Monday, December 28, 2015

Người vận chuyển


Ảnh ghé nhà, quăng vào một cái ba lô bự thù lù mà sau này nghe kể nào là 1 tỉ quần áo rồi cả mùng mền cả võng cả đồng phục đi làm. Mời ảnh ăn bánh uống nước nhưng ảnh sấp ngửa bảo đi ngay thôi bao nhiêu việc cơ mà.
Ảnh thồ Lu và việc đầu tiên ảnh chê xe nát te. Việc thứ hai là, ờ thôi tuy bao nhiêu việc nhưng anh quá đói sáng giờ chưa kịp ăn nên dất khoát phải đi ăn đã rồi làm gì làm. Vậy nên tôi ngồi ngó ảnh ăn tô phở với nguyên dĩa ớt của quán nhà người ta, cũng có thể gọi là quán bồ ruột của ảnh mỗi lần ảnh ra Hà Nội, quán nhỏ xíu gần cái bến xe ồn ào ngay mặt đường bụi bặm. “Phở ngon cực anh thề!”
Đường chạy thẳng mãiii làm ảnh phát chán. Rồi rốt cục cũng đến tiệm hoa ảnh vứt Lu vào lựa hoa, ko quên chê hoa quá xấu hỉn rồi bỏ ra ngoài hút thuốc để rồi sau này kể lại rằng nó chọn hoa hết nguyên ba tiếng đến nỗi anh hút thuốc lá chán quay ra hút thuốc lào và uống hai li trà đá (à và tất nhiên lúc Lu cắm hoa thì ảnh cũng ko quên chê hoa xấu hỉn, và tất nhiên khi Lu makeup thì ảnh bảo hèn gì cái mặt thấy ghê :)) ). Xong hoa hoét, hai anh em lại tong tả chạy đi lấy ô tô.
Đến đây thì hai con zời được phen chờ mệt nghỉ vì thằng lái ô tô còn bận lượn vè vè vài chuyến nữa: “Chờ em khoảng… một tiếng nhé!”
Thế là lết bộ đi kiếm quán cà phê. Lu nói mấy quán nơi đó đều dở òm đi quán xa xa đi! Ảnh đi đc 3 bước kêu chời ơi mấy chục năm nay mới đi bộ ở Hà Nội nè, rồi ờ chưa bao giờ chạy xe máy ở Hà Nội nè, ra đây toàn đi taxi nè, trong khi vẫn vỗ ngực khoe hồi nhỏ anh đi xe điện nèee… Đến bước thứ 4 ảnh bảo lạnh bỏ mẹ thôi ngồi bừa đi mày :)).
Vậy thôi ngồi bừa cái tiệm chán òm. Tất nhiên, ảnh lại chê cà phê chả ra gì. Nói, “lúc nào em mời đi cf chỗ này ngon cực” ảnh bảo thôi mày ngon thì ngon chứ cực thì thôi khỏi đi, uống cà phê mà phải cực hả.
Ngồi lê lết mãi mới lấy đc xe. Hai con zời lại chạy ngược xuôi đông tây Hà Nội lết về phía Nam. Ăn trưa lúc 3h khi hai con đều đói lả. Rồi, lại ngược lên phía Tây Bắc để enter đường mòn Hồ Chí Minh.
Ảnh cầm lái, kể đủ chuyện trên zời.
“Một hôm anh nhận lời đi đòi nợ dùm con nhỏ kìa. Vô nhà thằng đó mới biết nó vừa đi tù ra ôi tía má, với nguyên đám đàn em đứng canh và hai con bẹc giê cao gần bằng mình. Thôi đâm lao theo lao chớ sao. Nói bạn tao nó bảo mày cầm tiền nó lâu lâu chưa trả kìa, mày giả nó đi cho nó còn làm ăn. Thằng đó nói. Tao nợ nó nó ko đòi thì thôi ai mượn mày đòi. Anh nói ờ là tao nói dùm nó vậy. Thằng đó bảo. Ờ mai mốt tao trả tao có định quỵt đâu. Rồi mời nhau ngồi nhậu. Con nhỏ kia đứng ngoài chờ lâuuu quá gọi điện hỏi. Anh nói ờ đang ăn nhậu nè về đi!”
“Một hôm ẻm ca sỹ đi diễn dắt theo con nhỏ. Ẻm nói anh đi mua dùm em bịch sữa cho nó. Anh đi cùng với một ông ra tiệm hỏi mua sữa. Thì có 1 thằng đang đứng đó nói câu gì đó kiểu như chọc ghẹo rất mất dạy. Ông kia bèn nện nó. Vừa nện xong thì tự dưng thấy xung quanh gươm giáo sáng lòa hóa ra thằng đó đứng làm mồi nhử và có nguyên băng đi theo, đang đợi đập thằng nào đó. Thì ông kia tự dưng ra tay. Thế là chạy tóe khói bọn kia rượt tung trời. Ngu gì ngu dữ!”
“Một hôm trong quán oánh nhau. Rồi anh đang bị một thằng ôm ghì thì một thằng khác cầm gạch chọi. Anh né được, gạch trúng đầu thằng kia. Anh bỏ chạy rồi bọn nó rượt theo. Xong anh bảo thôi rồi bọn mày đánh nhau hả, chơi. Nhưng đưa thằng kia đi cấp cứu đi ko nó chết đó. Quả thực thằng kia gạch chọi bể đầu máu chảy te te. Sau này quay lại cảm ơn vì nếu ko hôm đó chắc nó chết thiệc.”
*
Giọng ảnh pha tạp đủ Bắc Trung Nam, vì quê gốc một nơi sinh ra một nơi giờ ở nơi khác mà thực ra chạy xe tối ngày, thời gian ngồi trong con xe chắc nhiều hơn thời gian đi lại dưới đất. Mấy ngày đi cùng, ảnh ngủ ít mà vẫn tỉnh táo dư sức nhậu nhẹt, nhưng ko có nghĩa là ảnh trông gân guốc găngxtơ hay thâm trầm sâu sắc: ảnh vác cái mặt ngầu ngầu lại đi với cái bụng bự tròn, và cái mặt ngầu ngầu nhưng nói chuyện thì siêu nhảm. Nói chung, là một tập hợp nhiều mâu thuẫn. Những lúc bực mình Lu hay nói đệm (kiểu, vãi tè), ảnh bảo ủa mày nói bậy quá chời nhe, anh có nói câu nào đâu anh ngoan vậy còn gì!
Ảnh theo đạo Phật giống má, kể về ba hồi xưa giỏi thế nào: Toán Lý Hóa gì ổng dạy đc hết (chả qua anh lười học ham chơi quá chời). Còn nói, mặt anh hồi nhỏ đẹp nè, lớn lên y chang nè, chả qua có lần tai nạn bị càaa mặt xuống đường nè nên mới hỏng nhan sắc vầy nè. (“Vì sao cà mặt xuống đường?” “Ờ tại anh nhậu xỉn…”) Nhắc lại về Hà Nội, ảnh nói: Hà Nội có mỗi cái xe điện hay nè, bỏ xe điện đi chả còn cái quái gì!

*
Có lúc, Lu ngồi ghế trước cạnh ảnh, thấy ảnh đánh lái chút xíu rồi trả lái luôn. Và ảnh hỏi: nè nhìn thấy cây đinh ko? Lu dụi mắt nhìn ngược nhìn xuôi bảo đâu làm gì có. (Tất nhiên đợi nó dụi mắt xong thì xe cũng đã đi khỏi cây đinh tít tắp mù khơi). Anh nói, nó có chút xíu, nên anh mới ngoẹo xe đó. Hồi xưa sư phụ anh bảo chừng nào mày chạy xe mà nhìn được thấy cây đinh trên đường, là mày ngon rồi nha.
Mà lúc đó anh bảo, làm quái nào chạy xe mà nhìn được cây đinh? Rồi lâu lâu tự nhiên thấy nè. Công nhận ổng giỏi thiệc.
*

Ngày về, bảy rưỡi tối xe dung ở Diễn Châu ăn quán gà ngon kinh dị, ảnh gọi ông chủ quán là đao phủ (quả thực giống, vì ổng gầy thô lố cầm con dao bự chảng phang con gà), kể cái roẹt hết profile ổng. Rồi kể thêm là dọc đường từ đây ra Bắc có mỗi quán này và một quán ở Thanh Hóa ăn được còn lại thì ko ra cái gì hết chơn.
Tám rưỡi, chui lên xe. Các con zời được ăn ngon và mệt rũ ngủ lăn. Ráng thức nói đôi ba câu, sợ ảnh buồn ngủ, mà ko nổi (vì mình còn buồn ngủ hơn!). Mười một rưỡi tỉnh dậy, ngơ ngác thấy xe đã lù lù chợ Mơ!
Chú đi cùng xe lại bảo dừng đây ăn phở, khoe quán bốn mươi năm rồi nè. Ảnh ăn cái roẹt xong vừa lúc chú khoe bốn mươi năm, ảnh bảo dở òm ko bằng quán ruột của ảnh :))


--
P.S: lâu rồi mới đính tag trên-đường (và thấy phởn :D ).


Thursday, December 24, 2015

First day of love never comes back



Ở đây không có gì, ngoài cà phê an ủi.

Hôm nay khi hắn hỏi nghe nhạc gì nhỉ. Anh mới nhận ra rằng ồ đã lâu rồi anh chẳng kiếm nhạc gì mới. Adele ra bài mới thì nghe, nhưng Adele vẫn là 1 cái tên cũ. Ngoài ra? Ừ. Thì. Anh ko có lúc nào kiếm nhạc mới để nghe cả. Từ khi vào Hộp-dế.

.
Nếu Zoo giống như cái sở thú, nhưng at least nó có thể coi như 1 cái khu bảo tồn thiên nhiên nơi các thằng người muốn đi thăm các con vật thì các thằng người hãy đi mà chui vào cái lồng và đi vòng quanh. Tất nhiên Zoo chật chội ko cho anh nhiều không gian đến thế. Nhưng sự thoải mái kệ-mẹ-xung-quanh thì có. Anh khóc nhè chè thiu ở Zoo cũng được, và sẽ ko ai biết gì hết.

Hộp-dế thì chật hẹp bức bách, như một cái bao diêm ngột ngạt mà con dế anh ngọ nguậy bên trong. Ngoài cà phê an ủi, chỗ đó chẳng còn gì. Tòa nhà chocolate sau lưng, đã từng gây choáng váng, giờ chỉ như một vật gì đó đứng đó cả nghìn ngày, nghìn ngày.

.
Chiếc blog thi thoảng vẫn người ra người vào. Thi thoảng vẫn người chôm chỉa. Hôm nay có thằng người nào đó đọc một bài cũ nào đó làm anh click vào đọc lại theo. Trong đó có Nightwish hát nên anh mở lên nghe. Và thế là again quay lại cái sự, đã lâu rồi chẳng có thời gian cho việc gì khác cho sách cho phim cho viết cho nhạc cho đàn. Cây guitar lại đứt dây E thấp. Blog mọc rêu chứ đừng nói đến truyện chiếc gì. Hắn cóp cho chiếc fin Inside Out mà chưa coi đc. Anh như con dế thoi thóp trong Hộp-dế này. Và lại ốm bẹp, again.

.
Cái sự ốm bẹp làm anh chạnh lòng. Như trong cuốn sách bullshit mà anh đang sờ sẩm, có đoạn bảo:

Dream fulfillers are happy & healthy. Dream killers are depressed and sick.

Mặc dù đó thực sự là 1 quyển như shịt, nhưg mà cái điều đó ko khỏi làm anh lo lắng.

Anh có fải thằng dream killer ko? À trong cái sách đó cũng nói thêm rằng, vui với cả buồn là do lựa chọn cả. Mày cứ nhăm nhe vào nỗi buồn nên mày buồn thôi (thằng người loser ạ).

.
Nhưng mà anh thấy hắn nói cũng đúng. Cả anh cả hắn (ai nữa éo biết) đều như mấy cái cây đứng im nhìn thời gian trôi nhìn mùa qua đi. Nhìn mùa xuân ươm lộc mùa hè phủ lá xanh mùa thu trùm lá đỏ và mùa đông rắc tuyết lơ thơ.

Cứ đứng im như một cái cây giữa tất thảy các thứ chảy qua, tràn qua. Nhìn các thứ chảy qua, tràn qua.

Và không bao giờ trở lại.




Monday, November 30, 2015

trong lúc tôi quay mông với đời


bạn nè,

Black Friday bạn có vớ đc thứ gì hay ho không?

.
hôm, Black Friday của tôi. giờ tan tầm, tôi leo lên bus, sau một đêm không ngủ một sáng vật vờ và một chiều lang thang.

mũ len rộng vành sụp kín mắt. tôi cắm đầu chơi game ngay khi có chỗ ngồi, dù đầu tôi căng như dây đàn, dội lên những tiếng ong ong. tôi chơi quài chơi quài... đến khi pin sụt. quờ tìm khắp ba lô không thấy. bèn thảy điện thoại vào một ngăn rồi ngồi im.

bởi vì ngồi im, nước mắt lại cứ rớt tùm lum tà la.

.
tôi nghĩ là tôi có tài năng thiên bẩm trong việc khóc lóc hết sức kín đáo. thật. tôi chỉ rớt nước mắt và thi thoảng sụt sịt một tí nước mũi trong veo (tởm vãi haha). bạn tưởng tượng lúc đó bus thì đông, và ồn, và tôi sụp mũ kín mặt, ôm ba lô trên gối. ngoài việc thi thoảng phải quệt nước mũi thì chẳng có gì đáng ngờ cả.


.
tôi thực không thể nhớ rõ khi ấy tôi đã khóc nhè chè thiu từ trước, hay là chơi hết game điện thoại hết pin rồi mới bắt đầu sụt sùi. tôi cũng không nhớ lúc ấy tôi đang vật vã ở cái khúc nào. khi tôi mở mắt, sau một lần chớp thật lâu vì nước mắt quá đầy, tôi thấy một cái khăn ướt đặt lên ba lô của tôi. người đặt cái khăn còn đưa tay đẩy khe khẽ, sợ nó rơi. cô ấy đứng ngay cạnh chỗ tôi ngồi, khoác cardigan màu vàng sáng, có túi hai bên. cổ ko nhìn thấy mặt tôi, và tôi cũng ko nhìn thấy mặt cổ. nhưng chúng tôi đã ko CỐ để thấy mặt nhau làm gì. tôi cũng không CỐ đoán vì sao cổ biết tôi khóc nhè chè thiu.

.
nhưng khi chạm vào mẩu khăn, tôi khóc thêm một pha nữa.

đã lâu (không biết bao lâu), tôi ghét xung quanh. nghĩa là trừ ra những thành phần thuộc thế-giới-của-tôi, hoặc phần mà tôi tự-thân xớn xác muốn đâm vào, phần còn lại tôi rất hết sức tránh xa, rất hết sức muốn trở nên vô hình, rất hết sức mong đừng ai đụng vào tôi cả hãy để tôi yên đã là hạnh phúc lắm cho tôi rồi.

hóa ra thế giới không vô-tình như tôi nghĩ.
và tôi không vô-hình như tôi tưởng (là tôi có thể).


