về
Ngồi yên dưới mái nhà...!

Ver 2
Dòng sông trước kia tôi về
Bỗng giờ đây đã khô không ngờ
Lòng tôi có khi mơ hồ:
Tưởng mình đang là cơn gió

Về chân núi thăm nấm mồ
Giữa đường trưa có tôi bơ phờ
Chợt tôi thấy thiên thu là
Một đường....
                   không...
                                 bến bờ...


Bản này của Giang Trang đẹp, kiểu đẹp cực kỳ mộc. Chỉ nghe giọng chị và cách nhả chữ đã thích rồi. Từng chữ rời, trôi - như khí mùa đông: tưởng xắn ra được rồi thả rơi từng cụm một. Thêm nữa, có vẻ violin vẫn hợp với nhạc Trịnh hơn là sáo. Violin vương vít theo cả bản nhạc, theo cả lời hát. Sáo bị vênh, cứ một mình đi một nẻo sao ấy.

Bản của Thái Hòa, giọng anh không đến nỗi, và đúng ra thì, da diết và buồn đến thê thảm ấy. Ghét cái bè và đệm lúc đầu. Có phải Lời-thiên-thu thì cần phải ù ú u kiểu vậy không -.-' Thêm nữa, hát nhai đi nhai lại làm cảm xúc bị mòn. Nghe một khúc thấy xúc cảm, nghe mãi thì thôi, nản.

Bản của Khánh Ly: giọng cô vẫn ma quái quyến rũ, nhưng phần lớn các bản Khánh Ly hát, phối khí rất tệ (theo tai của mìh :-< )

Không ngờ bài này nhiều bạn hát vậy @@ Cố check hết.

Bản của Tấn Sơn: vì anh đã hát Yêu dấu tan theo rất được nên mình đã hy vọng -.- Thôi rồi Lượm, nghe nhão nhoẹt kiểu cải lương mix nhạc vàng. Ờ thì cải lương hoặc nhạc vàng hay kiểu riêng nó. Nhưng nhạc Trịnh thì ko fải nhạc vàng, xin lỗi anh -.- Ko đủ can đảm nghe hết. Saxophone cũng phô quá thể luôn :((

Bản của Hà Trần: đoạn đầu ok. Hà khác Giang Trang ở cách nhả chữ "tiếng" hay chữ "phố". Trang thường hát rõ từng âm, còn Hà Trần hay hát cao và phớt. Nghe cũng tạm. Đến đoạn điệp khúc thì chuyển nhịp như version Khánh Ly (hơi giống tango. chả hiểu tại sao fải làm thế???). Cố nghe nốt thì bị nhạt và thừa kỹ thuật thiếu cảm xúc.

Một bản title ghi là Thu Phương nhưng nghe giọng thì ko fải. Bản của Quốc Vĩnh thì vừa bè dở (như Thái Hòa), và đoạn điệp khúc cách bác í 'chặt' nó ra nghe ghê. Bản Hồng Nhung... thôi chả nghe nữa -.-

Tóm lại, version của Giang Trang gợi hơn cả. Chị hát đủ tròn vành rõ chữ và vẫn đủ nhẹ bẫng, để nghe 'tiếng gà trưa' thì tưởng tượng ra được tiếng gà trưa vắng, nghe 'tưởng mình đang là cơn gió' thì thấy như mình bay lên được... dù, rất mơ hồ :)


Thursday, December 26, 2013

Nhợn


Nguồn: internet


Thi thoảng, làm nhợn cũng vui chứ. Ngủ cỡ độ 18h/ngày, ngóc dậy chỉ để ăn và ngậm thuốc vào mỏ, và ngó nghiêng những thứ tầm xàm bá láp trên ti vi. Tô điểm thêm bằng sụt sịt và hắt xì. Thế rồi lại lăn ra ngủ.

Tóm lại là không có nghĩ ngợi gì sất cả. Ăn và ngủ. Con nhợn, về cơ bản chỉ có vậy thôi.

*
Sáng qua, bạn Tít te gọi. "Làm nào bây giờ tối nay tớ có date mà tối qua tớ đã về muộn lắmmmm rồi". "Hủy date đi". Cúm Nhợn khụt khịt.

Sáng nay, bạn Tít te lại gọi. "Huhu Ếch ơi hôm qua mìh say bét be, mẹ mìh fải lên đón mìh...". Thì ra là bạn đã hủy date (với bồ) nhưg lại vẫn đi nhậu (với bạn). Rồi bạn xỉn bét be chưa bao giờ xỉn nthế. Rồi bạn bảo tự bạn đi về nhưg bạn ko đi nổi và lúc đó bọn bạn của bạn đã về hết cả rồi. Thế là bạn lại gọi điện cho người thân...

Ầy, mẹ ko đi nhậu với bạn nhưng lại được đi rước bạn về và giấu nhẹm với bố bạn, chỉ nói rằng bạn ốm.
*

Không Nhợn vẫn ko nghĩ gì cả đâu. Biêng biêng và sụt sịt và mê sảng vì cúm đấy thôi!


Wednesday, December 18, 2013

Yesterday




Đôi khi bọn lẩn thẩn hay bị rơi vào cái bẫy luẩn quẩn gây ra bởi chính suy nghĩ của mình. Rơi mấy ngày xog có gì đó gõ vào đầu, tự dưng lại sáng tỏ, lại lóp ngóp bò lên.

Mọi chuyện bắt đầu từ một giả thuyết. Vậy thì, sẽ ra sao nếu giả thuyết đó đúng? Và sẽ ra sao nếu nó không đúng?

Đôi khi đúng hay sai nằm ở niềm tin, kiểu What we believe is true. Thế nên mình chọn tin.

Một lần nữa, bạn Ted Mosby lại vớt mìh lên :).

*
Buồn cười là, tự mình viết ra những cái lời rất chi là ơi giời như ở bên dưới (PR cho một cuốn sách).

Nhưng tự mình có làm được không?

À bây giờ thì câu trả lời là có :)

*
Bạn thân mến, 

Rơi vào vùng ký ức ngày-hôm-qua, hẳn là một trạng thái sầu tư lãng mạn. Có buồn thương, nhưng không thiếu ngọt ngào. (Nếu không thì bạn đã chẳng rơi vào!). 

Nhưng như thế, ai sẽ sống cho hôm nay? Thì hiện tại sẽ ra sao khi bạn còn mải khư khư ôm mãi những gì ở thì quá khứ? Thay vì nhớ những bó hoa cũ, sao không mua một bó hoa mùa mới cho mình? Thay vì những “À, hồi đó mình từng ngồi đây”, sao không rủ ngay bạn quen, bạn mới đến ngồi cùng nơi ấy? Và thay vì những thói quen xưa cũ, sao không thử một thú vui mới, một nơi chốn lạ, một món ăn hay một thức uống chưa thử bao giờ? 

