Tuesday, April 29, 2014

Đường chạy ban mai

(Mượn tên truyện của VAT, ngừi... ngồi ngắm cây lộc vừng với tui hôm qua. À thực ra tui ngắm lộc vừng còn hắn ngắm gì kệ :-j )

Cây lộc vừng, hẳn rồi

*
Nhân dịp đi... ngắm lộc vừng với VAT, sáng nay tui thức siêu sớm.

Một trong những ngày hiếm hoi khi cú đêm dậy sớm.

(Có nguy cơ cao là trời sẽ mưa. Mà hôm nay mùng 1 mưa thì cả tháng sẽ mưa => ấy là kinh nghiệm đúc rút của bác hàng xóm từng có một cơ số năm bán bia hơi (bn năm hong nhớ @@) )

Vô công rồi nghề, Kun xỏ giày đi chạy (Từ đây cú sẽ đc gọi là Kun. Kun là tên mới, vừa fát minh ra. Vì sao tên Kun hong biết. Rất có thể tên này chỉ dùng trong entry này mà thôi :-? ).

*
Đường chạy buổi sớm đương nhiên khác đường chạy buổi tối. Kun tránh cái chợ đầu mối nên chạy đường ngược lại. Đường này 'băng qua những cánh đồng và băng qua những xóm làng'. (Adrenalin trong máu dâng cao nên bị điên dồi -.-).

*
Đường chạy buổi sớm, qua những ruộng rau muống rau khoai... qua vạt rau bí có bông hoa vàng cam ấm áp.

Đường chạy dọc theo vạt hoa cúc, lơ thơ những cụm hoa trái mùa.

Đường chạy qua hồ sen trước ngôi chùa, lá sen xanh non xanh nõn. Chưa thấy hương, nhưng vẫn thấy mát lành.

Đường chạy qua trường cũ. Mấy cô lao công loẹt xoẹt chổi quét lá trong sân. Cây phượng trước cổng chưa hoa hoét gì sất. Hồi xưa vẫn rỉ tai nhau 'truyền thuyết' rằng năm nào phượng nở nhiều thì sẽ thi đỗ nhiều và ngược lại. Thế nên, có cớ để ngấm ngầm lườm nguýt những đứa bẻ hoa ("Rồi mày trượt trắng mắt ra nghe con!").

Ngược chiều chạy đi, một chú mặc nguyên 'cây' áo gió quần gió. Nghĩ: Chú sẽ chết ngộp mất thôi.

Ngược chiều chạy về, có hai bác mỗi người một tay xách một gốc/ một bụi cây còn nguyên đất, có lẽ là giềng hay rong giềng gì đó. Ô hay :)

Sáng mát trong, và bao nhiêu là gió >:<

Thanh anh


---
P.S:

Hôm nay thứ Ba. Có lịch buổi chìu hết giờ làm thì chạy ở công viên với em Hà gà ._.

Tuần trc đã xù 2 buổi dồi hnay ko đc xù nữa ._.


Monday, April 28, 2014

Teng teng



Để trả lời cho sms của Li rằng blog tui dạo này sao não nề thế.

Kệ chứ. Có lúc tôi lên mây thì cũng sẽ có khi tôi cắm đầu lao xuống vực. Chán, rồi lại bò lên.

(Con dở hơi này bao giờ mới hết bịnh???)

Như lúc này có lẽ tôi đang ở lưng lưng chừng núi.

- Viết được một bài thấy phởn.

- Hẹn đi uống bia.

- 1/5 đc Zoo thưởng (những) 100k. Ta nói, thế thời gì thay đổi, giá lên giá xuống gì gì kệ. "Thưởng" ở Zoo luôn luôn không đổi thay theo năm tháng. Thật chung thủy biết bao :x

- Chuẩn bị làm thêm 2 quả reports.

- Đã dọn phòng lau phòng sạch sẽ.

- Rất muốn đóng một cái bàn dài từ đầu này đến đầu kia tường, ở cạnh cửa sổ. Hôm trc lúc Tek tháo song cửa ra, định bảo nó thôi đừng lắp lại ("nhưng bố sẽ giết").

- Đã hết dỗi nhau với Tek. Và mới có cái ghế nhồi đầy hạt.