.
tôi tất nhiên đã già bỏ mẹ, để chẳng vì một điều bé tí như vậy mà đủ vớt tôi lên khỏi bể sầu. nhưng ít nhất tôi không chìm nghỉm nữa.

và rồi tôi cũng nghĩ, đời thực ra là một thằng trẻ con chẳng kém gì tôi đâu. hắn sẽ ham vui mà bày trò quá trớn (chỉ là vì hắn ham vui), và nghịch dại (chỉ là vì hắn quá vô tư) chứ bản chất không độc ác hay tàn nhẫn. rồi khi tôi hờn dỗi quay mông lại đek thèm chơi nữa, hắn mới hối lỗi, mới lúi húi loay hoay gửi đến các sứ giả hòa bình.

như là cô gái khăn-giấy. như là anh chủ tiệm cà phê, mặc dù hôm ấy test món cà phê dở tệ nhưng phán một câu ấm lòng: em hôm nay trông bồn chồn lạ, không như mọi ngày.

(đủ biết là mình không vô hình, phải không?)

.
bạn,

là tôi lười, chứ đáng ra sẽ có một tấm hình. mà tôi nghĩ bạn cũng hình dung được thôi. chỉ là tấm hình chụp mẩu khăn ấy, thứ khăn ướt ở một tiệm ăn bất kỳ. tôi vẫn còn nhìn thấy trên bao bì màu đen in tên tiệm màu trắng.

đương nhiên, ắt hẳn. đó là mẩu khăn cô gái ấy đã đưa cho tôi. tôi đã cất nó đi, hẳn rồi. còn lúc ấy tiếp tục dùng tay quệt nước mũi trong veo (hahaa).


Friday, November 27, 2015

Cuối con đường



Anh đã draft 1 chiếc entry về những-chuyện-chỉ-hai-dòng trên bus. Rất nhiều, nhưng mỗi thứ chỉ hai dòng thôi. Bus mà. Vèo qua. Trong chớp mắt người lên người xuống. Lấy đâu ra một thiên trường tiểu thuyết đầu đuôi?

Anh thậm chí đã outline xong xuôi. Định rằng sau tất cả các đống chuyện đó, sau những đông và chật và mùi người và mùi điều hòa muốn ói, thứ đọng lại vẫn luôn luôn là tình yêu. Ấy là hậu quả di chứng của thời thanh niên tươi chẻ để lại, anh muốn nghĩ khác đi gì cũng ko đc.

Nhưng mà anh đã chẳng viết cho xong chiếc entry ấy.

Hôm nay trên chuyến xe về thiếu oxy, khi anh ngồi như con cá ngáp lờ đờ, thì thấy có hai đứa nhỏ lên xe cùng nhau. Đứng cùng nhau. Nhìn cách chúng nó nói chuyện là biết chúng nó đang thinh thích nhau. Có lúc xe thắng gấp, thằng nhỏ đưa tay đỡ lưng con nhỏ, tất nhiên nó chưa mạnh dạn, chỉ dám đỡ xíu xiu thôi. Rồi sau đó thì ghế trống 1 chỗ, con nhỏ ngồi, và hai giây sau thì ghế đằng sau lại cũng trống một chỗ. Chẳng biết chúng nó có nói gì ko hay bác ngồi cạnh con nhỏ tự nhiên tinh ý, nhảy xuống ghế phía dưới cho hai đứa chúng nó ngồi với nhau. Khi chúng nó quay sang nhau, anh nhìn nghiêng nghiêng khuôn mặt con nhỏ thấy có thứ ánh sáng trong trẻo của tuổi trẻ, tình yêu. (Thứ trong trẻo ấy phải bọn đục-ngầu mới thấy rõ.)

Và đáng lẽ ra đó có thể là một đoạn rất happy ending cho chiếc entry kia. Cho đến khi anh tự dưng chảy nước mắt. Nhận ra rằng là ồ mình khác mẹ gì một cụ U80, mắt hấp háy lấp lánh nhìn đời bàng bạc, cho vui thế thôi. Đúng, nguyên chiếc entry kia sẽ chỉ là nhìn. Chỉ NHÌN mà thôi. Không thò chân vào gì sất.

Và anh nhận ra đó thực sự là điều anh muốn vào lúc ấy. Anh ước mình đã đi xong con đường dài bất tận này. Anh không biết còn phải oằn tà là vằn bò lết trên nó bao lâu nữa?

.
Có một hồi, ko hiểu có phải do ảnh hưởng của chiếc phim The sixth sense, anh feeling mình có cái trực-giác mẹ gì đó.

Bây giờ thì anh thực sự chỉ mong anh chẳng có trực giác gì cả. Hay cái trực giác của anh hãy sai bét nhè chè đỗ đen đi. Hoặc không thì, anh nên ngu ngu đi chút.

Tri túc thường lạc.

Anh sao cứ lỡ qua lằn ranh đó?





Monday, November 2, 2015

Mẹ có còn đó chăng, thưa mẹ?




[Chữ của Exenin]

Quán cà phê xưa ngất, ba vách tường để gạch trần đẹp chết ngất. Đá hoa cũ chết ngất. Khung cửa sổ cao rộng ngây ngất trông ra mấy tán cây xanh lấm tấm lá vàng, lấm tấm nắng, trong một buổi sáng lạnh chuẩn đầu đông se se gió.

Quán cà phê loa ấm, nhạc êm. Cà phê lại cũng mộc lấy từ BMT. Bàn ghế lởm khởm ếu cái gì khớp với cái gì. Ví như anh đang ngồi ở một cái ghế đệm và xoay và bọc rằn ri, và bàn là một thứ chế lại từ cái máy khâu, vẫn còn nguyên tấm chân vịt dưới chân, có thể đạp đạp (cho vui, chả hạn).

Quán cà phê vắng thiu bị anh ngồi mọc rễ từ sáng. Đến trưa, khi anh chủ quán hỏi cái-cây không đi ăn trưa đi à, thì quán đã kín 5 bàn.

Một trong các bạn khách vừa đến, loằng ngoằng thế nào đã kịp mượn điện thoại của chủ quán. Giọng bạn nhẹ mà nghe rõ vang vang.

"Mẹ à. Con quên điện thoại. Mẹ tìm, đâu đó trong phòng con nha. Và tìm 'cuộc gọi gần đây' nha. Và tìm người tên abc nha. Và gọi cho số đó bảo là con đến chỗ hẹn rồi nha."

Bạn cảm ơn chủ quán và trả điện thoại. Lúc sau lại có điện gọi lại cho bạn.

"Mật khẩu ạ? Vâng là blablo. Vâng mẹ tìm người tên abc."

Lúc, điện thoại lại reo. Chủ quán nói bạn cứ cầm điện thoại đi bao giờ xong thì hãy giả.

*
Anh vẫn luôn cho rằng mình backup tốt, các thứ cần khẩn cấp gấp đều sẵn sàng ở dropbox, ở Google drive, rằng dẫu đang ở đâu đó giữa Hà Giang xa xôi hay trên đường Mù Cang Chải, vẫn có thể check mail, sếp cần gì vẫn gửi roẹt được. Bạn khách kia, có lẽ cũng.

Nhưng khi vật bất li thân điện thoại không ở cùng mình thì backup bằng gì đây? Và bạn khách kia sẽ làm gì nếu ở nhà không có mẹ?

Anh nhớ mấy cái tranh buồn cười, vẽ thằng con hỏi mẹ đủ thứ. áo con đâu quần con đâu đồ ăn con đâu sách con đâu mẹ có thấy...? Và với ông bố thì câu hỏi duy nhất là: Bố, Mẹ đâu?

Hỏi "Mẹ đâu?" là một câu hỏi quen. Nhưng hỏi "Mẹ có còn đó chăng, thưa mẹ?" thì không quen. Và nghe rất hoang mang. Khi anh tìm thử, bản dịch nghĩa tiếng Anh (từ tiếng Nga) thậm chí còn hỏi thẳng tưng: Are you still alive, my old lady?

Có thể, gã trai phiêu bạt giang hồ hỏi giỡn cho bà già hắn vui và khỏi chửi "mẹ cha mày đi đâu giờ mới thèm nhớ đến tao?" (Ông bố, nếu có, sẽ giữ cái mặt lạnh băng không thèm đếm xỉa đến thằng mất dạy và again bà già lại là người thủ thỉ giữ hòa khí cho cả nhà.)

Và bởi vì có Mẹ, nên nhà mới là nhà.

*
Hôm qua, có người đi nửa vòng trái đất. Nhờ bạn thân chăm sóc mẹ dùm.

Anh nghĩ. Chẳng gì backup Mẹ được đâu.




Thursday, October 22, 2015

Con đường dài đầy gió



But still they lead me back
to the long, winding road

Tôi đã tìm thấy con đường, hay đã nhận ra, thì đúng hơn. Dù nó không gắn với lần-cuối nào giữa chúng tôi. Nhưng đó là con đường, mà tôi đã, vẫn, luôn đi, khi ấy. Con đường, thực ra rất ngắn, có màu xám, có hàng xà cừ hai bên và một vòm ao lục bình tím ngắt. Tôi đã đến và đi, đến và đi, với lòng vui phơi phới non xanh, với ưu tư cũng phơi phới non xanh.

Cho đến một lần chào tạm biệt trước một lần đi. Chúng tôi không đưa tiễn ở sân bay. Chỉ dừng ở con đường. Chào nhau non xanh buồn cười kiểu bắt tay một cái và ôm một cái.

Kể ra, đó cũng là một lần cuối.

Và con đường, đúng ra, hóa thành chỉ một chặng-đường. Cũng như con đường vắt ngang lưng núi nhìn thấy biển phía xa xa mà trong hình dung tôi có trăng dát bạc, có đá dăm xám xanh, có cỏ cây lúp xúp và tigon hồng rực.

*
Con đường dài đầy gió bất tận của tôi.

Tôi vẫn lầm lũi cắm đầu đi mãi.






Wednesday, October 14, 2015

23 Dấu chấm lửng




[...]

Khi nhận chìm mình trong ký ức, tôi thỉnh thoảng ko thể nhìn vào hiện tại mà ko có C., mang ảo giác rằng cuộc chia tay chưa hề diễn ra và hai đứa vẫn ở cùng nhau, như thể tôi đã có thể gọi điện cho cô ấy bất cứ lúc nào và rủ đến Odeon coi phim hay đi bộ qua công viên [...] Rồi bất thình lình, thứ gì đó sẽ mạnh bạo ném tôi trở về hiện thực ko có C. Điện thoại sẽ đổ chuông và trong lúc đi nhấc máy tôi sẽ để ý (như thể lần đầu tiên, với trọn vẹn niềm đau của sự nhận-ra) chỗ C thường để lược trong fòng tắm lúc này trống trơn. Và sự thiếu vắng cái lược sẽ như một nhát dao găm vào tim, một lời nhắc ko thể đương nổi rằng cô đã ra đi.



[...]
Cái ấm nước nằm trong bếp sẽ chợt phà ra ký ức về C, lọ sốt cà chua ở kệ siêu thị có thể bằng một mối liên hệ lạ lùng nào đó nhắc tôi về một cuộc shopping tương tự vài tháng trước. [...] Sự sắp đặt những chiếc gối trên sofa gợi lên cách cô gối đầu lên chúng mỗi khi mệt mỏi, cuốn từ điển trên kệ sách là lời nhắc về niềm háo hức tra những từ mà cô ko biết.


[...]
Thế giới hữu hình ko cho fép tôi quên. Cuộc đời còn tàn độc hơn nghệ thuật, bởi nghệ thuật luôn cam-đoan rằng những thứ xung quanh hữu hình fản ánh tâm trạng của của các nhân vật. [...] Thế giới bên ngoài ko chạy theo những tâm trạng bên trong tôi, các tòa nhà làm nền cho câu chuyện tình của tôi và nơi cảm xúc xao động của tôi khởi fát, lúc này lại ko chịu thay đổi bộ dạng để fản ảnh trạng thái bên trong tôi. Cũng những cái cây xếp dọc con đường dẫn đến điện Buckingham, cũng những căn nhà trát đá rửa nằm trước công viên Hyde, cũng bầu trời mang màu xanh sứ, cũng dòng xe chạy qua cùng những con đường ấy, cũng các cửa hàng bán cùng những món đồ cho cùng bằng ấy người.

Sự từ-chối-thay-đổi này nhắc nhở tôi rằng thế giới là một thực thể vẫn sẽ tiếp diễn bất kể tôi đang yêu hay ko yêu, hạnh fúc hay ko hạnh fúc, sống hay chết.



[...]
Rồi ko thể tránh khỏi, tôi bắt đầu quên C. [...] Tôi nhận ra ký ức về C đã tự trung hòa và trở thành một phần của lịch-sử. Tội lỗi cũng đi theo sự lãng-quên này. Sự vắng mặt cô ko còn làm tôi đau, điều làm tôi đau là mối dửng dưng của tôi với chuyện đó. Việc quên, tuy bình thản, cũng là lời nhắc nhở rằng tôi đã ko chung-tình với những gì một thời tôi đau xót nắm giữ.


[Alain Botton, Essays on Love]


Friday, October 9, 2015

Hôm chia tay ô cửa vẫn sáng đèn


Gió mùa về.

Buổi chiều vườn xám và đầy gió, thứ gió mùa đem đến chút rùng mình và phủ màu xanh xám sáng lên cây, lá, và cả nền gạch hoa.

Tôi trải thảm, khuân bàn và đồ đạc ra vườn ngồi. Pha một bình nước rêu lành lạnh. Tự dưng nghĩ sẽ chẳng còn những sớm mùa đông ở đây nữa đâu mà nhìn sương giá về mà quên quên nhớ nhớ.

Vội ngước mắt lên cao, cho cái gì đó khỏi rơi ra, từ mắt.

.
Sập tối, tôi tưới vườn xong dọn đồ ra khỏi nhà. Ngó lại một vòng trước khi khép cửa phòng, thấy đèn ngoài ban công hắt sáng qua khe cửa sổ. Nãy tưới cây và đóng cửa, tôi đã quên tắt.

.
Tôi đi trong sân lờ nhờ tối. Ai đó quên bật đèn cao áp trước dãy A10, hoặc, đèn đã hỏng, hoặc, người ta chưa kịp đổi giờ bật đèn theo múi giờ mùa đông.

Tôi nhìn lại A9 sáng ánh leo lét trắng, vô thức ngước lên nhà một thoáng, rồi quay đi ngay khi thấy có gì xộc lên cay cay mũi. Gió hun hút thổi tóc rối bung. Tôi rảo chân đi y như ko có chuyện gì. Y như tôi đã từng ko dám ngồi lại ghế đá, sợ đứng lên ko nổi.

Đây đã từng là sân não-rỗng của tôi. Bây giờ? Sau này? Không biết nữa.

Cũng như ai đó, chỉ còn là ai đó tôi từng biết mà thôi.

.
Many times I've been alone
And many times I've cried
Any way you'll never know
The many ways I've tried

But still they lead me back
To the long winding road
You left me standing here
A long long time ago...


Hôm nay, nhớ về ai-đó. Tôi cố nhớ lần cuối gặp nhau giữa chúng tôi là khi-nào ở-đâu. Nhưng lục lọi mãi không tìm thấy the long & winding road nào cả, vì đơn giản là tôi không nhớ.