Và còn chờ đến bao giờ, chúng ta mới chịu Cất nỗi buồn vào hôm qua để sống cho hôm nay? Chẳng lẽ cứ phải đợi đến khi hôm nay trở thành ngày qua mới lại tiếc nhớ? 

Cất nỗi buồn vào ngày hôm qua, hôm qua của hôm qua, hôm qua nữa 
Chạy tung tăng, dụi lòng vào phố xá 
Chân chim chắt gầy gầy trưa đứng bóng 
Gọi bàn tay xoè đếm lá me bay

*
Chúng ta vẫn cứ nói với nhau rằng: “Hãy sống cho hiện tại”. Thế thì, quá khứ có giá trị gì không? 

Đương nhiên, có chứ! 

Quá khứ làm nên bạn bây giờ, bất kể là vui buồn, được mất. Niềm vui cho bạn sức mạnh và vượt qua nỗi buồn cũng làm bạn mạnh mẽ hơn. Quá khứ của bạn có khi, sẽ là chìa khóa cho hiện tại và thậm chí cả tương lai của “ai đó” (có thể, là chính bạn nữa!)... Những chuyện xảy ra ở quá khứ, là cơ duyên, đưa bạn đến hiện tại. Và vì là cơ duyên, nên chẳng thể biết được “bước đi” của nó. Chỉ có thể nói với bạn rằng, một khi nó đến, bạn sẽ hiểu. Bạn sẽ thấy mọi chuyện trong quá khứ như những mảnh ghép lộn xộn, mà bạn cần tất cả những mảnh lộn xộn ấy, để ghép được một bức tranh hoàn chỉnh. Không thừa và cũng không thiếu một mảnh xíu xiu nào. 

 Bởi thế, dẫu cho quá khứ có nặng nề và đắng ngắt, quá khứ nuối tiếc như Con đường hạnh phúc đã qua, thì bạn ạ, hãy nghĩ, và hãy tin, vị đắng ấy giống như một chén trà. Đắng ban đầu, để dư vị về sau thật ngọt.

*
Yesterday, all my troubles seemed so far away
Now it looks as though they’re here to stay
Oh I believe in yesterday…
[The Beatles]

Cho dù bài hát kể một chuyện tình buồn, nhưng nghe chỉ thấy trong trẻo, ấm áp và an yên, thanh thản :)

Ngày hôm qua, những âu lo của tôi dường như đã trôi xa rồi... 




Monday, December 16, 2013

Chiếc lá cuối cùng

(không phải O.Henry)


Những ngày mưa cắt thịt cắt da cũng chấm dứt. Trèo lên sân thượng, thấy gió đã không còn mang hơi nước ẩm lạnh, và mặt sân đã khô se se. Tả tơi lá lộc vừng rụng. 


Hạnh phúc là một chiếc lá
Âm thầm nảy lộc đêm đông

Buồn đau là một chiếc lá
Rụng trong nhựa ứa mai hồng

Nhớ mong là một chiếc lá
Run vô cớ giữa lặng không

Hờn ghen là một chiếc lá
Vờ đã tắt gió trong lòng

...

[Bài hát về năm chiếc lá - Dạ Thảo Phương]


Và thế là đến bài hát với khúc dạo đầu hun hút gió...

Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng?
Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang
Chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá
Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa

Đêm chia ly buồn gì sao chẳng nói
Chỉ nghe em nói nhỏ: "Trở về thôi"
Ngày buồn tênh cũng đưa chiều vào tối
Mím môi cười mà nhớ thương khôn nguôi
...
[Chiếc lá cuối cùng - Tuấn Ngọc]



Sunday, December 15, 2013

Lòng như mây trắng




Sẽ nhớ mãi khi mai ta về lòng như mây trắng giữa trời ấu thơ
Những ánh mắt trao nhau da diết gợi về ký ức mùa hè đã qua
Sẽ nhớ mãi sau bao thăng trầm lặng yên anh đứng như những hôm nào...
[Mùa hạ cuối cùng - Trần Lê Quỳnh]


Mấy hôm trước lục lại FB. Có những thứ đã chẳng nhớ gì. Có những điều giờ nhìn lại mới ngờ ngợ. Lại thêm nhạc Trần Lê Quỳnh và... nhật ký. Xa xưa hơn FB, nhưng kịch bản thì tương tự. Cũ xưa lẫn lộn ùa về, bày ngồn ngộn đầy ra trước mắt. Bao nhiêu thứ đã sượt qua, thậm chí đã lẽo đẽo ở cạnh, mà mình ngu ngơ chẳng nhận ra. Bao nhiêu sầu? Bao nhiêu tiếc?

Mắc mớ gì mà lôi Trần Lê Quỳnh lên, vào cái giời này??? Cái mùa phượng rợp trời và ve rền rĩ và áo dài và bế giảng và chia tay bla bla còn chưa đủ hay sao???

Con dế buồn 
tự tử 
giữa đêm sương

Bầy sẻ cũ 
cũng qua đời 
lặng lẽ...

[Du Tử Lê]



Thúng cói và Ngược gió

Vài dòng nghĩ nhảm, sau khi đọc xong Đời nhẹ khôn kham - Milan Kundera (Bản dịch của Trịnh Y Thư). Các phần chữ in nghiêng trích từ trong truyện.

Có lẽ cuốn này là đủ để kết thúc thể loại sách-đau-đầu trong năm 2013 của tôi. Không nghĩ là năm nay lại đọc nhiều sách loại này đến thế :)
 
---
Cô gái trong thúng cói

Tereza. Tomas nghĩ về cô như thế, và xét cho cùng thì, đúng thế. Lên thành phố tìm anh, cô đã vứt lại mọi thứ, để đánh cuộc đời mình ở nơi anh. Chính là cô đã tự đặt mình vào thúng cói rồi để nó trôi dạt đi đâu thì đi. Cô không cưỡng lại, mà cũng ko thể đi ngược lại dòng nước.

Nhưng rốt cục thì việc đánh cược "được ăn cả ngã về không" ấy, đã đem cho cô người cô yêu. Thời gian yêu nhau có đau khổ không? Có, đôi nào yêu nhau chẳng đầy rẫy khổ đau. Nhưng cô nên cảm thấy hạnh phúc, vì rằng anh ta yêu cô đến nỗi cô đau thì ảnh cũng thấy đau, mỗi tội anh là người gây ra nỗi đau ấy và cũng chỉ tại yêu anh nên cô mới đau. Tóm lại nó là một cái vòng luẩn quẩn và ủn hai người ấy vào với nhau, càng yêu là càng chìm sâu.

Cô gái đi ngược gió

Sabina, cô gái với chiếc mũ phớt và lòng kiêu hãnh, đi từ Tiệp Khắc sang Paris, qua Mỹ... Bằng tài năng là một phần nhỏ, còn bản năng đi-ngược-gió là phần lớn.