- Má với bác đi hội chợ, mua cho cái đĩa phíp nhựa màu hònggggg hình mèo Hello Kitty. Má: "Bác bảo phải mua cho Trang cái đĩa con mèo." Trang: "Đời Trang từ giờ chỉ đc ăn vào đĩa này thôi đúng hong má?"

- Đôi khi hong hỉu đc tư duy của các bà má. Như một hôm đệp zời về thấy má dọn tủ bếp, bày lanh tanh bành ra nhà. Má đưa một đống bát đĩa bảo cất vào kho. Thì ra, hành trình dọn bếp của má, hóa ra là mua-đống-bát-đĩa-mới-về, cất-đống-bát-đũa-cũ-vào-kho.

Toy hỉu đc như thế là thế nào, hoặc toy cố lý giải vì sao - chắc chết liền. 





Sunday, April 27, 2014

Chả có gì cả





Để đánh dấu về một (trong những) lúc, muốn viết mà viết ko ra cái gì và ko ngửi nổi ._.

Thôi đi đọc.

Friday, April 25, 2014

Giống như một ngày gió mùa đông rất lạ


Mặc kệ các thứ thread lơ lửng đổ xuống đầu. Tôi cứ bỏ đi khỏi Zoo lúc mới chỉ có 4h.

Ngồi ở Lò Gạch.

Bàn quen ở phía ngoài kín hết cả rồi, tôi ngồi tít trong, gần cái bàn thờ ông địa.

Khi ngồi tít trong như này, nhạc rõ hơn.

Tôi tựa lưng vào tường. Quạt trần thẳng trên đầu, xoay vù vù.

Bên trái, đèn rất vàng, rất vàng. Gạch rất cũ, rất cũ. Chị chủ tiệm thì xịn khỏi bàn, còn chị nhân viên hẳn là từ một vùng quê nào đó (tạm thời chưa xác định, tạm đoán là Hải Dương.). Tóc rất dài, rất đen. Rẽ ngôi lệch. Cặp mái. Luôn mang cho tôi đen đá không đường và trà đá. Đen 15k, trà 3k. Tôi đưa 20k bảo chị ko fải trả lại. Chị bảo "còn 2k để lần sau nha".

Bên phải. Trời rất xám, rất xám. Thi thoảng lá lả tả rơi trong gió. Còn gió, như kiểu là, gió cũng ko biết giờ nên thổi ngược hay thổi xuôi nữa.

"Và rồi mùa thu qua, trống tênh buồn vui..."

Bằng Kiều đang hát.

Thursday, April 24, 2014

Cơn nhổ răng



Bạn còn nhớ cái hồi thay răng sữa không?

Uhm. Tôi (đương nhiên) không biết hồi thay răng sữa của bạn thì thế nào, nhưng tôi đoán là cũng ly kỳ, như cuộc cách mạng thay răng của mọi đứa trẻ - đứa nào chả thế.

Đủ các thể loại "sư phụ" đã nhổ răng cho tôi. Ông trẻ - em của ông nội tôi (mà giờ ông đã mất rồi), bác tôi (là bác sỹ), bác sỹ (thật) ở phòng khám nha khoa...

Ồ cái lần đi nhổ răng mà phải đi bác sỹ thật ấy. Tôi vẫn nhớ. Ông nội đèo tôi đi bằng xe đạp. Rồi ông cho tôi ăn cháo (dù chưa nhổ răng. Nhưng "phải" được-ăn trước chứ tí nhổ răng xong đau làm sao ăn được!!!). Nhưng cho dù đã ăn cháo, đã tống thuốc tê vào, thì tôi vẫn khóc choe chóe và giãy đạp kinh hồn, cả nhà bác bác sỹ + ông nội phải xúm vào giữ.

Sau này, tôi thường tự nhổ răng.

Sau sau này, có một thời kỳ mà tôi rất sợ nhổ răng. "Đau chết mất" - tôi nghĩ.

Đến mức có một cái răng siêu lung lay, lung lay đến mức mà có thể cầm tay vào cái răng rồi văn NGOÉO 180 độ cho mặt trong của răng quay ra ngoài và mặt ngoài của răng quay vào trong. Tôi vẫn không chịu nhổ.

"Đau chết mất". Tôi nghĩ.

Một ngày kia, tôi nhỏ nhẹ cắn dưa hấu (Dưa Hấu nhé, chứ ko fải thứ gì cứng ngắc như mía, rôm rốp như bánh đa nướng hay dai nhằng như mực nướng). Vầy mà nghe lục cục trong miệng.