Có thể là lần-đó? Hay là lần nào-đó mà tôi đã không đếm không save, vì không nghĩ đấy là lần cuối cùng. Hoặc vì, nó nhạt nhẽo hời hợt đến độ không để lại một vệt ký ức nào trên vỏ não?

Cũng có thể, là, chưa bao giờ.

Chưa-bao-giờ.




Qua ô cửa thời gian

(title là chữ của anh Hải Bột)

1.
Bus băng qua đường tàu, về làng. Chỉ cần chạy qua cái đường tàu thôi, là thành-phố, với tắc-đường trở thành cái gì đó rất xa xôi. Làng, ngoài việc đã xây đường đẹp đẽ và trụi thui lủi cây và hai bên đường là các nhà ống xấu đui xấu thùi, thì vẫn làng-không-thể-tả, vắng-hoe không-thể-tả.

Đó là một buổi chiều vàng ươm nắng. Bus chạy qua trường tiểu học. Lũ trẻ con lớp Một, lớp Hai líu ríu xô nhau lên xe. Đồng phục xốc xếch. Cặp to hơn người oằn trên lưng, có chiếc bung khóa phơi bày ngồn ngộn sách vở. Lũ trẻ đứng, ngồi, ko thôi chí chóe. "Nào các con, đứng cẩn thận không ngã đấy!". Phụ xe mặt non choẹt mà người lớn như đúng rồi.

Trường làng nên cách nhà chẳng bao xa, chỉ qua 1, 2 bến bọn trẻ lại líu ríu xô nhau xuống. (Trước kia ko có bus, chúng vẫn tung tăng cuốc bộ đến trường được tốt).

"Nào các con, từ từ không ngã nào!".

Phụ xe mặt non choẹt vẫn không thôi người-lớn.

2.
Sáng, trời mưa. Mới mưa thôi, người vẫn vắng và bus vẫn chưa kịp lép nhép bẩn, vẫn là một cái hộp khô và ấm, bon đi giữa trời xám, loang loáng nước. Cảnh bên ngoài mờ mịt vì những vệt nước và hơi nước ẩm trên mặt kính. Bên trong bus như một cái gì không thuộc về ngoài kia. Và thằng người ngồi trong bus như thể 1 thằng đang enter vào thế giới này bằng Tưởng ký.

, ko thể nào hoang đường hơn đc nữa, bus tự nhiên te te chạy nhạc:

Bỏ lại nơi ấy mắt biếc
bỏ lại nơi ấy luyến tiếc
bỏ lai nơi ấy
bao ước mơ tan vào nhau...!
(Hà Okio)

Và lúc ấy thằng người thấy, giữa nó với bus còn một lớp gì đó, bao quanh nó. Nghĩa là chính nó cũng được ngăn với chiếc bus bằng một tưởng ký.

Thằng người ngồi ghế trước, bỗng đâu giơ điện thoại. Xoay camera trước thu trọn mặt của chủ nhân và thằng người ngồi sau, và thằng người ngồi sau nữa.

Thằng người trong-tưởng-kí, thấy mặt mình chình ình giữa camera kia, bất giác, đưa tay lên che mặt.


Wednesday, October 7, 2015

Bóng trăng, trắng ngà

nhạc tử tế ở đây

nhạc nhảm nhí bên dưới.

---
Bóng trăng trắng ngà
Có cây đa to
Có thằng Cuội già
ôm một mối mơ
Lặng yên ta nói Cuội nghe:
"Ở cung trăng cứ ở đi"!
Xuống đây có gì?
Có cây đa đâu!
Có loài người sầu
Ôm vạn nỗi đau...

Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước nào?
Lặng nghe trăng gió bảo nhau:
Tìm đâu quê quán bồ ơi?
Dưới kia lũ người
Cứ ganh hơn thua
Cứ sợ thiệt thòi
Thôi mình tránh xa

Các con dế mèn
Suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền
Nên nghèo xác xơ
Nghèo ư, cũng đến vậy thôi
Nhìn mây gió lững lờ trôi
Uống sương, tốt rồi
Sớm mai đây tôi
Sẽ được lên trời
Sẽ rời thế nhân

Sáng rơi xuống đồi
Sáng leo lên cây
Sáng mỏi chân rồi
Hãy về với trời!
Đừng đem sáng xuống trần gian
Vì không ai để đùa chơi
Sớm hôm lũ người
Kiếm ăn xong xuôi
Tối mỏi chân rồi
Chỉ ngồi hắt hiu

Cháu Lu chán đời
Muốn lên cung trăng
Kiếm hoài ông Trời
Xin mượn cái thang
Mười lăm tháng Tám trời cho
Một ông trăng sáng thật to
Cháu Lu chán đời
Muốn lên cung trăng
Kiếm hoài ông Trời
Không tìm thấy thang...!


Tuesday, September 8, 2015

Phía Tây

.
Tháng Ngâu gì kỳ. Suốt nửa đầu tháng, nắng rang cả cây. Nắng chẳng thua gì tháng Sáu. Sau đấy có mưa đi chăng nữa, mưa rầm rập đi chăng nữa, thì chỉ sểnh một ngày không mưa, lại nắng vỡ òa.

Ko lẽ lũ quạ đã thôi bắc cầu Ô Thước? Hay uyên ương xưa đã khóc chán rồi?

Hay uyên ương xưa cũng dứt khoát cách nhau ba nghìn thước? Và mưa, thực ra là nước mắt lũ quạ khóc ròng vì hoài công bắc cầu không có người đi?

.
Những buổi chiều, nắng vàng rười rượi cả khoảng ban công phía Tây, hắt ánh vàng chói lóa qua ô kính.

Anh khi đó, hoặc sẽ đang chăm chú gì đó rất kinh mổ bàn phím choành choạch. Hoặc có khi chỉ là đọc ầm ầm lướt net ầm ầm.

Khi nắng tắt, nhìn ra ô cửa, thở khe khẽ kiểu đuối hơi, rút cạn sinh lực (chả biết có fải tại làm việc tử tế ko hay chỉ là ăn trưa vớ vỉu nên giờ tụt đường huyết).

Trong tiếng thở nhẹ êm và ánh sáng dịu dàng ve vuốt mắt, nghe thơm phức mùi mực, giấy - ở gian phòng kho sách sau lưng.

.
Ở phía Tây. Anh đã quen với việc không có hò hẹn luncheon, không có cà phê vỉa hè Lò Gạch lò ghiếc gì hết. Buổi trưa khỏi phải vắt chân lên trán nghĩ bây giờ ăn gì nhỉ vì đơn giản xung quanh đồng không mông quạnh chả có cái khỉ gì ăn.

Cũng phía Tây. Đi mãi thành quen. Đường không còn ngun ngút xa vạn dặm. Anh thậm chí còn nảy ra tí thinh thích chặng đường về. Đầu tiên ở chỗ đèn xanh đèn đỏ quay đầu, gặp một bầy chim cánh cụt đứng dàn trận lơ ngơ tơ hơ kín một vỉa hè, nghĩ quái lạ ông người bán đâu mà để chim như thế? Nhìn kỹ, phì cười thấy ổng nằm rạp trên thảm cỏ, núp sau một hàng rào cây thấp tè chưa tới đầu gối người.

Đi tiếp, đến chỗ rẽ từ Đại lộ Thăng Long vào một cái phố tên kiên cố như cục gạch là Cương Kiên (đã gúc gồ nhưng bác í cũng k biết đây là ai cái gì), thể nào cũng đụng một đàn bò nghênh ngang đi ngược chiều. Rồi dọc cái phố kiên-cố-lô-cốt-bê-tông ấy, lề đường bày bán đầy những xe ngô mới bẻ từ ruộng lên, y như đang ở đâu đó Hà Tây (cũ). Rồi rảnh mắt ngước lên qua bên phải sẽ thấy hoàng hôn dát vàng. Những ngày trời trong, sau mưa, còn nhìn thấy đường viền dãy núi Ba Vì hằn in rõ nét.

.
Phía Tây, đường về hôm nay. Anh đi lòng vòng ngoằn ngoèo qua một cái đường tắt. Vô tình, nhận ra mình từng đi đúng theo lối này, vài năm trước, để ra nghĩa trang tiễn một người bạn-lớp-Năm nằm xuống. Bạn hồi đó, một trong những đứa thông minh nhất lớp. Bạn nhà nghèo, đi bộ mấy cây số đến trường, buổi trưa lại đi bộ về nhà ăn trưa chứ không ăn cơm bán trú như bọn mình. Có lúc bố mẹ định cho bạn thôi lớp học với chúng mình, về lại trường làng thôi. Chúng mình khóc lóc ỉ ôi thế nào ấy, rồi bạn được miễn học phí. Chúng mình lớp-Năm lúc ấy vô tư, thấy thế là sung sướng. Tất nhiên, những ngày tháng đẹp đẽ ấy, với các niềm vui vô tư kiểu vậy, không kéo dài. (Mà gọi là đẹp-đẽ là đối với mình thôi, đó là quãng thời gian khai phá cá tính như một ẻm sâu vừa bò ra khỏi kén bắt đầu mọc cánh. Mẹ mình thì sau này luôn nói đi nói lại rằng đấy là một quãng thời gian sai lầm của bà, cho mình đi học ở đấy chỉ tổ hư đốn.).

Cũng vì đi theo lối này, hôm nay, đi qua một trong hai ngả đường vào lại trường cũ, tức là trường hồi mình lớp-Năm đó. Có hai ngả vào trường. Một ngả cho những ai đi từ phía trên xuống, như người bạn kia. Một ngả cho những đứa từ đi từ phía dưới lên, như mình. Những ngày lơ ngơ cuối lớp Bốn, mẹ đèo mình đến trường bằng xe đạp. Có hôm nghe chỉ đường tưởng là đường tắt nào ấy, vòng lên ngả này mới ngã ngửa vì xa tít. Mẹ guồng mỏi hết chân con ngồi vặn vẹo mỏi hết mông. Đi qua cây cầu nhỏ chỉ vừa cho xe máy đi ngược chiều tránh nhau, vẫn nhớ cảm giác chênh vênh khi leo lên chiếc cầu cao hẳn so với bờ hai bên.

Hôm nay đi qua, cây cầu nho nhỏ cao cao đã trở thành béo phị lùn tịt. Mặt cầu rộng cho ô tô đi vừa và thấp sệt xuống bằng đúng hai bên bờ.

Mình đã không (dám) tiện chân mà rẽ qua trường cũ. Ngôi trường với cánh cổng màu xanh sẫm thấp tè, mà bao nhiêu năm sau quay lại thấy vẫn thế.

Bây giờ sợ là quay lại nó không thế. Thì sợ lắm.

Với lại cả khi nào có bị gì đó, thì mới ghé qua một tí. Những gì quý quý như kiểu bụi vàng quá khứ, phải dè dặt để dành vậy.






Bên dưới mỏm đá



Anh đang đi đến chỏm đầu của một mỏm đá nhô ra. Vực sâu bên dưới, có thể là một thung lũng um tùm cây, một dòng sông chảy xiết, một đại dương thăm thẳm xanh, hoặc là một khu làng với vài túp nhà thấp thoáng những dải khói lam trong ráng chiều vàng ối (anh thì ngồi luôn trên đầu chỏm đá để ngắm), hoặc cũng có thể là một thành phố bố của hiện đại đông đúc chật chội xe chạy veo véo trên những cung đường lắt léo uốn lượn như tơ lụa. Cũng có thể chỉ là một đô thị nhộn nhạo xô bồ bố của xấu (và anh thì coi như ko nhìn thấy nó bên dưới mắt, anh đang mải ngắm hoàng-hôn). Nói chung anh không định nghĩa nó bằng hình thù, chỉ biết nó là một khoảng mênh mông bên dưới mỏm đá.

Thế rồi. Anh gặm một quả táo cho chỉ còn trơ lõi. Xì xụp một tách cà phê và rồi chỉ còn cái cốc giấy. Nhằn hết quả cam Vinh để lại ít hột. Đọc một quyển sách hay xong xé roẹt mấy trang tâm đắc. Nghe một bản nhạc ra gì đấy, rồi thâu lại vào một băng cassette.

Cũng có thể anh nguệch ngoạc chuyện con lợn con gà gì đấy bằng thư pháp của anh nham nhở, rồi xé roẹt giấy gấp máy bay. Hay chả buồn nguệch ra, chỉ  nằm vắt chân ê a chính những chuyện con lợn con gà. Với cả khoảng không trước mắt. Với cả hoàng hôn, ông mặt trời đỏ (ắt hẳn là như lòng đỏ trứng gà). Với cây cối mây bay gì đấy. Với gió vờn. Hoặc mù sương mù mưa những ngày xấu trời, có thể.

Rồi thì, nào là lõi táo cốc giấy hột cam trang sách băng cassette máy bay giấy. Tất thảy các thứ ấy, anh ném vèo xuống dưới. Những chữ chảy ra từ chuyện con lợn con gà cũng tung hê xuống đấy. Bất kể là thung lũng um tùm cây, con sông chảy xiết, đại dương thăm thẳm, ngôi làng với vài túp nhà thấp thoáng khói lam hay thành phố đô thị này kia bất kể đẹp xấu. Không cần biết. Anh chỉ biết anh ném toẹt các thứ kia xuống.



Anh thây kệ môi trường ô nhiễm ra sao, lõi táo có thể rụng trúng đầu ai, chút cà phê sót lại làm hỏng váy trắng nào, hột cam lỡ đâu rơi giữa vườn đào còn máy bay nhỡ vướng cánh con chim ất ơ đang bay liệng. Chữ có thể rớt xuống sông biển thành phao, cũng có thể như UFO làm đắm mẹ nó con thuyền nào đó.

- Khốn. Đấy là cái hố rác của nhà mày à! (Siêu nhiên nào đấy trên trời thò ra hỏi rất vô duyên)
- Đúng chính ấy hố rác nhà mình. (Anh chả lời vô cùng lịch sự)
- Mày xả rác lung tung thì có.
- Thú vui của mình, biết sao?
- Dưng mày gây ảnh hưởng đến người khác!
- Ai bảo nhảy vào hố rác mình làm chi?
- Ai bảo đấy là hố rác nhà mày?
- Mình bảo. Chính mình bảo thế đấy.

Và chính đấy là cái blog này.



Thursday, September 3, 2015

Latte là xữa đóoo!!!



Lu's got a flu. Mắt hắn giựt giựt. Mũi hắn ách xì nổ trời kéo theo nước mũi chan hòa và giọng hắn nghẹt i như fin.

Lu đang hạc tiếng Í, ở cái trang duolingo. Từ đầu Lu định nhấn vào tiếng Spain xog vui tay ấn lộn qua tiếng Í.

Hạc đc hai buổi, cho đến tối qa. Trong lúc bạn hắn đi Phú Cuốc hết lời ngợi khen fong cảnh, thì hắn chỉ có thế lày.

Hình như có nhiều từ tA có gốc ý
Hay k hỉu là t ý gốc anh
Tiêang nào có trc nhỉ :))))
Vdụ a book = un libro, toy liên tưởng đến library
Và suy luận là oh với ng Ý, có q sách nghĩa là có 1 cái thư viện trog tay
Ủ ôi nên thơ qớ
Hoặc menu hay có chữ food & beverage, thì trog tiếng ý beve = drink
Hay hemmmm???