Sabina có bao nhiêu người tình nhưng chuyện tình nào cũng tuyệt vọng như nhau. 
Giờ đây, có lẽ chúng ta hiểu rõ hơn hố thẳm ngăn cách Sabina và Franz: anh hăm hở lắng nghe chuyện đời cô và ngược lại cô cũng hăm hở lắng nghe chuyện đời anh, nhưng mặc dù hai người thấu hiểu mọi ý nghĩa hợp lí của từng từ ngữ trao đổi, họ hoàn toàn thất bại trong việc nghe ra tiếng thầm thì của dòng sông chảy qua họ.
Ngay cả với Tomas, cũng không thể có kết cục nào tốt đẹp hơn cho Sabina. Vì cách nghĩ của hai người khác nhau. Vì cô kiêu hãnh quá thẳng thắn quá và ngược gió quá. Tomas thì cần thứ gì đó run rẩy tội nghiệp, để anh được ban ơn, được đưa tay chở che cứu vớt. Và dù cô gái có ngược lại những gì gì đi nữa, ngược lại cả quá khứ của mình: thì cũng đừng ngược lại anh!

Nhưng Sabina chẳng thể. Ngược gió, là bản năng của cô rồi. Cô cứ nhất thiết phải đi ngược gió cho dù nó có dẫn tới đâu đi nữa! Cho dù cái cách cô 'cuốn gói' và mất tích khỏi cuộc đời Franz sau này, có lạnh lùng tàn nhẫn mà sầu thảm thế nào...

Bao giờ Sabina mới gặp được một người nghe được tiếng thầm thì của dòng sông chảy qua cô và cô nghe được tiếng thầm thì của dòng sông chảy qua anh ta? Có bao giờ?


Người đàn bà Một nửa

Cô không có tên, và cũng không xuất hiện nhiều. Chỉ đôi dòng ngắn ngủi về cô, như thế này.
...[huyền thoại ai cũng biết trong quyển Symposium của Plato]: con người mang lưỡng tính nửa nam nữa nữ cho đến khi Thượng đế bổ đôi họ ra, và giờ đây những nửa con người đó lang thang khắp thế giới tìm nhau. Tình yêu là lòng khao khát ngóng tìm fân nửa con người bị thất lạc kia của chính mình.
 Nên, tôi gọi cô là người đàn bà Một Nửa.

Người đàn bà Một Nửa của Tomas không phải Tereza, không phải Sabina hay bất cứ người đàn bà nào đã đi qua đời anh. Anh chỉ gặp cô trong mơ, và anh day dứt. Nhưng anh có tiếc không? Không hề.

Vì cho dù có gặp người ấy, kết cục vẫn thế này:

Hãy giả thử có trường hợp như vậy, đâu đó trên thế giới mỗi chúng ta đều có người bạn đời có thời là một fần da thịt chúng ta. Phần kia của Tomas là người đàn bà trẻ trong giấc mơ. Vấn đề rắc rối là, người đàn ông ko tìm thấy fần kia của mình. Thay vào đó, một Tereza trong chiếc thúng cói đc gửi đến. Nhưng điều gì xảy ra nếu về sau anh gặp người đúng ý, cái fần kia của chính anh? Ai sẽ là người thích hợp hơn cho anh? Người trong chiếc thúng cói hay người trong huyền thoại Plato?
...
Một lần nữa, anh cảm nhận nỗi đau của cô trong tim anh. Mọt lần nữa, anh bị lòng thương lụy chế ngự và anh chìm sâu vào tâm hồn cô. Anh nhảy qua cửa sổ, nhưng cô cay đắng bảo anh hãy ở lại nơi nào anh thấy hạnh fúc [...] Và anh biết thêm lần nữa anh lại từ bỏ ngôi nhà hạnh fúc của anh, thêm lần nữa từ bỏ Thiên đàng nơi có người đàn bà trong giấc mơ và quay lưng lại cái "Es muss sein!" của tình yêu để chạy theo Tereza, người nảy sinh từ sáu việc tình cờ ngẫu nhiên buồn cười...
Thế đấy, là định mệnh của nhau có tác dụng gì đâu, có ý nghĩa gì đâu?

Thủy chung Tomas và Tereza sẽ vẫn bên nhau vì người này sẽ không chịu nổi nỗi đau mà người kia sẽ cảm thấy. 

Và thế là chỉ có cô gái Một Nửa, giờ sẽ loay hoay sao với một-nửa của mình? 

Hay cũng quăng mình vào thúng cói và trôi dạt đến chân một kẻ nào đó, chờ anh ta đưa tay vớt?

Hay cứ điềm nhiên mũ phớt và ngược gió: đi  một hành trình bất tận không biết điểm dừng?


Wednesday, December 11, 2013

Những con đường

này
rảnh k

?

tâm sự tý
đang chán

*
Và thế là bạn kể chuyện con cai sữa, con ở nhà bà nội trông, con ko theo bạn nữa, và giờ con đang ốm. Và buổi tối khi con khóc đòi bú thì bạn cũng muốn khóc theo. Và rồi thì bạn có kế hoạch là phải mổ tai, mà bạn không muốn mổ bạn nhát bạn sợ.

Mình nghe và nghe thôi. Còn mình không hiểu được. Và khi mình không hiểu thì mình không thông cảm được. Mình xin lỗi.

*
Bởi vì trong khi cả thế giới của bạn là con và chỉ có con mà thôi, thế giới đối với mình là tỉ thứ bà rằn. Đến lượt bạn cũng sẽ chẳng bao giờ hiểu Josh chết thì ảnh hưởng gì đến ai. Bạn sẽ không hiểu bọn teen thì liên quan quái gì đến mình và cái việc viết lách vớ vẩn thì có tác dụng gì cho trái đất. Sách xiếc của mình sẽ là những thứ trên mây trên gió. Con ốm hay khỏe, con ăn được hay không ăn được, thậm chí con ị được hay không ị được - mới là những thứ bạn quan tâm lo lắng tha thiết ngày ngày.

Bạn vẫn còn PM mình để "tâm sự", khi đang chán. Còn mình thì đã từ lâu chẳng bao giờ nghĩ đến bạn, khi mình chán.

*
Mình không biết nữa. Không biết nữa.

Monday, December 9, 2013

Lên núi trồng bơ

Sân trường cấp ba có kiểu lát một vài "đường viền" gạch màu đỏ, dọc ngang trên nền bê tông. Nó làm tôi phát minh ra cái trò chỉ đi trên đường viền gạch đỏ. Có lần đang đi tung tăng thì mấy thằng ku đứng trên ban công tầng 2, 3 í ới: "Ê hê hết gạch đỏ rồi, đi vào đâu!".