Xong. "Con" răng đã rơi ra.

*
Tôi thực đã nghĩ chuyện đó giống như nhổ răng. Là trước khi làm, tôi đã rất sợ. Tôi đã không nghĩ mình đủ can đảm. Tôi cứ đụng đậy định làm thì lại run run rồi lại thấy cay cay mũi rồi lại sụt sịt tèm lem.

Thế rồi, một ngày, tôi làm. Ráo hoảnh, tỉnh bơ, nhanh chóng và chả đau đớn quằn quại gì hết.

Và phủi tay nghĩ, xong rồi.

*
Nhưng.

Không.



Wednesday, April 23, 2014

Bảo tàng (2)



Mấy hôm tôi chạy qua Phạm Ngũ Lão giặt đồ. Chạy hoài chạy hoài qua cái bảo tàng Lịch sử.

Yẹp, hồi xưa khi bạn Wiki nói về cái bảo tàng Lịch sử cạnh bảo tàng Địa chất - tôi vẫn biết thế. Rồi tôi đi thăm cái bảo tàng Lịch sử ở Tôn Đản rồi về càm ràm rằng tại sao lịch sử Việt Nam lại chỉ bắt đầu từ thế kỷ 19.

Ấy, cho đến khi đi mòn Phạm Ngũ Lão, cả trước kia và cả bây giờ. Tôi vẫn ung dung cho rằng 2 chúng nó là 1 (bảo tàng to, mặt quay ra nhiều mặt phố màaaaaa). (Còn tinh vi sờ ti con thạch sùng hong cần check lại bản đồ.)

Cho đến lúc tôi tự gõ đầu mình rằng không phải rõ ràng không phải, chúng nó là 2 chứ không phải 1.

Tôi (lại) tiếp tục lầm bầm cái bọn phí phạm văn đồng tự dưng lại làm 2 cái bảo tàng lịch sử to tổ chảng gần nhau, 1 bọn chắc của bộ này và 1 bọn kia có lẽ thuộc sở nọ.

*
Đến một hôm hong chịu nổi, tôi dừng xe để đọc cái bảng thông tin ở cổng.

Đọc xong khùng khục cười cái sự, đã dốt lại còn hay phán xét :">

Bảng tin ghi rành rành rằng,

Bảo tàng Lịch sử gồm HAI khu bảo tàng, ở Phạm Ngũ Lão VÀ Tôn Đản.

Với vé vào cửa 40k sẽ được đi thăm quan cả hai.







Với Bủm


Hôm, đọc lại tí xíu các thứ chat với Ti hồi mới nói chuyện với nhau. Chị chị em em thấy ớn. Chả bù cho giờ bà con bà tôi mày tao... loạn cả lên.

Lần giở các thứ từng chat với Bủm, thì vớ đc cái này.

---
1/1, 12:45am
:))
Mà tin ko. Hồi 2010. Có bữa e buồn bỏ mẹ. Đi lang thang gặp chị kia bán bông 150k/đêm
E rủ ngồi nói chuyện với e 1-2 tiếng e cho c ấy hết nhuận bút truyện đầu tiên của e
Vậy mà c ấy nói 2-3 câu cái te càng chạy
:))

1/1, 12:47am
@@
???
tsao?

1/1, 12:49am
Tsao là sao
Nhớ lại mắc cười quá
:))

1/1, 12:50am
tsao noi 3 cau m bo chay???

1/1, 12:50am
Chị ấy c
Mắc gì e chạy

1/1, 12:51am
sao c ay chay

1/1, 12:51am
Nhớ coi nói gì ha

1/1, 12:51am
@@

1/1, 12:52am
Hình như e hỏi c ấy thích hoa gì
Thích màu gì

1/1, 12:52am
=)))))

1/1, 12:52am
Và thích mưa hay nắng
:))

1/1, 12:52am
bả tuong m les
=))))))))))))))))

1/1, 12:52am
Ko. Bả nói bả gặp nhiều les rồi
Ngay từ khi chưa hỏi gì bả đã nói vậy
Thì bả sợ cái gì trời mới biết
Chắc là chán đời thì sợ nhau. Nói chuyện 1 hồi nhảy cầu chung thì bỏ xác.




Monday, April 21, 2014

Màu lam




4:38pm
bà rầu
m like cái giề

4:38pm
coi như tui like xì tai hường hường trên cây đi :V
--
5:30pm
Ti có màu gì?