Khổ thưn bạn đang khoe chiện đi Phú Cuốc gặp fải thèng điêng :))

Đến hnay thì hắn hét ầm lên khi biết latte = milk. Bình thường chỉ biết latte nghĩa là ko fải cappu ko fải mocha ko fải americano ấy mà!

Thật, hồi U mấy gì đấy, mới hạc tiếng Anh chắc cũng chỉ hâm đến cỡ này!!!

*
Lu hi vọng sớm đóng lại blog. Đó là khi hắn làm đc chút việc có ích. 



Tuesday, August 18, 2015

Quyền được yên thân




Làm sao để mà các bạn, chỉ cần biết đọc chứ chưa cần có học, hiểu đc rằng thông tin cá nhân nói riêng, và sự riêng tư cá nhân nói chung, là thứ riêng tư, cần được tôn trọng và bất khả xâm phạm, như bất cứ bộ-phận-cơ-thể-nào mà bạn không-muốn-phơi-ra trước-bàn-dân?

Anh thừa biết câu hỏi kia của anh sẽ như đập vào vách đá khi gặp các bạn dân tộc gì đó hay châu Phi gì đó, các bạn sẽ phìiii vào mặt anh mà rằng: ê a, xứ chúng tao vẫn để ngực trần, che mình chỉ một manh khố hơ hết mông ra ngoài, thì thông-tin-cá-nhân của mày là cái nồi gì mà phải giấu???

A ha anh sẽ chả lời như này: Ok hàng đứa nào đứa í dùng. Tao ko cản trở sự nghiệp thả rông mông ngực của mày, thì cũng không khiến mày xông vào lột áo (lẫn quần) dùm tao, viện lí do rằng chúng mày như thế nên tao PHẢI thế. (Phải cái củ cải!)


*
Mấy nay, lớp cũ xôn xao họp-lớp mười-năm.

Đáng lí, kể ra, fàm là cựu-bí-thư, thì anh ắt hẳn phải là đứng lên tổ chức kêu gọi vận động nài nọ. Yẹp, như anh đã từng, cái thuở, năm-năm. Ấy nhưng khốn nạn mất dạy làm sao, anh hẻm làm gì chơn. Đã vại dân tình hò hét anh đi, anh hẻm đi. Anh đã chả lời ban-tổ-chức như thế.

Nhưng (lại nhưng thêm phát nữa, cho máu). Cho đến hôm qua, vẫn có đứa gọi điện thọi giả lả.
Đứa gọi điện thọi: Nèeee, cuối tuần tao mời đi CƯỚIiii tao
Anh (lỡ mồm): Hả. Ủa. M cưới rồi mà?
Nó: Tao cưới nữa ko đc à? Cưới LẦN HAI!
Anh (bị ngượng mồm): À ờ ờm ờm...

Thực ra là nó cưới chóa gì đâu, nhưng chỉ vì muốn mờiiii anh đi họp lớp mà nó fải hi sinh thân mình đến thế. Cái ngày nó mời cưới LẦN HAI, nghĩa là cái ngày đi họp lớp ấy mà. Thật là xâu xắc chân tình đáng ghi nhận.

Tiếc thay, anh vẫn đèo đi.

Và buồn thay, anh rất đỗi chi ư hèn, chỉ úp mặt vào blog kể lể chứ ko dám xổ toẹt với chúng nó rằng tao đã lặn 3000 thước biển đừng bắt tao ngoi lên, khi mà, cái sự gặp nhau sẽ chỉ làm những lấp lánh cuối cùng của thuở hoa niên tắt mẹ mất, trong tao!


*
Khi anh liệng lờ các shop bán hàng online ở f**kbook, nhiều lần gặp cảnh chủ hàng phải hớt hải nhắc các bố mẹ lạy hồn xin hãy gửi thông tin địa chỉ ship hàng các kiểu qua tin nhắn đi post trên tường thế này bọn khác nó hốt mất thông tin, nó cướp khách (ừ thôi chủ hàng thiệt khách thiệt chóa gì), nó giao hàng lởm cho (ơ ơ... ấy lúc í thì ai thiệt? rồi lại ối các mẹ ơi nhà í nó làm ăn này nọ... ổ ôi xợ quá các mẹ ơi bây giờ chúng nó thật là ghê hông...).

Thôi cái bọn ngờ gờ u tự nguyện bán (thông tin) mình cho thiên hạ ấy, thây kệ mợ chúng nó.

Nhưng có hôm anh lại gặp mẹ chủ hàng hồn nhiên KHOE nhà mình đông hàng, bằng cách chụp cái mặt bàn/tường đính chi chít note vàng order của khách, ghiđủ thông tin anh A chị B địa chỉ C D số điện thoại XYZ đặt cái gì...

Phúc tổ bảy mươi đời anh chưa bao giờ mua của con mẹ đó. Chứ tên anh mà xuất hiện ở một trong các tờ note vàng trong cái hình đó, thì ôi thôi rồi chúng mình khi đó biết tay nhau.

Còn cái bọn ngờ gờ u hơn mà anh căm thù vì leak email của anh nữa. Chưa bao giờ chúng nó biết bcc là cái gì gửi mail là chúng nó phải cc cho cả làng cả tổng nhà chúng nó biết mail anh, để hòm thư anh spam thư rác lúc nào cũng đầy ngùn ngụt...

*
Nói đến đây, nếu em vẫn còn la bai bải rằng em không hiểu thông tin cá nhân của anh có cái nồi gì mà anh phải giấu như mèo giấu ấy, và rằng chỉ là mọi người QUAN TÂM đến anh mà thôi anh không hiểu à...

Em ơi cái giới hạn giữa QUAN TÂM và TÒ MÒ ở cái xứ này, nó mới mong manh mỏng mảnh liễu yếu đào tơ làm sao... Anh có nhẽ, đã quen ươn hèn ron rén sống trong cái ao của anh vũng lầy của anh đáy biển của anh ba tấc không gian nho nhỏ xung quanh anh, thấy vậy là quan tâm đủ đầy lắm rồi, giờ quan tâm thêm nữa anh chịu hong nổi!

Mà cái đứa 'đám cưới' kia kìa. Khi anh nhắn bảo: lừa tao đi họp lớp à, tao không đi đâu.

Thì nó rep như này này.

Mày dở à
Mày định không quan hệ với ai à
Hay là chỉ thích quan hệ với bồ mày thôi à
=))

Hihi. Anh hít một hơi, lần này thì rúc hẳn xuống đáy cát xuyên vào tâm Trái đất.



Sunday, August 16, 2015





1.
đọc những thứ nhiều tâm trạng, sâu tâm sự quá, không dám nhấn like. thấy nút like, dẫu ở insta hay tumblr chứ ko fải cái chốn xô bồ như f**kbook, cũng vẫn quá ư tọc mạch thế nào đó.

tôi chỉ nghĩ nếu ngồi cùng nhau lúc ấy, cũng ko cần phải nói. nói cái mẹ gì chả thừa thãi vô duyên. chỉ mong có thể nhìn nhau mà hiểu. vỗ vai khe khẽ. và khi chào tạm biệt, thì ôm.

tôi ko đủ sến sẩm để cầm tay cầm chân.

2.
tôi ôm một câu hỏi quá lớn, nhiều lúc đinh ninh nghĩ mình có câu trả lời rồi, nhưng những lúc như này, mới tan hoang rỗng toác không thấy câu trả lời đâu cả. không một mảy may.

3.
điều buồn cười là mỗi lần sa hố lại nghĩ đây là hố sâu nhất mà mình từng sảy chân vào. ko hề nghĩ rồi tương lai mình sẽ còn rơi như thế nào.

đã có một đôi lúc đặc biệt khủng hoảng, nỗi đau biến thành cảm giác vật lý. nghĩa là nói 'đau lòng quá' thì thực tế đau thật, một cơn ê ẩm bao trùm cả lồng ngực và như sóng, loang tới từng đầu ngón tay. hay như khi nói 'đau tim quá' thì thực tế là tim đau nhói, như có ai đó cầm quả tim mình bóp chặt trong tay họ, đến nghẹt thở.

tôi đã ko nghĩ mình sẽ gặp lại nỗi đau vật lý ấy. nhưng. đời lúc éo nào cũng có chữ nhưng.

4.
bởi vậy muốn lên núi trồng bơ
xuống biển phơi cá khô mà sống...

hôm trc em nhỏ post lại bài này. trong lúc, thực, tôi nghĩ. không phải là trồng bơ hay là phơi cá, ko fải là lên núi hay xuống biển. vấn đề là muốn gì.

em nhỏ bảo tôi lúc này em chẳng muốn gì. đời xô về đâu em bâu về đó.

5.
thật đấy, làm sao người ta đi đc đến hết đến tận cuối con đường ấy nhỉ? chỉ nguyên việc đó thôi đã đủ để tôi ngưỡng mộ tất thảy họ rồi.




Tuesday, August 11, 2015

Chào bảng đen, cửa sổ


Lớp Một ơi! Lớp Một!
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước!

Chào bảng đen cửa sổ
Chào chỗ ngồi thân quen
Tất cả! Chào ở lại
Đón các bạn nhỏ lên.

Chào cô giáo kính mến
Cố sẽ xa chúng em...
Làm theo lời cô dạy
Cô sẽ luôn ở bên.


.
Hồi đó, anh đã cứ nghĩ hết lớp 2 sẽ có bài 'Gửi lời chào lớp 2', hết lớp 3 lại có 'Gửi lời chào lớp 3'... vân vân cứ thế đến hết.

Nhưng chỉ cần lên lớp 2 anh đã biết, hóa ra không phải.

Nhưng mà với một đứa bạn gái, nào đó (hình như cấp 1 là đứa này và cấp 2 là đứa khác), năm nào bế giảng xong bọn anh cũng lọ mọ ở lại, nắn nót lấy phấn chép bài thơ này lên bảng và ngậm ngùi, với nhau.


.
Bữa nay ngồi nói chuyện về một vài cái ý tưởng, mới nhớ ra có cái lời hứa ấp ủ mấy năm vẫn chưa kể. Là chuyện ngày đầu tiên đi làm.

Hồi đại học thì anh cũng có làm thêm, thực ra chỉ là ngồi iêm ở nhà viết lách. Hồi đi thực tập thì cả đám bọn anh rón rén đến và rón rén về, anh zai làm ở đó, cũng đệ tử thầy Khâm có lần vô tình đụng nhau ở nhà thầy nghe ảnh than: Chời quơiii xao chúng nó nhát dễ xợ dụt dè dễ xợ hồi xưa em băm bổ bla blô...

Rồi cái hồi vài tháng đi làm cho bác 'đại gia', thực ra là cái kiểu công ti gia đình, chả có văn hóa công sở gì (ngoài việc pha trà vào cốc thủy tinh), nên cũng hong chấp.

Giờ bắt đầu đến đoạn gay cấn. Ngày vào Zoo.

Chuyện đó bao gồm 1 lần gửi CV cho Wiki và trong buổi chiều hôm đó ổng hẹn cuối chiều (sáu giờ có ai gọi là chiều hong???) lên phỏng vấn. Bỏ qua một buổi ăng trưa nghe ổng dụ dỗ :D, bỏ qua chuyện đã đi phỏng vấn vào 1 cty khác và đến ngày đi làm đến nơi thì bị đuổi về, bỏ qua cả một cty nữa gọi đi làm nhưng từ chối, bỏ qua cả việc định vào cái team khác của Zoo nhưng fail nên quay lại nhận lời Wiki. Tóm lại, done.

Thứ Bảy Wiki rảnh, bảo lên cty dắt đi chào 1 vòng (xong về). Thứ Hai, ngày làm-việc-chính-thức đầu-tiên: ổng biến mất.

.
Ngày đầu lên công-ti làm-việc. Anh ăn mặc chỉnh tề áo sơ mi quần âu sơ vin đoàng hoàng ngoan ngoãn ngồi vào chỗ. "Tài liệu" của team anh là nguyên mấy tủ (ở những vị trí khác nhau), giấy tờ lộn xộn, chất chồng. Anh ngẩn ngơ một lúc và rồi nhận ra, a, đương nhiên Wiki sẽ không, boss càng không. A, hóa ra. Chính mình là đứa phải xắn tay đi dọn đống này.

Anh đã nghĩ anh sẽ làm tài chính dự án với cả báo cáo này nọ kia, Excel chạy veo véo Word gõ phành phạch với một nùi CHẤT XÁM. Nhưng vào giờ phút ấy, ngày đầu tiên đi làm ấy, anh chỉ là một đứa chân tay to óc teo, bê hết file này đến file kia ra đọc, check, thống kê, sắp xếp. Giày cao gót, đi đi lại lại từ tủ tài liệu đến chỗ ngồi, với đống file trên tay. Chùng chân. Và đen xì tay vì mực in từ các bản copy.

Bố mẹ ơi, con hạc đại-hạc ra để đi làm cái việc chân tay này ư?

Anh nghĩ và thầm rớt nước mắt, trong nỗ lực toẹt vọng, mong ko ai ở Zoo nhận ra điều đó.

.
Ngày, tháng, năm, của vài năm sau đó, khi anh đã thất nghiệp đến tỉ lần và nhảy cả tỉ công ti.

Cái start-up anh join, đặt trụ sở ở một cái nhà ống. Vầng ít ra Zoo hồi xưa cũng tọa trên một cái tòa-nhà-văn-phòng đoàng hoàng, WC có người dọn giấy hết có người thay thảm trải sàn có người giặt kính tòa nhà thi thoảng cũng đc lau, các khu diện tích chung kiểu hành lang cầu thang thang máy... lúc nào cũng được giữ sạch.

Đến cái start-up kia, đã bảo, startup mà: Tự xử đc cái gì tự hết. Có thể buổi trưa đi mua cơm ăn với nhau. Thì cũng có thể: khi WC bốc mùi quá, thay phiên nhau dọn.

Ông sếp đã xắn tay dọn một lần. Lần sau, anh tự giác mua thêm chai VIM về kì cọ. Lúc ấy, cười khẩy. Chả còn nghĩ là ủ ôi hạc đại hạc ra đi cọ toilet. Và rằng thì là, mọe cái hồi xưa, có mỗi bê mấy cái file mà cũng khóc cho được, thật ghê quá đi!

.
Ngày, tháng, năm. Của bây giờ.

Lần thứ một tỉ linh mấy, anh lại vào một công ti mới. Lại một cái startup ngoe nguẩy. Nhưng có vẻ thấy-tương-lai hơn. Ít ra là anh thích hơn. Ít ra cái nhà lần này đẹp hơn sáng sủa hơn xinh xắn hơn. Ngày đi làm thứ nhất, anh mang theo cà phê. Ngày đi làm thứ hai anh đã ôm cốc và cốc-cây của anh đến đó. Và cái WC bẩn làm anh ngứa mắt từ hôm qua đến giờ này hong chịu nổi nữa, anh lại xắn tay đi dọn.

Hỏi anh nghĩ gì vào giờ phút này à? Anh chỉ thấy WC trắng sạch tinh tươm làm anh thanh thản thôi, ko nghĩ gì hết. 




Monday, August 10, 2015

Ông trùm

Xe vùng vằng qua những con đèo, đưa tui lên phố núi trong đêm.