Sau này, khi đi trên vỉa hè, tôi thích đi ở phần sát mép vỉa hè. Và nếu ở cạnh đường ko có vỉa hè mà là mấy cục bê tông vuông vuông nối nhau chắn đường, thì tôi cũng cứ thích trèo lên bê tông mà đi.

*
Hôm nay tôi nhận ra đó là cách mình vẫn đang sống. Lúc nào cũng chông vênh chới với đan xuyên giữa lằn ranh vui và buồn, down và up, phởn và tự kỉ, hạnh phúc và cô đơn, tuyệt vọng và hi vọng, phá phách và dịu dàng.

Tầm này năm ngoái, tôi jobless. Ngày ngày ra quán café quen ngồi viết, tự nhận mình "freelancer". Tầm này năm nay, có job, có sách sắp xuất bản. Vậy mà thấy chẳng khác gì nhau.Tương lai vẫn tù mù y như thế. Xem Totoro thấy đẹp nhưng không thấy vui dù các bạn trong phim toàn là toe toét toét toe cười và hét và nhe nhởn răng trắng ởn. Không. Dư âm chỉ có buồn và lặng lẽ và quạnh hiu và hun hút, như đêm.

Cũng có thể vì Totoro gợi nhớ chặng đường từ Lũng Cú xuống Đồng Văn. Trời đen thăm thẳm. Xung quanh không một ánh đèn không một mái nhà. Chỉ có hai đứa và tiếng xe máy và ánh đèn pha xe rọi đường. Và những cột cây số thi thoảng lù lù trồi lên. Vừa dẫn lối, vừa hăm dọa. Tôi đã không biết cái gì lớn hơn: cơn lạnh, nỗi sợ sự quạnh vắng, nỗi lo tay lái không vững, nỗi sợ hết xăng, hay cảm giác "ừ hết xăng thì dắt bộ sao đâu!". "Hát gì lên đi đêm quá yên." Và thế là hát để dỗ mình.

Và cũng kiểu kiểu từa tựa thế, giữa lúc chán ngắt, vẫn có bọn lớp tiếng Anh làm tôi phát khóc lên được, vì ủng hộ mọi trò nhố nhăng của tôi, y như bọn A2 hồi xưa. Tỉ năm rồi đi karaoke mới thấy đông vui thế và bọn 9X cũng hát nhạc vàng nhạc đỏ rồi lẫn cả nhạc Trịnh, Bức Tường, Lam Trường... tùm lum tà la.

Giữa lúc chán ngắt, vẫn cười sằng sặc với thị Vìu và những đêm "say nhạc", nhăn nhở với nhau vì quần bò rách gối ko hẹn mà gặp.

Giữa lúc chán ngắt, có em bé tự nhớ và tự gửi bài Tết dù không nhắc không giục không đòi.

Giữa lúc chán ngắt, "bà" Thủy quạt bảo là mẹ chồng của "bà" phải đích thân ra nhà máy nhôm Hải Phòng để mua cho cái ca sắt tráng men (dù tôi chỉ nhờ Thủy quạt lúc nào tiện thể về đấy thì mua thôi chứ ko dám kinh động đến thánh mẫu!).

Giữa lúc chán ngắt, viết xog Lời nói đầu, được con Tèo thích và thằng Ti cũng thích. Chỉ cần tụi nó thích - điều đó còn giá trị hơn bất cứ biên tập nào!

Thế là từ buồn thành vui down thành up từ tự kỉ thành phởn từ cô đơn thành hạnh phúc từ phá phách thành dịu dàng từ toẹt vọng nảy ra hi vọng. Bong bóng vỡ bôm bốp lại có bong bóng xòe tròn bay lên, óng ánh màu cầu vồng.

*
Có một đêm, Bủm tự lảm nhảm một đống cám ơn này nọ (chả hiểu nó cám ơn cái gì). Rồi còn làm thơ tặng mới ghê.

Bởi vậy
Muốn lên núi trồng bơ
Xuống biển phơi cá khô mà sống
Thỉnh thoảng
Làm vài bài thơ
Mua cuốn sách hay
Mà đọc

Thôi cũng chả cần hiểu nó cám ơn cái khỉ gì. Thơ hay, thế là mọi thứ ổn ngay.





Sunday, December 8, 2013

Bụi vàng

Vì "cầu đường" của T và comment của em Gió, nhớ ra chuyện hồi nhỏ của mình. Công nhận hồi nhỏ có lắm trò mà, nghĩ lại k hiểu sao hồi đó nó hay ho kỳ bí nthế.


Ví dụ trò Ném lon. Một cái lon (ống bơ sữa bò, thường được trưng dụng từ ống bơ gạo của gia đình :">) đặt ở xa xa, rồi cả bọn đứng ở vạch và thi nhau ném cho cái lon đổ. Ném bằng gì á, bằng dép. Dép bay chiu chíu. Một đứa fải đứng canh cái lon ấy. Bọn ăn hại toàn ném trượt, đợi khi "cao thủ" ném đổ lon, thì ôm dép chạy. Cái thằng fải đứng canh lon ấy, khi lon đổ, nó fải dựng lại lon, rồi mới đc fép rượt bắt bọn kia. Nếu bắt đc thì bọn kia sẽ fải lên làm thay nó. Hồi đó "đại ca" trong xóm là thằng Cò. Nó chơi trò gì cũng giỏi. Bọn mình chỉ giỏi ăn theo nó. Còn 2 anh em nhà Võ, Váy (nó là zai chứ k fải gái, nhưg k hiểu sao nó tên thế) thì suốt ngày bị "hầm" (tức là fải làm lâu lâu lâu thật là lâu lâu).

Ấy chỉ có dép với lon, mà bọn mìh chơi hết cả buổi. Nghĩ lại vẫn nhớ những cú ném thiện nghệ của Cò và tiếng lon đổ kenggg kenggg kenggggg...

Còn một trò bí hiểm hơn, cần lực lượng đông đảo cũng như địa bàn "ra trò" mới chơi đc, ấy là Bắn bùm.

Bọn mình sẽ chia thành 2 đội, núp ở 2 bên cổng đơn vị (chỗ mẹ làm) hoặc là 2 bên chái nhà (nhà bác Thúy, ở cạnh nhà ông). Và trò này chỉ có chơi lúc tối thôi, ban ngày mất hết cả thi vị.

Thế rồi đủ mọi tư thế nhấp nhổm ngồi đứng thậm chí cả nằm sát mép đất - đều đc áp dụng - để lấp ló nhòm cái bên kia. Nhìn thấy đứa nào thì 'bắn' bằng cách gọi tên đứa đó. Trò này thực sự cực kỳ huyền bí diệu kỳ. Bọn mình chơi có "chiến lược" hẳn hoi. Ví dụ đổi áo cho nhau, để bên kia bắn nhầm. Hoặc treo áo lên đầu cái gậy rồi thò ra cho bọn kia bắn nhầm. Hoặcmột đứa làm 'tốt thí' đứng ra chỗ trống cho bọn bên kia "bắn", để bên mình bắn lại đc chúng nó.