5:30pm
đỏ

5:30pm
Lax màu xanh ha

5:31pm
màu thiên thanh
màu nước biển
k fải màu xanh lá nha

5:31pm
xanh trời


5:31pm
thực ra m là kiểu màu trắng nhưgn lấy sơn đỏ ruộm lên thôi

5:32pm
cuối cùng thì nhìn vào vẫn thấy đỏ đúng hôn

5:32pm
mới nhìn chỉ thấy đỏ thôi
nếu để tâm nhìn lâu sẽ thấy trắng

5:33pm
sơn lót
:))

5:33pm
trắng là trắng thật k fải lót gì nữa
(con nghĩ dưới lớp trắng con là màu khác nữa hả?)

5:34pm
không biết

5:36pm
Con đường dài triền miên
Hàng cây xanh gỗ trắng
Ta đi về thầm lặng
Đèo mặt trời trên yên
làm cho bà cái cover

5:36pm
bà thích hình chi

5:36pm
cái thơ vừa quote đó

5:36pm
ý là chữ thôi
hay hình chụp
hay hình vẽ

5:36pm
mày thích làm sao thì làm :))

5:36pm
hay hình nào cụ thể send qua hông
vâng bà

5:37pm
hoặc làm trống như cái cover ở fan page mày

5:37pm
Lax màu lam nhá

5:37pm
tao làm cover fan page tao

5:37pm
Ti tưởng tưởng màu lam là màu xanh hơi tối tí

5:37pm
đêm qua tao rình vé
giá rẻ
vô xì gòn
rồi rủ m đi mũi né
mà chưa rình đc
à quên hnhư m bảo k thích mũi né
@@

5:38pm
tối qua nghe đồn loạn giá rẻ
:))

5:38pm
bà nhìn thấy dồi mà múc ko kịp

5:41pm
Lax như người già, như trẻ con, như chị, như anh, như người lạ, như người thân, như thầy, như bạn.
:))
như chị
như anh
:)))))

5:42pm
xưg hô loạn cả lên, tao bị bịnh rối loạn danh xưng fải hong

5:42pm
hông

---
Thật là tầm bậy. Y như cái thời tiết này. Bạn cứ sụt sịt sụt sịt sụt sịt hoài.




Sunday, April 20, 2014

Vì sao em khóc?




1.
Khi chúng tôi ngồi cà-phê ở Lò Gạch, Đks hỏi: "một vở kịch như thế nào thì sẽ làm khán giả rơi nước mắt?".

Tôi đáp: "Điều đó có khi nằm ở khán giả chứ không nằm trong vở kịch".

*
Sáng nay chúng tôi đi xem vở Mùa hạ cuối cùng của Lưu Quang Vũ (ở đây). Lần đầu tiên xem kịch live, lần đầu tiên xem kịch chú Vũ. (Đọc Tuyển kịch LQV thì đã đọc rồi, còn xem trên sân khấu thì chưa). Cũng hơi lo lo vì xem kịch ban ngày, sợ cảm xúc không đủ.

Mùa hạ cuối cùng là một câu chuyện nhỏ nhỏ. Nhân vật không quá ư cá tính. Tình huống không quá ư nguy nan. Diễn viên không đến nỗi quá ư xuất sắc. (Còn chưa bàn tới chuyện khán giả quá ư vô duyên.)

Các bạn ra khỏi rạp tranh luận về nhân vật ấy thế nào (có đần không), tình huống ấy ra sao (liệu có kịch cọt quá? có giải pháp nào khác không?), diễn viên nào diễn tốt...

Tôi thực không quan tâm lắm.

Duy chỉ cái không khí mà vở kịch tạo ra, làm tôi nhớ thời cấp ba điên cuồng. Đúng hơn, nhớ cái cảm giác bước-vào-đời và đối diện với đúng sai phải trái. Cảm giác mọi thứ vụt qua như cát - càng cố giữ thì càng chảy qua tay. Cảm giác những thứ quan trọng với mình chỉ là con ruồi với mọi người. Cảm giác đổ vỡ khủng hoảng lòng tin. Kiểu thế.

Những điều ấy không nằm trong lời thoại chi tiết. Mà tự bản thân không khí vở kịch khơi ra. Nó khá giống với việc nghe hòa nhạc: Chẳng cần cầu viện đến ngôn từ để dẫn dắt cảm xúc.