Ghế cuối, tầng hai. Xe dằn xóc đập tui tơi tả.

Sớm, xe vào thành phố. Có nắng ửng phía trời xa. Trời lạnh nhẹ nhưng không đẫm sương như Sapa, Tam Đảo. Hơi mát làm tui tỉnh lại, dù cũng mất một lúc cho cơn ê ẩm váng vất qua đi.

*
Lúc tui có thể mở mắt nhìn trời đoàng hoàng, thì một con Santafe trờ tới. Một anh zai nhỏ người, đầu đinh áo phông quần ngố dép xỏ ngón, cổ chân trái quấn băng thun đi cà nhắc, hồ hởi ra đón. Anh zai trông hiền, cười tươi. Chân cà nhắc nhưng vẫn hăm hở khuân cả đồ và người vứt lên xe (giỡn tí, ảnh chỉ khuân đồ thôi), chở thẳng ra quán phở khô đâu đó Quang Trung (mà tui mải ăng quên mất số nhà).

Ăn sáng rồi cả bọn lại rồng rắn lên xe đi cà phê. Tiệm cà phê (đương nhiên) vỉa hè, mặt tiền ốp gỗ sơn xanh da trời, bên trong thấp và tối mà chất kín loa thùng cỡ đại. Ngoài hiên hai bên có hai bộ ghế gỗ xanh lơ. Nhưng bọn tui thì ngồi bên ngoài, ghế nhựa.

Anh zai cà nhắc, gác cái chân đau lên ghế cho máu khỏi dồn xuống nhức chân. Ảnh nói chuyện cà chớn bông lơn, nhắc đến những tên người này nọ, lầm bầm than cái bọn kia suốt ngày bắt ảnh đi tập văn nghệ múa may quay cuồng, chân anh bong gân trật khớp cũng chẳng tha. Nhưng mà từ đầu đến cuối lúc nào cũng quay ra hỏi han tui đi xe có mệt hong phở khô ăn được chứ cà phê có chỗ khác ngon hơn nhưng tiện đường ngồi đây vậy đợi đồng bọn ra thêm.

Suốt câu chuyện buổi sáng, anh zai cà nhắc đúng chỉ là một ông anh cà chớn tưng tưng, nhà-có-điều-kiện, làm bịnh viện mà đi tập văn nghệ tối ngày.

Rồi cả bọn lại rồng rắn lên xe chạy qua đơn vị ảnh. Hôm nay chả biết có tập ko nhưng ảnh thò mặt vào điểm danh cho có. Rồi té, thồ cả bọn về nhà ảnh. Đường đi kể chuyện ảnh nói vợ nghỉ việc để ở nhà chăm nom ông bà con cái. Mẹ anh phát hiện ung thư cách đây một hai năm gì đấy, bố bình thường uống gụ thần sầu giờ vừa phải đi cắt dạ dày, hai ông bà qua Sing như đi chợ. Qua một ngã tư, ảnh chỉ đây nhà ông bà. Kể, ông bà có mua cho anh một căn đối diện nhưng anh ko dọn qua, nên chán bỏ đi xây cái nhà này. Nhà góc ngã tư, to đùng đoàng làm cả bọn ố á hai ông bà ở sao. "Ờ ở sao thì ở". Ảnh phẩy tay.

Xe lướt qua mảng tường phủ kín hoa hồng, dông thẳng về nhà anh zai cà nhắc. Lại một căn bự thù lù khác, hơn cả căn kia. Má ảnh đúng yêu cây, nhà này cũng một mảng tường ngoài sân, một mảng tường khác nơi giếng trời trong nhà - đầy cây xanh um xanh rì. Nhà dùng gỗ phóng khoáng, đủ thấy đẹp mà ko bị ngộp.

Anh zai nói cả bọn đi tắm đi, cũng ko quên hỏi có ngại ko, nếu ngại thì về khách sạn rồi tắm heng. Tui nhe răng cười bảo em ngại quái gì. Ảnh bảo, ờ vại đi đi.

Rồi vợ con ảnh về. Ảnh ngồi bệt giữ con, lấy miếng ốp cũ xỉn lắp vào điện thoại, phân trần rằng khổ ghê phải cái tấm như này có thể đỡ như này thì thằng con mới xem đc chơi đc. Mà ở đây giờ ko có tìm quài ko đc nên cái miếng ốp này cũ mèng rồi ko dám vứt đi. Mày zề Hà Nội tìm mùa cho anh gửi vào cho anh điii, mà!

*
Chưa kịp thở, ảnh lại kéo đi ăn trưa, càm ràm rên rẩm đầu giờ chiều anh phải xuống Quy Nhơn rồi. Và ko quên thay quần dài, đi giày - dù chân vẫn đau gần chết, vì rằng thì là đấyyy bọn mày mặc nghiêm chỉnh thế tao mặc lôi thôi sao được!!!

Và thế là cả bọn nhậu trưa, gọi hội "nho nhỏ", ngồi quất một mâm lá to to cộng với một thùng bia - ấy là đã uống hết sức điềm đạm để chiều còn đi xa.

Trong câu chuyện chén anh chén chú ôn nghèo kể khổ, tui mới dính cứng cả người vào ghế. Vì cái anh zai tửng từng tưng đầu đinh chân cà nhắc (giờ vẫn đang tụt giày gác chưn lên ghế cho máu khỏi dồn xuống nhức chưn) kia, là người đưa thằng (từng) nhỏ (từng) lơ ngơ vào giang-hồ phố-núi, cho nó mượn xe không ngại nó xòe bao lần, xe bị hốt lên đồn ảnh lên cứu, tát nó te tua khi nghe tin nó làm chuyện xuẩn ngốc (sau này check lại hóa ra ko fải nhưng lúc í tát xong rồi), và đỉnh điểm là vì nó mà cho sập tiệm luôn một cái quán kia nơi thằng đàn em bị thằng nào đó phang nhầm.

Suốt bữa, anh zai vẫn hỏi tui ăn chi uống gì cái đám lá này nhai có đc chớ?

Tàn tiệc, ảnh thồ về nhà ảnh để lấy xe máy (của ảnh) mà đi tung tẩy (y như xưa), trong lúc ảnh phải xuống Quy Nhơn công chuyện. Trên đường ảnh bảo, ủa kỳ ghê hồi xưa quậy tưng mà giờ có con rồi chỉ thích ở nhà ôm con thôi chẳng tha thiết gì vợ cũng hong cần luông.

Cho đến khi gọi điện chào anh, nói em về hong kịp ở lại gặp anh. Ảnh ờ ờ nói thượng lộ bình an nhe.

Rồi dập máy và gọi lại: "Nhớ mua cái ốp điện thoại nheee!"







Thursday, July 30, 2015

The secret to life is meaningless unless you discover it yourself

Trong một ngôi quán nhỏ tồi tàn ở Paris, lão nghệ sỹ già nói với chàng "họa sỹ" trẻ, rằng thì là mày đã đi xem mấy cái tấm thảm Ba Tư chi chít họa tiết và sắc màu chưa. Ấy đấy ý nghĩa cuộc đời nằm nơi ấy. Mày cứ nhìn mấy cái tấm thảm ấy đi và sẽ nghiệm ra ý nghĩa cuộc đời.

Những lần sau, gã trai có hỏi lại bao nhiêu thì lão vẫn khăng khăng rằng cái điều đó hắn phải tự khám phá, nghe người khác nói thì chỉ vô ích mà thôi.

Gã trai về London. Lão già còn gửi tặng một mẩu thảm - rách rưới bẩn thỉu.

Rồi lão cũng về lại London và chết.

Nhưng cái điều lão khơi ra thì dứt khoát lão không trả lời.

*
Gã trai đã từ bỏ giấc mơ nghệ thuật, lồm cồm bò lết sống qua ngày vì không xu dính túi. Rất lâu rất lâu, sau nhiều phen bị đời quật cho lên xuống. Một ngày kia gã tìm ra câu trả lời.


*
Thinking of Cronshaw, Philip remembered the Persian rug which he had given him, telling him that it offered an answer to his question upon the meaning of life; and suddenly the answer occurred to him: he chuckled: now that he had it, it was like one of the puzzles which you worry over till you are shown the solution and then cannot imagine how it could ever have escaped you. The answer was obvious. Life had no meaning. On the earth, satellite of a star speeding through space, living things had arisen under the influence of conditions which were part of the planet’s history; and as there had been a beginning of life upon it so, under the influence of other conditions, there would be an end: man, no more significant than other forms of life, had come not as the climax of creation but as a physical reaction to the environment.

Philip remembered the story of the Eastern King who, desiring to know the history of man, was brought by a sage five hundred volumes; busy with affairs of state, he bade him go and condense it; in twenty years the sage returned and his history now was in no more than fifty volumes, but the King, too old then to read so many ponderous tomes, bade him go and shorten it once more; twenty years passed again and the sage, old and gray, brought a single book in which was the knowledge the King had sought; but the King lay on his death-bed, and he had no time to read even that; and then the sage gave him the history of man in a single line; it was this: he was born, he suffered, and he died.

There was no meaning in life, and man by living served no end. It was immaterial whether he was born or not born, whether he lived or ceased to live. Life was insignificant and death without consequence. Philip exulted, as he had exulted in his boyhood when the weight of a belief in God was lifted from his shoulders: it seemed to him that the last burden of responsibility was taken from him; and for the first time he was utterly free. His insignificance was turned to power, and he felt himself suddenly equal with the cruel fate which had seemed to persecute him; for, if life was meaningless, the world was robbed of its cruelty. What he did or left undone did not matter. Failure was unimportant and success amounted to nothing. He was the most inconsiderate creature in that swarming mass of mankind which for a brief space occupied the surface of the earth; and he was almighty because he had wrenched from chaos the secret of its nothingness.


- W. Somerset Maugham, Of Human Bondage -

*
Nói thật.

Anh ghen tị với sự thở phào của hắn.  

 

Saturday, July 25, 2015

Chiếc nhẫn bằng thép

Quên ko kể. Bữa trước có bạn hóc lóc trên FB tìm đôi nhẫn cứi để quên trong một cái wc trên xa lộ nào đó. 'Nhẫn tui bằng thép hong có giá trị vật chất j đâu các ngừi ơi, chỉ có giá trị tinh thừn đối với riêng tui mà thôi'.

Cũng ko rõ bản đã tìm thấy chưa. 
--
[2015.07.22]


1.
bọn anh đi beer. chả nhớ lần cuối là bao giờ, chắc là một lần xa tít tắp nào đó ngồi hồ Tây lộng gió. xa tít, đến nỗi sau đó anh đã nghe rằng chốn ấy (lại-cũng) trở nên đông đúc xô bồ chán òm không ngồi được nữa rồi. đến khổ, bọn anh như mấy con thú mà người ta cứ phá rừng quài đến nỗi ko còn đất sinh tồn.

đi beer. lí do gì ko quan trọng. cái hẹn delay vài lượt mà mỗi lượt kéo đu thêm 30' và rồi đến khi hẹn hắn vẫn để anh leo cây nửa tiếng. cũng ko quan trọng. ngồi được với nhau, ấy là mừng rồi.

buồn cười. xung quanh nằng nặc kêu gào đòi anh bachelor party. anh thật bơ phờ tong teo electron cũng theo mỡ mà trôi tuột đi đâu cả, anh hong còn ý tưởng gì hay ho ngay cả cao hứng để làm tiệc, cũng hong có. với lại chả chuẩn mực bachelor party là đứa nào phải làm gì cho anh chứ nhỉ, anh còn hơi sức đâu.

nên cho dẫu anh đi với hắn, cũng chẳng phải là bachelor party khỉ gì. là đi, thì đi.

*
bọn anh ngồi Hàng Bún. anh ko biết chỗ này hắn qua lại bao lâu nhưng với anh là lần đầu. đến nỗi khi anh tới mà chưa thấy hắn, anh liệng một vòng thấy vỉa hè xôn xao ko kém gì Tạ Hiện, mùi mực nướng cá nướng ko thua gì Hàng Chiếu. bèn xợ hãi đứng nem nép lên tít ngã tư Hàng Bún - Nguyễn Trường Tộ chờ hắn.

hắn tới, bảo đâu xem nào. và liệng một vòng và bảo đâu có đông quái đâu. và lôi anh vào ngồi trong cái ngõ. a ha ở đây thì vắng thật. ngoài kia đông đúc và mùi đồ ăn mùi dầu mỡ ì xèo thế nào, trong xó này có hai đứa anh, mãi sau mới thêm một bàn bốn đứa gì đó.

ngõ im ắng. quạt treo tường ve vẩy trên đầu. bọn anh uống chay chỉ bia với lạc với bánh đa. bia được. lạc bình thường. bánh đa chán.

*
ngồi với hắn là một trong các thứ vớ vỉu nhất trần đời. bọn anh toàn nói ba lăng nhăng chuyện chả giúp ích được gì cho đời (kệ mẹ đời chứ, liên can gì!). khi anh bay bay rồi, thì hắn cũng hỏi han này kia nọ. vẫn thế, hắn thốt đc một lời tử tế thì phải kèm đôi câu dìm hàng, có lẽ để tỏ ra nguy hiểm rằng tôi có tử tế mẹ gì đâu đừng tưởng bở.

hắn hỏi về người cũ. anh cười bảo như vết sẹo, vẫn ở nguyên đó thôi. hắn gào lên (như kiểu nếu như trong fin đến chỗ cao trào sẽ lồng nhạc): "quên được không những điều thà chưa bao giờ".

rồi hắn cũng cướp mic để kể chuyện hắn. những sẹo, và vệt này kia. (gọi là 'vệt', vì thành sẹo hay ko anh ko rõ.)

*
anh rên rẩm chuyện béo như con heo của hắn, bảo rằng đặt compa lên mũi hắn sẽ quay đc một đường tròn. hắn bảo vẫn tròn được cơ à, thành elip mẹ nó rồi í chứ. thực ra rên rẩm thế, nhưng nhìn cái bụng Ông-Địa của hắn, quả thực anh rất thèm.

nên đến lúc về, anh lên cơn đòi sờ bụng hắn. hắn bảo anh say cũng đc, điên cũng đc. sờ bụng hắn tròn xoe hay lắm, ko fải rón rén khe khẽ nhè nhẹ như khi sờ bụng mấy bà bầu. đặt tay lên, cảm thấy một lớp mỡ mềm núng nính ấm áp, chao ơi là dễ thương!

2.
anh hẳn đã bay thật. đến nỗi đọc thơ hắn mà có tí rưng rưng ngậm ngùi, trong khi hắn bảo bài này viết vội cho kịp deadline.

hẳn, anh cũng đã bay quá. đường về anh cứ vít ga, hát vống lên 'tóc người dòng sông xưa ấy đã phai', và khóc òa. nhưng vẫn cứ hát. cho đến tận câu cuối cùng. rồi lại gào một vòng lặp lại.

và có lẽ là bay lắm, anh nhắn X rằng kiếp sau anh sẽ lấy hắn.

sau nghĩ lại thấy chắc ko được. kiếp sau anh làm cây chứ làm người chóa đâu!