Thi thoảng, bọn mình còn làm trò "biệt kích", bằng cách trườn bò bla bla... nói chg là lén lút để sang tận "hang ổ" của địch rồi bắn cả ổ chúng nó.

Ấy chỉ có mấy trò nhố nhăng thế thôi mà chơi mãi mãi mãi mãi mãi ko chán.

Bọn mình còn chơi cả trò đóng kịch. Có lần thì fải rút thăm để phân vai. Nhớ lần đó mìh đc nhận vai công chúa, lấy cái khăn vuông quấn quanh người làm váy. Chả nhớ diễn cái gì í, còn có cả "vua cha". Xog có đoạn công chúa nói thầm vào tai "vua cha" để vạch mặt một kẻ xấu. "Vua cha" khi ấy là anh Hiệp. Anh Hiệp sau này làm thủ môn bóng đá. Với tài năng của mình, anh đc mệnh danh là "găng tay mỡ" (thay vì "Găng tay vàng").

Lần khác, bọn mình đóng truyện Ba Giai Tú Xuất (đọc đc cái gì thì đem ra đóng mà!). Hôm đó hình như là ngày giỗ chạp gì ấy ở nhà ông, nên "bè đảng" tụ tập đông vui lắm. Có cả một ông anh họ xa xa xuống chơi. Ông này cuối cùng đc phân vai bà bán hàng (vịt ngan gì đó). Vẫn nhớ ông này nhà bán bánh phở. Ông í gầy lẻo khẻo mà diễn bộ tịch của bà bán hàng rất là đạt :)).

Bọn mình chơi cả trò thi hát. Chả nhớ ban bánh khảo cuối cùng chấm chiếc như thế nào, còn mình thì làm thí sinh. Sân khấu là cái giường, ban bánh khảo ngồi dưới đất.

Lại nói chuyện cái giường. Hồi 4, 5 tuổi gì đó, nhà có cái điện thoại mà vẫn còn núm quay số tròn tròn chứ k fải nút bấm. Ầy cái điện thoại để bày cho đẹp thôi chứ nhà ko có điều kiện. Thế rồi một hôm mìh với Tek chơi, giả vờ là "Tek đi nước ngoài gửi điện thoại về cho "mẹ" (mìh là mẹ). Nước ngoài là ở trên giường còn "mẹ" ở nhà là ở dưới đất. "Hàng" đc gửi bằng cách quăng véo từ trên giường xuống đất.

Cốp. Điện thoại vỡ tan tành. Mẹ (thật) của mình cho 2 đứa một trận lanh tanh bành :))

Nghĩ lại hồi nhỏ chuyện gì cũng kỳ diệu thật!





Thursday, December 5, 2013

[Ti] Cầu đường

Dọn bài của Ti, thấy bài này Ti viết, cứu net cho chuyên mục của tôi (như em đã từng cứu vô khối lần).

Đừng hỏi vì sao tôi iêu em :x

---
CẦU ĐƯỜNG
Trần Tiến

Tôi muốn viết hoa, Cầu Đường, như tên một người bạn. Như anh Hiệp, anh em thằng Phúc - thằng Hậu, con bé Nga, Quỳnh Dao... và nhiều đứa nữa không tài nào nhớ tên nổi, vì đã quá lâu.

Chắc bạn đang tự hỏi “Cầu Đường là gì” đúng không? Tất cả chúng tôi, bao gồm cư dân của thị trấn tuổi thơ nhỏ như bàn tay và bọn trẻ con cùng xóm chơi chung năm nào, đều gọi cái Hạt quản lý đường bộ số 735 như thế. Nó gánh nhiệm vụ thi công làm mới hoặc kiểm tra, sửa chữa cầu và đường cho cả huyện. Có thể kể ra mấy công việc thường xuyên đó là vá lấp ổ gà, quét lại những vạch kẻ trắng, sơn sửa hay cắm thêm cột mốc và biển báo giao thông...

Cầu Đường nằm sát vách nhà tôi, là mảnh đất rộng đến nỗi, tôi đã hào phóng tiêu xài gần mười năm con nít của mình để chạy chơi loanh quanh mà dấu chân chẳng thể phủ nào kín hết. Nhưng "địa thế" của nó thì tôi nằm lòng: chỗ nào núp vào trong trò trốn tìm thì ma quỷ cũng chả tìm ra, chỗ nào đào được nhiều trùn chỉ cho cá lia thia ăn, chỗ nào có nhiều rắn mối để bắt nhát tụi thỏ đế...

Bao xung quanh Cầu Đường là hàng rào chì gai, có mồng tơi leo xanh lưa thưa. Những sợi kẽm nhọn tua tua tủa chẳng dọa được trẻ con. Bọn tôi có một con đường bí mật để "đột nhập" vào trong, đó khoảng rào trống khuất sau gốc cây, được mấy anh lớn khai phá, vừa đủ từng đứa bò qua nhanh chóng. Cả đám chẳng bao giờ vào theo cổng chính, dù hoàn toàn được phép. Bạn biết vì sao rồi đấy, bọn trẻ đứa nào chả thích chui lỗ chó, cho có vẻ bí ẩn hồi hộp. Dù thi thoảng có đứa bị mắc vào gai kẽm, phải ăn roi vì quần áo thủng lỗ. Nhưng chằng chừa đâu, hôm sau lại trốn mẹ chui qua, vui thế cơ mà!

Để tôi nhớ coi... Có thể tạm chia Cầu Đường thành hai phần.

Nửa sau Cầu Đường là dãy nhà ở tập thể của vài chục chú công nhân được điều động đến từ khắp nơi, đa phần trẻ măng. Họ đen nhẻm vì nắng bụi, mặc đồng phục màu cam và mang ủng cao su, đội nón bảo hộ tròn quay như nửa cái gáo dừa, chiều chiều đi làm về toàn tìm bọn trẻ con sang chơi để chọc giỡn. Dọc đường mọi người biếu xoài mận trong vườn mà các chú chẳng ăn, toàn đem về bảo bọn tôi xếp hàng chia đều. Mấy chú siêng lắm, dành cả một khoảng đất để lên liếp trồng rau và nuôi gà sau giờ làm, tăng gia sản xuất như trong quân ngũ ấy, chỉ không có thời gian tự nấu nướng, phải nhờ một dì đầu bếp riêng. Hồi đó tôi ăn cơm chực bên đó hoài, vì là đứa đèo đẹt nhất đám, nên còn được cho thêm vài quả trứng gà đem về ăn mau lớn.