*
Nên tôi đã thút thít, ngay từ lúc bài ca mở màn ngân lên. Cho dù bên cạnh có cô để chuông điện thoại ré ầm ầm và alô như chỗ không người (không-chỉ-một-lần). Cho dù thằng đằng sau hết ăn sột soạt lại lầm rầm bình phẩm. (Nói thế thôi, thực ra tôi vẫn phải ngừng sụt sịt để lườm cô kia cháy mặt và khi chịu hết nổi thằng đằng sau thì đã ném cục giấy ăn (dính đầy nước mũi) vào nó.)

Sau rốt, vở kịch hạ màn, các diễn viên ra chào khán giả. Họ cùng đặt tay lên ngực, trang trọng nói: "Lưu Quang Vũ, chúng em nhớ anh."

Khi đó, tôi đã run lập cập, mãi. Tôi ở im chỗ ngồi của mình, mãi. Tới khi nhạc tắt đèn tắt và xung quanh chẳng còn ai.

2.
Lúc tối, giở Other Message ở FB, thấy cái này.

Chị Trang, e làm quen vs chị đc ko? e thích đọc những gì chị viết, khoảng 2 năm nay rồi. Thời điểm này cuộc sống của e có nhiều thay đổi, nhiều thói quen ko còn, mà vẫn ko quên blog chị. e tự dưng muốn gặp chị - tự dưng can đảm vào một tối Hà Nội dịu nhẹ như thế này...

Thực sự là muốn khóc. Chỉ là 1 cái blog nhảm nhí vớ vỉu ba lăng nhăng tầm bậy thôi mà. Sao em nhớ? Sao em quan tâm? Tôi còn chưa rõ em là ai, vì hnhư em đọc chứ cũng chẳng comment bao giờ.

*
Sau khi viết cái này và reply em bé, thì em quay lại chat và chúng tôi nói thêm một hồi lâu lẩu lầu lâu. Em càng nói tôi càng muốn khóc.

Em bé đọc hết mọi entry, nhớ từng điều nhỏ nhặt.

Em bé sục sạo Google, tìm thấy FB kia và rồi so sánh với các thứ ở blog này để kết luận 'a ha đúng là chị rồi'.

*
Tôi nhớ, và thấm. Anh Hải Bột nói, rằng, chỉ còn một người nghe, anh cũng sẽ hát.






Saturday, April 19, 2014

Mùa hè


Tôi muốn áo trắng có túi ngực y như này và cảm giác lùng bùng y như này. (Chỉ fần trên thôi nhé, còn chân cẳng còng queo thế kia thì không). Mặc dù tôi mới có áo chôm chỉa của Củ Lạc chất vải quá đẹp quá mướt nhưng vai rộng cả tấc (fờ-ri size mà, sướng thế!).

ăn trộm ở FB nhà Vil, mụ í trộm ở đâu thì kệ xác
Tôi muốn vào Xì gòn rồi đi Mũi Né như Vil. Oimeoi cái màu xanhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh.

Cũng vẫn ăn trộm ở FB nhà Vil, mụ í ok rồi nhưng ko ok thì cũng kệ nốt

Từ Xì Gòn tôi xuống miền Tây, tôi đi sang Nam Lào như cái bạn blogger gì (tự dưng quên tên). Sang cả Cam nữa.

Tôi muốn đi Myanmar như Li nữa.

Tôi chưa leo Fan (nhanh, ko nó xây cáp treo xong thì tàn đời).

Tôi muốn lên Điện Biên nữa.

Nhưng.


Kai Đinh


Thi thoảng hay nghe bạn này. Không tệ. Giọng bạn cao, mìh kỳ vọng đc như Bằng Kiều, nhưng thực tế có lẽ bạn giống mấy bạn M4U hơn.

Mấy bài lyric khá. Đôi chỗ cũng bị ép vần điệu, đôi chỗ sáo (chả hạn, Nghe - có 1/3 ok còn 2/3 rất kiểu hô khẩu hiệu, nhưng phần nhạc thì đc). Với lại, bạn có một vài ý tứ hay ho. Đáng nghe.

Ví dụ, một câu nghe rất cuồng ngông vớ vẩn (mà hay mà!)