*
nhưng chính X đã bảo anh rằng cây tu bao nhiêu kiếp mới thành người giờ làm gì có chuyện quay lại làm cây. ô hay. cứ hết lớp 1 phải lên lớp 2 à ko lên ko đc à?

cái cây liệu đã sẵn sàng để lên level làm người chưa nhỉ? hay cũng như kiểu là cứ mùa xuân đến thì cây phải đơm lộc trổ hoa? ("Sẵn sàng hay ko mặc mẹ mày, chụy đến thì mày đương nhiên phải cho lộc và cho hoa rồi!" Chị Spring cho biết.)

3.
có một lúc trong bữa beer, anh nói với hắn rằng là kinh dị thật, mình đã qua từng-đấy thứ mà mới hết cỡ độ 1/3, giỏi lắm là 1/2 đời. đến như tầm bố mẹ cũng mới được 2/3 đời. phải bao giờ đến tầm ông bà mới gọi là đi hết.

đường còn xa vãi. sợ hãi vãi.

*
anh trấn của hắn một cái nhẫn. hỏi rằng mày lại vừa chôm ở đâu, hắn đáp không dọn nhà tìm thấy đeo cho vui. hỏi nhẫn bằng thép à hắn xiên xẹo bảo không bằng thiếc. anh thề hắn mà biết thép với thiếc khác gì nhau anh chết liền.

nhẫn hắn đeo ngón áp út anh đeo vừa ngón cái. ko hẳn là quá thích, vì trên nhẫn có cây thập giá, ko fải tôn giáo của anh anh ko liên quan. nhưng nghĩ rằng ờm tạm biệt tuổi trẻ. thì anh thấy thương.

*
anh nhớ câu chuyện của K. Pautovsky, về chiếc nhẫn đeo ở ngón trỏ thì thế này đeo sang ngón giữa thì thế kia. cũng như đống truyện khác của Pautovsky, trong trẻo thôi rồi yêu đời thôi rồi. (đang quay cuồng chết mẹ cũng phải quơ sách đọc lại cho bằng được).

có điều là, 'ta đã lớn và Pautovsky thì đã chết'.

anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện Tuyết
dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em

ông nhà thơ kia nói đúng. mà hồi xưa anh đã không hiểu được hết.


Sunday, July 19, 2015

Như vết xước của tim



Sau bài hát rồi em lặng im
cái lặng im rực màu hoa đỏ
anh biết mình vô-nghĩa
đi bên em...

*
Buổi chiều, anh lên sân thượng đốt thuốc. Thấy tán phượng sót một hai chùm muộn. Thoáng nhìn, anh đã cứ ngỡ là chữ Hỷ dán ở ô kính tòa nhà đối diện.

Anh không biết bình thường phượng có nở muộn vậy không?
...

Dường như cái màu phượng ấy thực sự là những vết xước, thật. Hoặc là nó có năng lực siêu nhiên gì đó, làm cho các vết xước ở tim xược xược.

*
Rờ rẩm, anh lục blog. Bây giờ là tháng Bảy. Anh tìm coi tháng Bảy năm ngoái, năm kia, năm kìa... và những năm xa hơn nữa, anh đã như nào. Rồi thầm cám ơn Viết, mà thực ra cám ơn mình, đã thông tuệ đến nỗi tự biết rằng đầu óc mình chẳng ra cái mẹ gì, ko viết lại thì chả nhớ gì đâu.

Như anh đã ko thể nhớ nổi cái ngày Xô qua Zoo đón anh rồi bọn anh ngồi Spy uống mojo, là ngày nào, khi ko có evidence nào lưu lại. Ko một tấm hình ko một note. Anh thực đã quên tiệt đi và phải lục lọi đủ thứ history để áng chừng nó là khoảng, ngày đó.

Nhưng đầu óc anh thực là một thứ phản bội anh, khi nó vẫn save đầy đủ cái mốc ngày 22/7 của hơn mười năm trước là cái ngày gì, 19/10 là ngày gì, và vân vân mây mây những tháng ngày rẩm rờ xưa cũ.

Có phải vì thế nó ko còn chỗ cho những mốc bây-giờ?

*
Anh chưa thử, nên ko rõ, những tháng Năm tháng Sáu của những năm trước kia đã như nào. Nhưng những tháng Bảy của năm ngoái năm kia và những năm xa hơn nữa, đều là những vết hoang mang.

Và nhuốm màu buồn thương, khi ngồi nhớ lại.

*
Hôm, bạn cho anh xem mấy tin nhắn. Anh đã cứ nghĩ mãi mãi mãi mãi mà vẫn chưa hiểu được. Rằng vì sao tình yêu ấy đã chết đi?

Hay là tình yêu ấy, ko chết. Mà chỉ là đã hóa thành những vết xước xược xược (và ko ai muốn khơi ra), như những vết xước, của anh?

*
Cái bài thơ, và cả bài hát kia hoang đường quá. Anh thực ko tin. thực ko dám tin có chuyện đó.


Sau bài hát rồi em như thể
em của thời hoa đỏ ngày xưa
sau bài hát rồi anh cũng thế
anh của thời trai trẻ ngày xưa...

Người hát bài này đã đi về thiên cổ. Còn bọn anh vẫn sờ sờ ở đây. Nhưng không bao giờ là bọn anh của ngày xưa, nữa. Rồi.




Friday, July 10, 2015

Thôi về đi, đường trần đâu có gì

.
Buổi sáng ở +
nhạc bỗng đâu có Lemon tree
wonder how
I wonder why
yesterday u told me 'bout the blue blue sky
and all that i can see
just another lemon tree...


.
Mấy ngày rồi thấy nơi nơi share quài mấy câu thơ 'Về đi con' gì đó.

Về chưa con
Tiếc nuối chi những phồn hoa đô thị
Với những khôn lỏi, đớn đau và dị nghị
Về đi
Mẹ nuôi mà


Anh thật. Anh dửng dưng. Một tí gì đó kiểu như dâng lên làm sống mũi cay cay cũng ko có. Với tư cách là con, anh ko mong mẹ nói với anh câu đó. 18 tuổi bố mẹ vẫn nuôi cho ăn học thêm 3, 4, 5 năm là quá đủ rồi. Già như quả cà còn để mẹ bảo 'mẹ nuôi'. Thật?

Theo cái tư duy đó anh càng hong bao giờ nói với con anh câu đó, nếu anh là mẹ. 18 tuổi rồi ra đường đi con :-j. Ồ ngoài đường đương nhiên có khôn lỏi đớn đau dị nghị và các thứ cc gì. Dưng nó là một phần tất yếu của ngoài đường, cũng như là ngoài đó còn có các trò vui hị hị.

Nói chung, ra đường và bị te tua để biết là ở nhà sướng nhất với lại chả 'cơm người khổ lắm ai ơi ko như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn'. Chấp nhận thôi. Trừ fi có thể uống thuốc 'Krumelus nhỏ yêu quý', thì, may ra.


.

Trong hoàn cảnh, anh đang suốt ngày nhăm nhe nghe 'Mùa xuân của mẹ' (Trịnh Lâm Ngân, Quang Lê hát). Câu chuyện ấy rưng rưng rung động nhiều hơn, đối với anh. Đương nhiên mỗi người có quyền rung động với cái gì họ muốn anh ko thể bắt họ rung như anh và anh rung như họ.

.
Cũng như, hôm qua anh lảm nhảm với Vil, xong có cái câu 'So it goes'. Anh dịch là 'thôi thế là qua mẹ rồi' và khóc lóc. Vil bảo đồ ngu câu đấy có nghĩa dư kiểu Life goes on, đời cứ trôi.

Ừ thì anh công nhận nó là idiom.

Nhưng ai mà biết được...!


Về ngồi trong những ngày
nhìn từng khi nắng ngời
nhìn từng khi mưa bay
Có những ai xa đời
quay về lại
Về lại nơi cuối trời
về làm mây
trôi...

.
Rốt cục là đường trần có gì? Không đi thì không biết được. 

Những kẻ đi tới cuối thì bảo 'chả có gì'. Nhưng những kẻ chưa đi ắt hẳn cứ phải hăm hở đi. Sau rốt mới biết có gì, hay không có gì?

Thursday, July 2, 2015

Cuối cùng cho một tình yêu


[... Sầu thôi xuống đầy
làm sao em nhớ
mưa ngoài song bay
lời ca anh nhỏ
nỗi lòng anh đây...]

*
Hết giờ oánh bốc, anh Gấu đã chờ ở đầu ngõ và kịp uống cái roẹt cốc nước mía của ảnh. Lu mất công oánh bốc làm chi, ra lại bị anh xúi uống nước mía theo anh.

Hai anh em lúi húi với mớ đồ lỉnh kỉnh, xong, thì chuyển sang trà đá và chuyện nhảm tùm lum. Nhắc lại chuyến xe mà Gấu anh với Lu em xung phong ngồi ghế cuối, ngủ dặt dẹo còng queo như chết. Nói truyện chưởng Kim Dung với lại cả Bảy viên ngọc rồng.

Anh Gấu chốc chốc lại đốt thuốc. Rốt cục, Lu cũng xin anh một điếu Mal xanh. Rồi Lu, thu một ít can đảm, hỏi anh lúc anh cưới anh có thấy sẵn sàng cho các thứ trách nhiệm và nói chung là các thứ áp lực mà hôn nhân nó mang tới không.

Anh Gấu cười. Trả lời.

Lúc đó tình yêu phơi phới, chỉ nghĩ được là có chuyện gì rồi cũng vượt qua hết. Cho đến khi sau này hụt chân. Có khi tới mắt cá. Có lúc tới bắp chân. Có lần thì lên đến tận cổ...

Nhưng, đúng là, rồi cũng sẽ qua. Em rõ là sẽ phải bước vào một thế giới mới, với tất cả mọi thứ đều mới và như thể là gấp đôi lên, cái thế giới với cái mớ bòng bong em đang ở trong. Nhưng hãy yên tâm là, sẽ có một người cùng em hứng chịu những thứ đó mà! Chia sẻ và cảm thông, rồi sẽ vượt qua được thôi.

Điều quan trọng đấy là, đương nhiên là luôn luôn phải có chia sẻ và cảm thông rồi nhé, nhưng mà, hễ lúc nào thấy có khoảng cách, thì phải lấp kín ngay. Đừng để thế.

Anh Gấu chỉ nói vậy thôi. Rồi hai anh em từ biệt. Hẹn hôm nào nhậu nhẹt. Ko biết hôm nào. Cũng như đã từng hẹn hôm nào cà-phê.

Hà Nội vẫn cứ rộng thế. Và Lu thì cứ khóc thút thít suốt đường về khi nghĩ đến những gì anh đã trải qua để rút ruột nói ra những điều ấy cho mình.







Tuesday, June 30, 2015

Found.



lúc ấy là giữa ván game thứ một nghìn chín trăm hai mươi sáu gì đó (nói bậy thôi ko đếm xuể đâu). anh bỗng nghĩ. ắt hẳn phải có lí do gì chứ? dất khoát phải có lí do gì - để con Ngủ đối xử với anh như vậy chứ? bình thường nó vẫn là con sâu đục khoét tâm hồn anh sao giờ nó lại ngoảy mông đi ko nói câu gì như thế coi sao được?

thực ra anh đã băn khoăn tự hỏi vì sao - từ lâu rồi. nhưng vẫn chưa tìm ra đáp án.

anh chắc chắn lí do không nằm trong sự-chuẩn-bị. ai cũng hỏi anh đã xửa xoạn xong chưa và đều mắt tròn mắt dẹt khi anh tuyên bố ráo hoảnh là anh chuẩn-bị-xong-mẹ-hết-rồi. anh, thiên thần Excel, làm quả file bự tổ chảng rồi cứ vừa làm vừa tick, tick. To-do list giờ done hết cả rồi còn đâu mà lo với lắng?

thế rồi thốt nhiên một tia sáng nào đó lóe rạng soi rọi đầu óc u mê vì game của anh.

anh thấy đáp án rồi.

ko mới mẻ gì. nhưng. đến lúc ấy. anh mới nhận ra.

đó hẳn là nỗi sợ lớn nhất đời anh.

*
anh thảy đá vào cốc, rót một ít JB Black và gọi nó.

'Ngủ ơi...'

tiếng đá nứt trong cốc, nghe rắc. rắc.


Sunday, June 28, 2015

ba nghìn thước biển


.
hôm, nghĩ ngợi gì đó, anh định thốt lên với J một câu. rằng thực ra xét trên khía cạnh bạn bè thì hắn thực sự đã rất tử tế với anh. có thể gọi là ngay thẳng. anh thừa nhận. và tôn trọng điều đó. (gọi là đánh giá cao cũng được)

chỉ là, anh hồi đó, sau những gì hắn đã khơi mào, thì ko muốn làm bạn hắn.


.
hôm, anh đọc bốn mùa. theo cái kiểu giở bừa phứa trang nào đoạn nào đọc cũng được. đủ ngắn để ko bị ngại (thậm chí còn bị lừa kiểu chưa kịp ngại đã đọc xong rồi!). nhưng đủ sâu, nhấn, để 'chết cmm chưa'. sẽ, thật là tội ác nếu ôm cuốn đó đọc một lèo từ đầu chí cuối. nó giống như là ăn hổ lốn các thứ trong 1 bữa buffet. tội nghiệp. anh ko nghĩ bún riêu với lại hàu với lại sushi nên đc nhét chung vào một bữa ăn, chả hạn.

nên anh cứ nhẩn nha đọc khơi khơi. có khi vớ được đoạn đắc chí quá, bỗng đâu thấy bùi ngùi. vì cơ duyên ấy, anh đọc Kun, rồi đọc Marai - mớ sách đau đầu mà đáng ra anh của sách-thiếu-nhi sẽ ko bao giờ sờ đến.

thực sự khi đó anh chỉ muốn trồi lên từ ba ngàn mét dưới đáy biển để thốt một lời cảm ơn. chỉ thế thôi. rồi, thôi.

.
anh ở yên dưới ba ngàn thước biển. ko nhắn J, cũng chẳng thốt gì với cơ duyên nào cả. vì dường như hẳn là có lẽ, anh ko nhìn thấy có gì đáng để vượt qua ba ngàn thước biển sâu.


.
như, mới rồi, 13, có lặn xuống tìm anh dưới đáy.

để rồi dường như hẳn là có lẽ, 13 cũng thấy hoài công.

chúng anh có một cuộc thoại vô nghĩa nhất đời, vô nghĩa hơn cả 2 bước sóng ko cùng tần số cùng biên độ (chính ra anh chả nhớ mấy đâu phệt bừa thôi). đến nỗi anh đã nghĩ có rút hết muối ở đại dương này cũng ko làm cuộc thoại ấy mặn hơn được mảy may.

những lấp lánh cuối cùng nào đó, giữa anh nào đó và 13 nào đó, vì hội ngộ kia đã hóa tro tàn.

.
ắt hẳn là dường như có lẽ, ba nghìn thước biển giúp giữ cho chút lấp lánh sót lại trong nhau. đừng làm tắt hắt sáng đó bằng cách lao tới, dù chỉ là nửa li.



Wednesday, June 24, 2015

Dội bom


Cơn giông ấy đã qua hơn một tuần rồi. Vậy mà những dấu vết hoang tàn nó để lai cho thành phố này vẫn chưa hết. Tôi vẫn chưa thôi ố á mỗi khi nhìn thấy thêm một thân cây bật gốc thêm một tán lá rũ xuống thêm những vết cưa bén ngọt thêm một bảng hiệu tả tơi.