 Nửa trước - căn cứ chính của bọn tôi - là khoảng sân mênh mông để xếp vật liệu, phế liệu, xe chuyên dụng và công cụ, thôi thì đủ thứ, không khác gì bối cảnh ngổn ngang trong mấy phim hành động. Mà bọn trẻ con tưởng tượng rất thần thánh, cái gì cũng thành trò chơi được, chơi cả ngày.

Những thùng phuy nhựa đường mới nguyên xếp cạnh nhau thành một vùng rộng, cao ngang đầu, bằng phằng nhưng đầy khe hở. Chơi bắt rượt trên đó vui và ú tim phải biết, lỡ xui hụt chân xuống là bị bắt dính liền. Còn không, nó biến thành sân khấu ca nhạc tạp kỹ thiếu nhi. Mấy đứa con gái toàn tranh làm ca sĩ, cài bông lên đầu, đứng trên đó hát múa, bắt bọn con trai ngồi dưới ngóng cổ coi, vỗ tay và ngắt cỏ tặng. Gỗ bắc cầu từng thanh dài ngoằng xếp chồng lên nhau, vô tình xông xênh thành những cái bập bênh tung nảy như bay. Mấy biển báo giao thông chưa kịp lắp lại được trưng dụng làm bảng trong trò dạy học, phấn là than củi để nung nhựa đường. "Thầy cô" có khi còn làm toán sai, bị học trò chửi bới om sòm.

Xe tải thùng không nóc, xe lu bự như voi, xe cần cẩu cỡ nhỏ... là phương tiện tham chiến của mấy đoàn quân một-mét-mốt, tấn công quyết liệt bằng đạn âm thanh (la hét), bên thắng được bên thua cõng đi vòng vòng, còn làm sao phân định thắng thua thì chịu, không nhớ được.

Cứ như vậy, trò nọ đến trò kia, ngày này qua ngày khác, bọn tôi chơi say mê. Kể ra, những trò leo trèo nhảy nhót ấy không hẳn là an toàn. Con nít nghĩ rằng chỉ cần buộc cái khăn đỏ sau lưng và tiếp đất vững vàng sau khi phóng từ bánh xe lu xuống là đã trở thàng siêu nhân. Người lớn nghe kể lại chỉ biết hết hồn rồi thở phào, may mà tụi bây không té trày tay đó, mai mốt cấm không cho qua đó chơi nữa nghe chưa.

Nói vậy, chứ cấm gì được. Cầu Đường tưởng chừng chẳng có gì hay ho nhưng là thiên đường cho chúng tôi thỏa sức tung hoành. Hồi đó sân chơi thực sự cho trẻ con cực hiếm và gần như chẳng có ở cái thị trấn nửa chợ nửa quê của tôi. Nếu không được qua thì buồn lắm, te te vô ngồi kẹt cửa, giận dỗi bỏ cơm chứ chẳng đùa.

Bây giờ thì khác rồi. Đám trẻ con ngày xưa từng đóng vai mẹ con cha chú, nay đã lớn, đi xa, trở về và lạ lẫm nhau. Đám trẻ con bây giờ học thêm về thì ở nhà... học tiếp, hoặc chơi game, không (được/thèm) tập tụ. Cầu Đường nằm nguyên đó, nhưng đứng bên nhà nhìn qua tôi chẳng thấy gì nữa, vì mảng tường rào kín mít xây quanh.

Tìm đỏ mắt cũng chẳng có cái lỗ chó nào cho tôi chui vào tuổi thơ được nữa!

[Trà sữa cho tâm hồn 97]

Về một ngày rất bình thường

Lạ lắm ấy. Tự dưng ở đâu ra có cái niềm vui to đùng. Nó cứ to dần to dần như kiểu bơm hơi vào quả bóng bay. (mìh hi vọng nó ko đầy quá rồi nổ bùm).

Mà rõ là chả có gì bất thường thậm chí hôm qua còn hơi hơi weird, tối qua còn tối tăm mặt mũi vì việc (cuối cùng chả làm gì chỉ ngồi chơi :)) ).

Đại khái sáng nay dậy ko (quá) muộn, dọn fòng, viết bài, rửa bát, cafe. Xog con bạn tuần trc làm mìh cáu điên lại ngon ngọt bảo "cần gặp mày lắm lắm". Hợp đồng thì chưa ký, lại delay. Lại thêm bài. Ờ em lovetop vẫn trong tình trạng nghễnh ngãng lơ mơ mà chưa có sửa.

Nhưng đi đường cứ thấy đường đẹp trời đẹp nắng đẹp Hà Nội đẹp cái quái gì cũng đẹp. Nghe "ta tìm mãi chẳng thấy nên giờ cứ lang thang", "đời nhiều ô trống tình không vẹn mười" rồi cả "bao nhiêu năm rồi làm gì và được gì" vẫn thấy đẹp.

Có cảm giác như ở đâu đó, đang xảy ra cái gì đó. Rất kỳ diệu.

Thật đấy!


Lấy từ imgfav, in ít lâu rồi



Tuesday, December 3, 2013

Cao nguyên cô đơn và con đường Hạnh Phúc




Và giữa bộn bề báo cáo bài vở bla bla nợ nần chồng chất, con Nureng gan lì bơ đi tất tật để "xả lửa" chuyến đi.


Lịch trình:
3 đêm 2 ngày
- Đi ô tô lên Hà Giang (đêm 1). Đi từ 9h, ~4h30 đến nơi.
- Từ Hà Giang thuê xe máy đi Quản Bạ => Yên Minh => Lũng Cú => Đồng Văn (ngày 1) (~220km)
- Ăn tối và ngủ ở Đồng Văn (đêm 2)
- Từ Đồng Văn qua Mã Pì Lèng về Mèo Vạc => từ Mèo Vạc về lại Yên Minh => Quản Bạ => Hà Giang (ngày 2) (~170km)
- Từ Hà Giang đi ô tô về lại HN (đêm 3). Hạ cánh ở Mỹ Đình lúc 4h40' sáng.

Tổng thiệt hại: 1051k/đứa. Về cơ bản thì:
- Ô tô HN-Hà Giang: 200k/lượt (xe Bằng Phấn)
- Thuê xe máy: 200k/ngày (cô chú Hồng Hào: xe mới, cô chú siêu nhiệt tình)
- Xăng: ~100k/ngày
- Ăn: có bữa 15k có bữa 150k, tính trung bình chắc 50k/đứa/bữa chính

Câu chuyện về cơ bản thì chỉ có thế.

Như thường lệ, dưới đây là "phần chìm của tảng băng chìm", hay còn gọi là, các tiết mục loằng ngoằng của Lurang :">.

1. Nói hay không nói, thái độ là vấn đề

Khi lên ô tô ở Mỹ Đình, chúng tôi trao đổi qua lại dăm ba câu về cung đường này nọ, thì một ông trung tuổi bên cạnh quay sang nhìn nhìn, rất đánh giá và rất kiểu "ranh con đú đởn". Thấy thái độ ấy, tôi đã biết điều dừng cuộc trao đổi lại. Nhưng ko may, ông bác đã cất lời, hỏi han, giọng điệu như kiểu "hai con kia trốn nhà đi đâu".

Prue lịch sự vẫn trả lời rất ngoan ngoãn lễ phép, còn tôi (láo toét) lừ lừ k thèm nói gì. Nói chung sau đấy xe tắt hết đèn hành khách lên chuồng đi ngủ nên ông bác kia ko có cơ hội hỏi han nữa. Tới Hà Giang, mọi người đều dậy và ngong ngóng chờ chỗ xuống. Ông bác "quan tâm" lại ko thể ko tiếp tục hỏi. Prue ngoan ngoãn lễ fép vẫn trả lời để rồi bị ông í bảo "Điên!" (vẻ hết sức bức bối, thiếu nước nói xong nhổ nước bọt cái "bẹt" nữa là hoàn hảo). Khổ, bác chả cần phải chửi toẹt ra thế thì thái độ của bác cũng đủ lắm rồi, cháu cám ơn bác lắm lắm.

Và tôi tiếp tục lạnh te tỉnh bơ nthế.

*
Khi gặp cô chú cho thuê xe, từ đầu thì tôi cũng serious (chủ xe và khách thuê cơ mà, làm hợp đồng cơ mà => bệnh 'nghề nghiệp' trỗi dậy). Sau đấy, khi ngồi với chú Hào, hỏi đường sá này kia trong lúc chú hút thuốc lào và kể chuyện ngày xưa chú đi làm công trình xây dựng bla bla, thì, giời ạ, rụng hết cả lạnh te với chả tỉnh bơ!

Chú Hào siêu hiền, siêu nhiệt tình, chỉ dẫn đâu ra đấy. Nói hết chuyện đường đất thì quay sang chuyện cây đào trước cửa sao chưa tuốt lá (cứ phải cuối tháng 11 chú mới tuốt), rồi, như mọi ông bố bà mẹ khác: khoe con - chủ đề bất tận ko bao giờ chán :D.

Cô chú Hồng Hào ko bảo chúng tôi điên. Biết 2 đứa gái đi, cô chú chọn cho xe ngon nhất (mà nhà cô chú mới làm cho thuê xe nên toàn xe mới cả). Cô chú cũng chuẩn bị sẵn cả đồ lề sửa xe, đứa nào k có áo mưa thì cô chú cũng có áo mưa, rồi thì dây chun mũ bảo hiểm bla bla... (nghe bảo cả áo cờ VN cho bọn nào thích lên Lũng Cú chụp ảnh cũng có :)) ). Nói chung là trang bị đến tận răng. Rồi hỏi hàng ăn sáng, chú chỉ cho ngay hàng bánh cuốn cách nhà vài bước chân. Hôm sau về hỏi hàng thịt nướng, thì cũng (lại) có một hàng cách đấy vài chục bước. Nhờ chú mua rượu ngô luôn thể, chú bảo có bà chị quen, lấy rượu trên kia uống ko đau đầu (cái này thì chờ cháu check rồi feedback sau).

Tóm lại là kính thưa ông bác đã bảo cháu điên, bác đã hiểu vì sao cháu ko (thèm) nói chuyện với bác?

2. Tìm và không thấy. Không tìm và thấy
Tôi ko xác định đi Hà Giang vì tam giác mạch (hay tứ ngũ lục thất bát cửu thập giác mạch) gì cả. Hà Giang là nơi phải-đi, mà giờ mùa tam giác mạch qua rồi, dân tình đổ xô hết về Mộc Châu hoa cải rồi => Hà Giang vắng.

Vắng, chính là tiêu chuẩn to đùng nhất để chọn Hà Giang lúc này.

Prue thì bị 'cuồng' tam giác mạch. Từ Quản Bạ, thay vì đi thẳng lên Yên Minh thì phải rẽ vào Lùng Tám để tìm tam giác mạch cho nàng. Lùng Tám ko có tam giác mạch, hoặc ít nhất là cho đến tận chỗ bờ sông thơ mộng mà 2 đứa lôi đồ ăn trải khăn, như kiểu đi picnic ngắm cảnh bên sông - vẫn ko có tam giác mạch. Prue tiếp tục sùng sục đòi lên Lùng Hóa, mà cái đường ấy mới chỉ ở giai đoạn rải đá. Đất đá lổn nhổn đi xóc muốn chết. Đi mãi mãi mãi, gặp một chị từ trên đó đi xuống hỏi lên tới bản còn xa ko, chị bảo bọn mày mới đi đc ~1/3 đường thôi. Prue ngậm ngùi quay lại (trong sự thở phào giải thoát của tôi).

Thế rồi, trên đường lên Lũng Cú, ở đoạn loanh quanh Ma Lé, chúng tôi gặp một vạt tam giác mạch, trong niềm hân hoan bất tận của Prue (mặc kệ tôi sốt ruột phát rồ).

Và cho dù tôi cũng không kỳ vọng sẽ gặp hoa cải, thì vẫn gặp những vồng cải hoa vàng rực, một vài lùm cà dại vàng hườm (đọng nắng :) ), một bụi cúc chi vàng lốm đốm trước nhà... cùng vô số thứ hoa dại không tên mà chúng tôi (tự) gọi tứ giác mạch, ngũ giác mạch và gi gỉ gì gì mạch.

*
Trong lịch trình ban đầu, Prue tính rình ngày chợ phiên Mèo Vạc hoặc Đồng Văn. Cuối cùng đi chả trúng ngày nào của 2 phiên chợ ấy. Tới Đồng Văn 7h tối, có phiên vào mắt. Và ở Mèo Vạc sáng thứ 2, chỉ nhìn thấy những lều lán quạnh hiu.

Nhưng ở Quản Bạ sáng chủ nhật, 2 đứa đã lang thang chợ Tam Sơn chật ních người. Ở đây, chúng tôi ăn thử quẩy + bánh bao + bánh rán mà "mẹ đẻ" chúng nó như thể là cùng 1 thứ bột: đem hấp thì thành bánh bao, nặn tròn rồi rán thì là bánh rán mà nặn dài dài rồi rán thì nó thành quẩy :)). (Tôi còn thửa đc một đôi giày vải xanh bộ đội, can tội bướng, đi boots chứ ko mang giày thể thao.)

Và hôm sau từ Mèo Vạc về Yên Minh, tình cờ gặp chợ Lũng Phìn.



Ban đầu là 2 đứa nhìn thấy bao nhiêu là người bản địa đi ngược chiều chúng nó, ai cũng ôm trên tay, gùi trên lưng cái gì đó. Mặt mũi rất hoan hỉ phởn phơ. Có người đeo cả cái chảo to đùng trên lưng. Người hí hửng lôi con bò đi hăm hở. Hỏi một chị, chị bảo đi chợ Lũng Phìn. "Cứ đi thẳng đây là tới rồi".