Như thể thành phố vừa qua một trận bom chứ ko fải là một cơn giông.

Sunday, June 21, 2015

Nguyên tắc khăng khăng

Những ngày này, tôi mất ngủ triền miên. Con Ngủ lêu hêu đi đâu tôi gọi hết hơi ko chịu về. Vùng vằng, 2-3h sáng nó mới ghé, rồi 6h là ngoảy đít bỏ đi. Để lại tôi lờ đờ vật vờ cả ngày.

Những ngày này, lười text, toàn audio message với Lạc, với Xô, với bất cứ đứa nào xài imes. Tôi thích nó hơn text. Như kiểu là, 2 đứa đang cứ làm 2 cái việc gì đó, rồi nhớ ra và quay sang bảo nhau một câu. Tôi thích cảm giác đó. Thấy đứa kia ở gần gần ngay bên.

Thật tôi mệt không muốn gõ. Nhưng hôm nay gặp cái cô này ko thể chịu nổi dất khoát phải khoe cổ.

*

Cửa tiệm áo dài bé tí, bình thường và nhạt nhòa như một ki ốt bán vải ngoài chợ, với một cô bán hàng ăn mặc xuề xòa và một cái quạt quay phè phè, trên con phố toàn những cửa hiệu to đoành sang chảnh gương kính bóng lộn nhân viên đồng phục đồng phiếc lượn vè vè điều hòa mát rười rượi lịm tim.

Cô bán hàng là một cô trung niên mặt có vẻ trái xoan, tóc búi ngược ra sau, cao, nhưng bụng đã phèo như thùng nước lèo. Tôi ghé, lựa một mảnh áo trắng thêu hoa tím. Cô bán hàng đo cực kỳ cẩn thận tỉ mẩn, miêu tả kỹ lưỡng sẽ may cổ thế này thế kia, và rằng tay lửng chỉ nên dài đúng tới 1/3 cẳng tay, theo công thức chuẩn chỉnh kĩ lưỡng gì đó của nhà cô. Rồi, hẹn 2 tuần ra lấy. Đc 5 ngày, tôi ton ton ra bảo cháu có việc khẩn cấp gấp cực kỳ, năn nỉ xin lấy sớm. Cô bảo thôi rồi 2 hôm nữa ra đây.

Đúng hẹn, tôi ra. Cô đang quay nước mía ngoài cửa, bảo ngồi đây uống nước mía đã cháu ơi và rồi cười cười bảo thực sự cô xin lỗi đông khách quá thợ làm ko xuể, hứa với cháu đúng 8h sáng mai ko sai một li.

Thôi rồi ko kề cà nữa. Tôi đã lấy áo và lúc đó em Hương chợ Mơ đi cùng tôi, đã bị dụ may thêm 1 cái và nhìn giá tôi tí ngất vì rẻ quá :)). Tôi có may thêm 1 quần màu đen chỉ có 100k thôi trong khi các hàng khác hét 200k.

Tôi cực kỳ thích cô bán hàng vì cổ khó tính y như tôi nguyên tắc chuẩn mực y như tôi. Tôi nói sao áo lại lót như này sao ko lót dài hơn đi cô thành 2 tà luông. Cổ nói, công thức của cổ như vại rồi, tôi giả thêm 10 chệu cổ cũng dất khoát ko thèm làm cho tôi vì nếu cổ làm vại, và rồi khi ai hỏi may ở đâu đây tôi nói may ở nhà cổ, thì điều đó quả là sự xúc phạm sủy nhục cho danh tiếng cổ và tiệm hàng của cổ sẽ đi đời, thiệt hại khi đó phải là cả tỉ bạc chứ ko fải mười chệu của tôi.

Ngoài chuyện đó, thì áo may vừa khít như in ko fải sửa dù chỉ là một đường chỉ. Cổ còn cẩn thận dặn tôi mặc áo chui ra chui vào thế nào, treo áo ra làm sao để giữ form. Và khi cô gấp áo cho vào túi thì cũng gấp cẩn thận dặn về giở ra như thế treo lên như thế...


Rồi, khi lựa vải may áo cho em Hương, cổ tư vấn cực kỳ tử tế. Mảnh này thế này mảnh kia thế kia. Cháu thích cái này thì cũng ok thôi nhưng mà nó hong có điểm nhấn gì chơn. Còn cái mảnh đó hả, cháu mà đòi may thì cô cũng cản.

Trong khi, cùng trên dãy phố đó, tôi may một áo khác ở một nhà khác. Hôm đi thử phải sửa ra sửa vào sửa xuống sửa lên đường may nối khớp vai một bên vẫn không phẳng, anh thợ nói giọng miền Nam, bảo tại cái vải này rất khó xử lý nè. Và ẻm nhân viên vò cái áo tôi cho vào túi, tôi còn phải hét lên ủa gấp áo thế à??? Và lại còn đắt!

*
Ở hàng này, vải của nhà cổ ko fải tấm nào cũng đẹp, theo gu của tôi. Áo của tôi, may cực kỳ đẹp mặc vừa in ko fải sửa gì chơn, dù, cũng theo gu của tôi, đoạn lót tôi ko khoái lắm.

Nhưng tôi cực kỳ thích sự tỉ mẩn cẩn thận của cổ, cách cổ tư vấn đâu ra đấy, cách cổ giữ các nguyên tắc. Nó nói lên cổ rất trân trọng nghề. Tôi gặp đc cổ, thấy như đc gặp những người thợ-nghề của ngày xưa, những người đặt nghề lên trên tiền.

Và cổ ko thất bại. Cửa hàng của cổ đông khách kinh khủng khiếp dù cổ đek thèm nghe các í kiến điên rồ của khách dất khoát khăng khăng với công thức của cổ - công thức đảm bảo áo lên đẹp dù khách béo gầy ra sao dáng chuẩn hay lệch chuẩn thế nào.


Những người sống chết với nghề, vẫn sống được với nghề. Điều đó an ủi kinh khủng, cho những đứa muốn sống chết với nghề, theo những nguyên tắc khăng khăng của riêng chúng.



Wednesday, June 17, 2015

Hi

Chúng tôi không nói gì nữa, im lặng ăn khoai tây. Thi thoảng nhìn nhau một giây rồi lại nhìn ra cửa sổ. Nắng của buổi sáng và âm thanh thành phố, ấm áp và rộn ràng, tràn ngập căn phòng nhỏ.

Chín giờ sáng, Hi uống hết cốc sữa, nghiêng đầu hôn nhẹ lên môi tôi.

Rồi bạn ấy đi.

[Ăn nhờ ở đậu, Hi Trần]

---
Tôi đọc lại, một chùm truyện của Hi, khóc và cười và những cơn nổi da gà.

Bạn đọc cái blog này của tôi, chắc chắn phải đọc Hi. Tôi ko bao giờ nói bạn chắc chắn phải đọc Kun fải đọc Mack phải đọc Bốn mùa trời và đất phải Kim Dung phải Harry Bọt bèo...

Nhưng chắc chắn phải đọc Hi.

Sách chưa có đâu, chờ đấy :))


Monday, June 15, 2015

Thứ Hai à


1. 
Anh đang uống nước-rêu và gõ những dòng này. Nước-rêu, là trà Thái, ko sữa ko đường gì hết. Nó xanh như rêu và vị chát cộng với 1 tí như kiểu là nhớt như rêu.

Uống nước-rêu rất mát, khi nghĩ đến một dòng suối nước trong leo lẻo chảy róc rách qua những tảng đá phủ rêu. Ấy đấy hãy cho là thứ rêu đấy đc chưng cất thành nước-rêu cho anh uống đi.

2.
Con Ngủ hôm qua lại troll anh tới 1h và sáng nay thì vần vò anh từ 5h tới tận 8h sáng. Anh mở mắt nhắn tin xin đến muộn, xog thì cũng chả quan tâm đến muộn là bao lâu và còn cái quái gì đang chờ đợi. Ngay cả, sau khi đã lề rề đủng đỉnh ăn sáng lướt net bôi trát này nọ kia... xong, anh cũng oặt ẹo mãi mới buồn nhấc mông đi-làm.

Một gã nào đó bảo rằng í thì là, không tao không muốn sống cái cuộc đời mà chán ghét từ thứ 2 tới thứ 6 chỉ iêu từ thứ 7 đến chủ nhật, ko, tao muốn ngày nào tao cũng iêu cái cuộc đời này cơ.

Ok, gã nói đúng. Cũng như cái gã bảo rằng thì í là, hãy làm cái ziệc mình iêu và thế là ko ngày nào trong đời mìh có cảm giác mìh đang PHẢI làm ziệc cả. Ok, gã đó cũng đúng luôn.

2 gã có thể bắt tay bắt chân ôm hôn nhao thắm thiết, anh tạm thời nhường sân khấu này cho bọn gã.

3.
Mấy hôm, anh bị sa đà vào một vài chuyện la-liếm mà anh ngạc nhiên là sao anh lại buồn quan tâm, phí thời gian và electron thông minh của anh vào đấy. Mà ngạc nhiên hơn cả là tại sao anh lại thấy chuyện đấy bình thường ko thấy táng tận lương tâm giận dỗi bản thân?

Thôi thì, hãy đổ tại đây là một giai đoạn khủng hoảng gì đó.

4.
Hôm qua, anh với bạn anh chat về một người nọ. Mà xong rồi anh lại cũng thấy buồn.

Anh ko nghĩ mình có thể nói về người đó bằng giọng thản nhiên đến thế, như thể đấy đơn giản chỉ là một người mà anh và bạn anh cùng biết, vậy thôi.

Nhưng nào phải vậy?

Anh phải đổ tại cái gì đây không biết?

5.
Bình thường, cây mọc hướng sáng. Nghĩa là nó sẽ nghiêng theo phía ánh sáng chiếu nhiều.

Dạ hương trước cửa của anh, có lẽ vì hay bị anh nhấm nhẳng càu nhàu, nên thay vì bò về phía ánh sáng, em mọc nghiêng về phía cánh cửa, những mầm chồi lá non thò qua chấn song cánh cửa màu vàng kem bơ, như rón rén thò ngón tay bé bỏng vẫy chào anh.

Thương em gì đâu.


Friday, June 12, 2015

Buổi sáng sao mà xanh quá xanh

Tối qua, con Ngủ quần què trờ qua trờ lại. 'Mệttt. Ba cái chuyện xíu xiu cũng đem đi kể, mệttt.'

Nó cứ nhơn nhơn lờ vờ trên đầu. Chừng hơn một giờ, em phải lôi Mĩm ra dụ. Rốt cục con Ngủ cũng sà xuống. Mĩm quả lợi hại nghìn lần (sáng nay phải cho Mĩm ra đường cf ngay, bù đắp sau bao ngày thiêm thiếp ở nhà :D).

Buổi sáng, con Ngủ bắt đầu dặt dẹo oặt ẹo lúc chừng bốn rưỡi. Đến sáu giờ, nó nhổ bẹt bẹt hai bãi nước bọt vào mặt em rồi phủi đít đi. 'Này thì tỉnh dậy hớn hở'.

Nước bọt quả là thần thánh: em thức và hớn hở ngay được!

*
Em đem cơm nguội với canh chua ra vườn ăn sáng. (Quê em ăn thế thấy rất vui, chỉ đến lúc đi qua hàng xôi xéo mới nghĩ quên mất đáng ra mát zời thế này phải ăn xôiiiii.) Trời lác đác mưa và vườn xanh mướt xanh. Ô hay. Có cần chào đón ngày em dậy-sớm phởn-phơ như thế không?

Quyết định rằng chẳng mấy khi, dất khoát phải phi ra đường cà phê sáng. Bèn ôm Mĩm theo, sau khi chạy ra chạy vào thay đồ quẹt son, rồi quay lại again vì quên xức chà bông. (Trong một buổi sáng như này dất khoát phải xức Chà-neo mắm tép.)

Mưa lại lác đác khi em đi trong sân vắng tênh (sớm quá mưa quá chưa có các bu ngồi quây quần ghế đá). Em bò ra đến bãi xe thì mưa dứt.

Trời mát ơi là mát. Nước lấp loáng mặt đường. Em đi ngoằn ngoèo Đại Cồ Việt - Hoa Lư - Thể Giao - Tô Hiến Thành - Bùi Thị Xuân - Trần Nhân Tông - Triệu Việt Vương - Nguyễn Du - Phố Huế. (Bùi Thị Xuân rất đáng yêu ở khúc giữa, ko xô bồ như ở 2 đầu, nên chỉ hết khúc giữa đó thì phải quẹo ngay đi cho khỏi bị điêng).

Phố bao nhiêu là xe hoa và mùa này thì toàn sen. Lúc rẽ từ Nguyễn Du qua Phố Huế, đi sát sạt một xe sen thơm ngan ngát. Nói gì thì nói, Hà Nội cũng vẫn cứ PHẢI đáng yêu. Sen ở đây dứt khoát phải xếp rời, để nhìn rõ từng bông trong đám cành măng phơn phớt cùng với một búp lá chưa xòe. Đi bất cứ đâu khác, mà cũng chưa cần đi đâu chỉ cần ra đến ngoại thành, thì sen chỉ được bó chụm từng mười bông bọc một hai tàu lá to bự bên ngoài, chả có cành măng non xinh xinh.

Giỏi lắm thì đến cuối buổi sáng, em sẽ hết ắc quy và lờ đờ vì thiếu ngủ. Nhưng ít ra cho đến lúc này, hai bãi nước bọt của con Ngủ quả là có giá trị thật. Hoặc cũng có thể là vì những cơn mưa. Là vì Hà Nội mát. Là vì trộm vía hình như Viết cũng đang gõ cửa đòi vào sau rất lâu Viết bỏ em đi tung tăng không thấy mặt mũi đâu. 

Giá lúc nào cũng thế này có phải là tươi tỉnh phởn phơ không?







Thursday, June 11, 2015

Dỗ giấc



Tôi đã không hút hít gì cả, bỏ đi rất nhiều phê pháo và hầu như không đụng đến cồn, thường chỉ uống trà đá loãng, cho mát, chứ không đặc cắm tăm như trước.

Nhưng có điều gì đó dường sai sai đang diễn ra, khiến cho Giấc ngủ trở thành một đứa đỏng đảnh khó ưa kinh khủng.

Mặc kệ mắt tôi trĩu xuống, nó vẫn vật vờ quần què lờ lững liệng qua liệng lại. Tôi như bà mẹ, hoặc ô-sin, có lẽ, cầm bát cơm nhăm nhăm đuổi theo đứa con - là Giấc ngủ, cứ tưng tửng đi chơi - nhằm tọng cho được một thìa vào mỏ nó.

Tại sao tôi lại phải đến? Nó lè nhè. Tôi không thích đến thì sao. Ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới? À có ảnh hưởng, sẽ có chiến tranh thế giớ. Ừ thôi được rồi tôi biết. Tôi có đến tôi vẫn đến đấy thây, chỉ là tôi chưa muốn vào tôi muốn loe ngoe ngoài cửa ngoe nguẩy trên đầu. Thì làm sao? Tôi có quyềnnn!