Chợ Lũng Phìn đông và náo nhiệt gấp mười lần chợ Tam Sơn. Ở đấy, khi đi tìm mua khăn Hà Giang, 2 đứa nhận đc một cú tát xây xẩm mặt mày (ko chỉ với riêng 2 chúng nó mà với toàn thể cộng đồng dân phượt nói chung :)) ), rằng:

- Khăn này từ Hà Nội chuyển lên mà!
- Cái gì ạ?
- Ừ nhưng ở Hà Nội cháu ko thể tìm thấy nhà máy đúng ko?

 Và bác bán hàng đã nhất định ko chịu bớt, vì "công vận chuyển từ HN lên đắt lắm".

Cũng ở chợ, khi tìm mua mấy cái khăn nhung về biếu bà, gặp anh bán hàng siêu thật thà.
- Vải này Trung Quốc chứ gì anh?
- Đúng rồi, Trung Quốc á! - Mặt rất tự hào, ko ngờ nói xog 2 đứa ngúng nguẩy đi luôn :))

Lại vẫn ở chợ, thử thứ bánh gạo mà bột có vị chua (hình như cũng cùng một 'mẹ' bột-nghìn-tác-dụng như ở Tam Sơn). Quay lại hỏi chị bán bánh sao nó lại chua, ăn có đau bụng ko. Chị cười ngất bảo ko sao đâu, thật đấy!

3. "Nghiện" Đồng Văn
Trong chuỗi câu chuyện khoe con bất tận của cô chú Hồng Hào, rằng thằng nhỏ học ở HN, giờ học xong đi làm rồi, thi thoảng về nhà chơi mà nó thích đi Đồng Văn khủng khiếp. Nhà giăng đầy ảnh nó chụp những rừng thông, núi Đôi và các địa danh trên đường Hà Giang lên Đồng Văn. Có lần về nó chả vào nhà, phi thẳng lên Đồng Văn xog rồi lại phi về Hà Nội. Cô chú mở dịch vụ này, cũng 1 fần là vì, có những lần thằng nhỏ dẫn bạn về mà cả thành fố hết sạch xe, ko kiếm nổi xe nào để đi.

Trước khi tôi đi, Hà Giang chỉ là một nơi phải-đi, nhưng đi rồi, tôi biết mình sẽ còn quay trở lại. Vì nó là một vùng đất sống, chứ ko fải là một địa danh cố định. Nghĩa là đi Hà Giang tháng 11 sẽ khác Hà Giang tháng 12 và sẽ khác Hà Giang tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6... Đi qua những làng những bản, với những cái tên chợt nhớ chợt quên, với đào trồng như hàng rào ngoài sân, tôi biết, mùa xuân ở đây hẳn rất tuyệt vời (nhưg cụ tỉ thế nào thì fải đi mới đc :"> ). Đi qua những thạch địa trơ trọi đá mà màu xám hắt lên cả trời và hơi lạnh đến nỗi nắng gắt nhất giữa trưa cũng ko xua đi được, lại nghĩ đến khi giữa đá xám vươn lên những thân ngô xanh nõn, như chú Hào kể: "Họ có một vốc đất bằng nắm tay này, nhét vào khe đá rồi thảy vào vài hạt ngô. Thế mà nó cũng lên cây!". Chú Hào còn kể về một nơi mà đến đó tầm tháng Sáu, khi đào trĩu quả, sẽ thấy như đang ở Hoa Quả Sơn (ấy, và tôi lại muốn đi Hà Giang tháng Sáu nữa!).

Và những phiên chợ lùi cứ tỉnh bơ rơi trúng ngày nào đó, chẳng hẹn mà gặp, như Lũng Phìn. Làm sao mà không mê cho được?

4. Đường Hạnh Phúc
Là tên con đường từ Mèo Vạc dẫn lên Mã Pì Lèng. Và là thứ mà chuyến đi này dạy tôi.

Rõ ràng, hạnh phúc là cảm đồng và chia sẻ, chứ không phải là định kiến và đánh giá. Tôi, đã từng, chỉ trong một buổi chiều quyết định và sửa soạn và thế là đến tối tung tẩy đi Sa Pa. Nhưng chỉ một lần ấy thôi, chứ khi "nhớn khôn" rồi thì không bao giờ có chuyện vô tư "xách ba lô lên là đi" (vì rất có thể sẽ chả còn đường quay lại!). Thế nên, chúng tôi, 2 đứa con gái đi Hà Giang, không hề điên. Cứ việc nói tôi điên, vì lí do gì đấy khác, nhưng nhất định không phải vì lí do này!

Và trong khi sửa soạn cẩn thận cho chuyến đi, thì tôi cũng lại học được rằng, không có kế hoạch hay sắp đặt nào cho Hạnh Phúc cả. Tôi không đuổi theo nó nhưng cũng không ngồi im chờ nó tới, khều khều vai và bảo "Này cậu ơi mình là Hạnh Phúc đây". Tôi gặp Hạnh Phúc trên đường. Những tam giác mạch, những chợ phiên Lũng Phìn... và cho dù có không gặp đi chăng nữa, thì tôi cũng tự bày được đủ trò vui trên đường. "Picnic" bên bờ sông Miên xanh như mơ. Uống cà phê ngắm mặt trời xuống núi - trên cột cờ Lũng Cú. Dừng ở một chỗ "view đẹp" bên đường ăn củ đậu. Rồi ngồi một chỗ phất phơ nào đó khác, trên đường, có ruộng đã gặt còn trơ gốc rạ, có vài tảng đá nhô lên giữa ruộng, có đàn trâu gặm rạ khô, mõ trâu kêu leng keng... để cà phê và nhìn mặt trời lặn lần cuối (trong chuyến đi này). Thế là đủ vui :)

Cung đường tôi đi cũng dễ ẹc, không off-road, không Bắc Mê (Du Tiến - Du Già - Mậu Duệ). Nhưng việc bằng lòng với hạnh phúc đơn giản (và có phần dễ dàng) là chuyện của tôi, dẫu dân phượt pờ-rồ có nhìn và cười thối mũi. Ai quan tâm chứ!

Và tôi yêu Hà Giang, trong nỗi cô đơn của những nếp nhà bơ vơ giữa núi, những thạch địa trơ trọi, những cụm mây đơn độc trôi, rồi tan vào trời.

Có lẽ nào, cô đơn và hồn nhiên. Thế là đủ Hạnh Phúc? :)











P.S: Phải gửi lời tới Prue, rất cám ơn em và cũng rất xin lỗi em, đã chịu đựng một con khó tính quái vật suốt cả chuyến đi :">