Hẳn là vì Nó có quyền. Nên, hàng ngày Nó cứ lượn lờ phất phơ để tôi lăn qua trái quật qua phải đem đủ thứ này nọ kia ra dỗ dành. Vẫn là vì nó có quyền. Rất có thể. Cuối tuần Nó sẽ đến uỳnh uỳnh đập cửa và hất cát dính đầy để mí mắt tôi sập xuống, hẳn từ sáu giờ tối, tới tám giờ sáng hôm sau. 

Giấc ngủ thực đã trở nên xấu tính kinh khủng. Tôi không nhớ cảm giác vùi mình vào chăn gối và ngủ liền một mạch đến sáng hôm sau tỉnh dậy hớn hở - đã bỏ tôi đi bao lâu rồi. Tôi cũng không nhớ các giấc mơ vui tươi phởn phơ buồn cười đã đi đâu rồi. Chỉ có Giấc ngủ đến, quặt què. Và khi Nó đi cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Không "Good morning honey sáng rồi dậy đi" âu yếm. Nó thường phủi đít bỏ đi, hoặc tệ hơn, đạp đạp tôi vài cú, buông một câu vô cảm không gì hơn.

Ngày rồi dậy đi mà làm người!

Có phải Giấc ngủ ghét tôi vì tôi chơi game nhiều quá?

Có phải nó ghét tôi vì quả thực là những ngày này tôi chẳng làm bất cứ gì, não tôi đã phẳng lì như mông?




Ánh sáng


Mười giờ tối.

Trời ửng sáng, một màu kỳ lạ trộn giữa xám với vàng với tí ti ánh hồng. Như thể ngay cạnh đây, ngay sau đây có một tòa nhà năm chục tầng và ánh sáng từ đó tỏa ra chói lòa. Nhưng cho dẫu có như thế, thì nó cũng ko thể đủ hắt sáng cả nửa bầu trời như thế này.

Không thể là trăng. Giờ đang là cuối tháng. Tối qua ngồi đây tôi còn thầm nghĩ chán quá trời lại tối om om hết trăng rồi.

Buổi tối đã lặng thinh không chút gió. Tôi ngồi ăn tối giữa phòng khách, mở tung tất cả các cửa nhưng không một mảy may gió lùa vào ra, như vẫn thường. Ngột ngạt. Để giờ, gió lên.

Gió mang hơi mát và mùi mưa âm ẩm. Chớp bắt đầu lóe ở những chân trời. Đì đùng sấm.

Tôi đứng lên ngó. Vẫn ko thể tin nổi sao những mái nhà xung quanh sáng đến thế.

*

Nãy, tôi có giở bừa phứa một ít Sador Marai. Có một đoạn về Viết. Tôi đã thâu lại. Có mấy đoạn về Chết. Về một nàng đã chết được ba năm chúng tôi chôn nàng trong chiếc váy đen. Về một người vừa nằm xuống. Về một nàng khác quen biết chưa lâu thì nàng đã mất rồi.

Tôi giở thấy Tháng 9, Tháng 11, Tháng 12. Nhưng tuyệt nhiên ko thấy cái đoạn Robinson Crusoe, rằng thì cái gì đó mà vỏ chai rượu, vài quả cam và tiếng sóng biển gì đó nỗi cô đơn.

*
Lộp độp.

Bắt đầu mưa. Bắt đầu sực lên mùi bụi, mùi đất nồng nồng.

Tôi mở cửa cho hơi mưa ngập phòng.

Wednesday, June 10, 2015

Những tối mưa

Như đang rào rào, hối hả ngoài kia. Mát rượi, và rất phê. Khỏi nói.

Anh thừa biết là zời sẽ mưa. Khi nhìn mây như này.

Cũng phải nói, anh vốn ghét đi Lê Duẩn chang chang nắng chả cây cối mịe gì nhưng trưa nay anh lỡ lao ra đó. Oaaaa. Trời thoángggg và caooo và xanhhhh và đầy mâyyyy cứ y như trên những chuyến ô tô khi gần tới biển.

Tháng Sáu cứ như lày kể cũng đáng iêu :)) Anh chả có việc j ngoài ngửa cổ nhìn zời suốt ngày vậy thôi :))















Sunday, June 7, 2015

Làm sao giữ thế giới đừng quay








Dear,

Tớ cứ nghe bài này và nghĩ đến cậu cùng với tuổi trẻ ngây ngô lẫn rồ dại của chúng ta. Lyric bài này rất khốn nó cứ làm tớ khóc quài.


Bọn mình đã có những năm đẹp nhất trong đời 
Nhưng cả cậu lẫn tớ sẽ chẳng còn như trước nữa

Tớ cứ khóc quài, khóc quài. Tớ không biết cậu còn nhìn thấy tớ của năm xưa nữa không, tớ thì không còn nhìn thấy cậu năm xưa nữa rồi và điều đó làm tớ đau lòng thảm thiết.

Đôi khi tớ ước mình có thể cho qua
Và ký ức đơn giản là hãy biến mất tất

Đơn giản là tớ không thể cho qua. Và ký ức không có cách nào xóa nhòa. Tớ vẫn tưởng chừng như chúng chìm lỉm hết rồi, nhất là khi tớ ngày càng già cả lẩm cẩm nói trước quên sau ăn gì rồi không nhớ... Nhưng không. Nhưng không. Chúng in vào tâm trí như vết xăm trên da không gì xóa nổi, không cách nào xóa mà không để lại sứt sẹo. 

Đáng ra có nhiều điều tớ nên nói, khi tớ có cơ hội để nói
Bao nhiêu thời gian, bọn mình đã để lỡ trôi đi

Khi cậu bị workaholic. Rồi để tớ cũng trở thành một đứa workaholic như cậu. Khi bọn mình cứ để, cứ đặt những thứ quái đản gì đó lên trên. Vì nghĩ rằng như thế là tôn trọng, là thương nhau. Giờ biết rồi, chỉ cười nhạt vì tất cả đó đều không đáng.

Tớ đã không bao giờ nghĩ chuyện sẽ kết thúc như thế này
Không bao giờ nghĩ mình sẽ mất cậu
Mà mọi-thứ đều khác xưa rồi
Làm sao chúng mình giữ được thế giới đừng quay?

Làm sao giữ được thế giới ngừng quay, khi mà giờ đây, chỉ nói chuyện với cậu, hay nghĩ-đến việc nói chuyện với cậu, là tớ không chịu nổi. Tớ không chịu nổi. Dẫu cậu có muốn nói chuyện với tớ đi chăng nữa. Vì nếu cậu không phải là cậu của ngày xưa, thì tớ không cần. Và nếu cậu vẫn là cậu của ngày xưa, thì tớ không thể.

Thế giới, quả thực là nên ngừng quay, từ ngày đó.


*
Hồi trẻ, bọn mình cứ nghĩ mình biết tuốt...

Thực ra hồi đó bọn mình nghĩ cái quái gì hay chẳng nghĩ gì? Hay chỉ nghĩ về những điều cỏn con nhưng cho rằng chúng to như trái đất? Hay chỉ có tớ ngu khờ, còn cậu sáng suốt? Hay thực chỉ là tớ nghĩ cậu sáng suốt, còn thực cậu cũng ngu khờ ko hơn?

Ai đó từng nói với tớ, hay là tớ từng đọc đâu đó, rằng khi nào thấy đau lòng nhất nghĩa là khi chuyện sắp qua nhất rồi (it's always darkest before the dawn - kiểu vậy). Nhưng cái hố đau lòng chỉ thấy sâu hơn, sâu mãi mãi mà thôi...

I'd never thought this could ever end,
I'd never thought I'd lose my best friend,
Everything is different now,
Can we stop the world from turning?
I'd never thought I'd have to let you go,
I'd never thought I'd ever feel this low,
I wish I could go back,
And we'd stop the world from turning.


Giống người




Anh đhs, nhưng các chuyện rất rì và lày lọ thường xảy ra vào tháng 12 và tháng 6. Dù trong thâm tâm anh ko ghét tháng 6, anh vẫn thường lảm nhảm nghe 'tháng Sáu mùa thi con đường học trò anh đưa em đi' với lại chả 'tháng Sáu nắng như đổ lửa cây sấu già thả chiếc lá xanh' với lại nữa 'tháng Sáu không anh bầy chim sẻ hiên nhà bay mất' với lại Khúc thụy du (chả hiểu sao cứ phải là tháng Sáu?)... thì các chuyện như shịt vẫn cứ nhè tháng Sáu mà lao vào. Anh ghét những ngày này khi anh cứ khóc nhè chè thiu một ngày năm lần bảy lượt một tuần ít nhất ba bữa buổi sáng dậy mắt anh sưng húp sưng vù. Anh căm thù tháng Sáu. Anh muốn tháng Sáu cút mẹ đi.

Chỉ có mỗi một niềm an ủi dễ thưng cứu vớt cái tháng khốn nạn này, ấy là Xô xuất hiện.

Nhưng mà cái tầm Xô xuất hiện, năm ngoái, anh có làm quả entry lảm nhảm rằng bọn mình là kiểu bọn dị biến thôi đành chấp nhận, thâm tâm chúng mình thực chỉ muốn giống người mà ko giống đc nên đành chịu thôi.

Đến tầm này, năm nay. Anh thực sự ân hận đã thốt ra điều đó.

Thực sự, anh không muốn giống người. ANH KHÔNG MUỐN. Các bạn xung quanh anh đã lo sợ anh sẽ giống-người. Anh cười vào mặt các bản bảo không anh không thế. Nhưng giờ anh cũng sợ anh sẽ thế, hay anh đang dần trở nên như thế.

Và đáng sợ hơn là, trên cái hành trình mà dường như dẫn tới cái đích trở nên giống-người, anh lại chẹp miệng chấp nhận rằng "người ta vậy thì mình cũng vậy".

Và khi nhận ra cái chẹp miệng ấy của mình, thì anh lại càng khóc to hơn...

Không anh đéo thể chịu nổi điều đó. Anh không được phép như vậy. Anh sẽ chết nếu anh trở nên giống-người. Thật đấy. Anh có thể quằn quại lay lắt vật vã ngày qua ngày. Nhưng nếu sống nhàn nhạt giống-người. Anh sẽ chết.






Tuesday, June 2, 2015

Những điều tha thiết


1.
Sáng, anh đi dọc Kim Mã, gặp một xe chở bao nhiêu cây hoa, hoa nhài, hoa hồng, mấy chậu cây treo gì đó... Hoa hồng, là những bông hồng bé tí nhưng các lớp cánh xếp chồng xòe tròn. Anh cười. Nghĩ thương bụi hồng trong vườn của anh, trổ được giỏi lắm là hai lớp cánh lơ thơ.

2.
Anh đi qua tháp Hà Nội. Nhớ hôm trước Lạc nhắn "bữa nào lại trèo lên đó uống bia", ngay lúc anh vừa mới nghĩ y hệt như thế. Anh lại nhớ khi bọn anh ngồi phởn phơ uống bia ở đó - và sực nhớ ra ờ mình đang ngồi trên nền nhà tù Hỏa Lò cũ. Và anh chạy băng qua một thẻo nhà tù tường cắm đầy mảnh chai còn sót lại. Và anh nhớ ông nội đã ấm ức kể rằng chúng nó định đập hết, các cụ phản đối dữ dội lắm mới giữ lại đc một góc này, nhưng cũng chẳng là gì so với cả khu nhà tù xưa đó.

Qua khỏi nhà tù một tí, là tòa án. Anh ko biết hôm nay có vụ gì nhưng người xúm đông ngoài cửa, có mấy chị mặc đồ dân tộc. Khi trước, mỗi lúc đi bộ vòng quanh, đây là khúc mà anh ghét phải đi qua nhất.

3.
Anh ko biết tại sao sáng nay anh chỉ muốn nghe Ánh trăng nói hộ lòng tôi. Anh nghe giọng Đặng Lệ Quân trong mềm, và nhớ fim Điềm mật mật quá. Anh nhớ khi cô gái bán đĩa nhạc Đặng Lệ Quân ở hội chợ, hồ hởi bảo năm ngoái tôi bán được đốnggg tiền, người Trung Quốc ai cũng nghe Đặng Lệ Quân cả. Nhưng ở Hongkong thì không... Buổi tối, trời mưa tầm tã, hai người ngồi với đống đĩa ế...

Anh có cảm giác chắc chắn rằng nếu coi lại fim này anh sẽ khóc nhè chè thiu từ đầu đến cuối, từ lúc họ gặp nhau cho tới khi biệt ly và cho đến phút cuối cùng gặp lại ở bên kia bán cầu, khi cùng đứng ngó bản tin về cái chết của danh ca họ yêu quý... từ những chi tiết bé tí như là khi đi xếp hàng mua nhà hay thồ nhau trên con xe cà tàng giữa phố...

Anh cực kỳ thích vai diễn này của Trương Mạn Ngọc, nó phóng khoáng, ko nhàn nhạt mờ mờ in ít ỏi như trong In the mood for love hay Days of being wild.

Và khi anh nói rằng trong chuyện cá nhân có chuyện thời cuộc, thì đó là chuyện của người Trung sang Hương Cảng như một vùng đất hứa, trong khi người ở Hương Cảng chỉ thiết tha giấc mơ Mỹ.

Bạn nam chính sang Hongkong mong muốn đưa hôn thê sang và chung sống hạnh phúc. Hôn thê sang rồi, hai người cưới, và chia tay.

Bạn nữ chính sang Hongkong, muốn giàu có và đưa mẹ sang an hưởng tuổi già. Mẹ cô mất, khi chưa kịp đi đâu an hưởng cái gì.

Thế là, họ lại đi...

Có lần, ko hẹn mà gặp, cả Lạc và Pung đều có vẻ tư lự phảng phất buồn khi nói với anh rằng sống ở xứ người chẳng vui vẻ gì đâu. Ừ thì điều kiện sống hẳn là tốt hơn, nhưng về cơ bản thì, mày vẫn ko có cảm giác thuộc về xứ đó.

4.
Có hôm cuối tuần về nhà ông, giữa lúc đánh vật với mười mấy kí lô cá để làm ruốc, có anh hàng xóm xông vào sao ruốc giúp, giữa buổi trưa trong bếp nóng như cái lò luyện đan. Anh zai nói chuyện vợ con này nọ, khoát tay tổng kết rằng "cả cái xóm này chỉ có nấu cơm cho vợ thôi"... rồi nói những gì những gì, xong lại tự nhủ: "không, cũng vẫn fải có gia đình xong quyết định các thứ mới chuẩn chỉnh được"


5.

Hôm rồi, trong câu chuyện vô thưởng vô phạt, ông chú có nói đến một nhà nào đó.Ông bố anh nói, nhà đó tao biết, thế nọ thế kia. Nhưng mà nó có thằng con trai, chết rồi. Nó bảo, nó còn tha thiết gì đâu...

Kể ra, xét đến tận cùng, thì sống một cuộc đời - đơn giản chỉ là tìm ra những điều tha thiết, để sống vì nó và chết cũng vì nó.

Có điều là cuộc đời thì ko rõ ràng giản đơn như thế. Những điều tưởng chừng tha thiết, rất có thể, sẽ hóa ra chẳng là gì. Và những điều, từng chẳng nghĩ là gì, lại đâm ra tha thiết.

Mà hơn nữa, trong vòng sống quẩn quanh, ko fải ai cũng biết rằng mình thiết tha gì...