Rẽ ngang lối về đi tìm mặt trăng






Chấp chới


(Tên truyện của Ti)

Như một thứ dự cảm kỳ cục, đợt này, mấy đứa ko hẹn mà gặp - viết toàn truyện đau xóc ruột gan phèo phổi.

"Rồi ráng nín, chứ biết sao giờ."

Thằng nhỏ trong truyện của Ti bảo vậy.

"Rồi, sẽ còn rất nhiều. Những lúc chẳng biết làm gì, chỉ biết ngửa đầu cười."

Một đứa nào đó trong truyện của tôi sẽ thốt ra như thế.




Thursday, April 17, 2014

Hoàn toàn bịa





Hồi, Tèo hỏi, truyện chị viết có bao nhiêu phần sự thật. Tôi rất tự tin trả lời rằng cỡ độ 70 - 80% Tèo ơi.

Bữa, gửi cho Ti coi cái truyện mới, Ti cũng hỏi: "chời quơi mấy đứa nhân vật này có thật không, đưa fết-búc chúng nó đây tui add friend".

Tôi biết nó giỡn nhưng k thể k tranh thủ cơ hội bảo nó khùng.

Bọn nhân vật ấy mà có thật thì buồn chết.

*
Nhưng kể ra, đã có những hình mẫu nhất-định để từ đó, mấy đứa nhân vật được vẽ ra. Đã có những sự kiện, khung cảnh nhất-định để dựa vào đó, câu chuyện có đầu đuôi chi tiết.

Có, bạn bàn cuối
Có, người ăn mì tôi nấu
Có, cô bạn tên Vân
Có, thầy giám thị trước kia từng là thầy giáo dạy Văn

Có, lần tôi vẽ đầy tay bạn cùng bàn
Có, lần nó viết giấy hứa sẽ tuyển tôi vào làm khi nó trở thành giám đốc công ty (công ty gì giời biết!)
Có, "đường-rừng", thư viện, xà cừ, hoàng lan, sân bóng, ban công tầng ba
Có, bồn cây hoa nhài
Có, sân trường với những đường viền gạch đỏ.

Người có thật và cảnh có thật. Nhưng người không cùng một người, cảnh không cùng một không gian hay cùng một thời gian.

(Chưa kể đến các kiểu thêm mắm dặm muối tưởng tượng suy tưởng đổi vai đóng vai nhập vai... tùm lum.)

*
Thế nên, nếu chiếu theo lý thuyết "nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật không là sự thật", thì quả thật, với tỷ thứ bà rằn những mẩu-sự-thật chắp-nhặt-ngược-xuôi: truyện của tôi hoàn toàn bịa :).




Wednesday, April 16, 2014

Vườn đom đóm




Chỗ đó xưa kia vốn là một cánh đồng ngoại ô, rồi, như một lẽ tất yếu của đô-thị-hóa: làng lên phố, cánh đồng được quy hoạch thành khu dân cư.

Đường sá đã làm xong, có cả vỉa hè, cột đèn và rất nhiều cống (đã kịp mất nắp). Lác đác "lâu đài" đã sáng đèn. Một đôi chung cư gì đó cũng ì ạch xây cất.

Còn lại là những ô đất trống: cái thì quây thành sân tennis (có mái che, sành điệu), chỗ thì biến thành những thửa vườn riêng của dân cư xung quanh (cũng rào dậu kinh lắm, đừng đùa). Thậm chí, mặt đường (trống trải mà, có xe cộ đâu có làm gì đâuuuu???) đã được biến thành khu-tập-kết chợ-đầu-mối mỗi-sáng-sớm.

*
GIÁ NHƯ nó là chợ hoa (thì người "thợ hoa" tôi khỏi phải bay lên Nghi Tàm - Quảng Bá). Nhưng không: thực tế phũ phàng và thực dụng (chứ không phù phiếm như hoa hoét): đây là chợ-đầu-mối rau củ quả thủy hải sản.

Vì thế, đường chạy buổi tối vẫn ngập vảy cá khô roong bong từng lớp trắng xóa mặt đường, lác đác thùng xô chậu bằng tôn - đã được khóa xích cẩn thận. Vài cọc tre để treo đèn. Và mùi hương dư âm đọng lại. Cũng may, nó chỉ chiếm khoảng 200m trên đường chạy mà thôi, có thể qua khỏi được.

*
Nên, tôi vẫn ton ton đi chạy mỗi tối, (ko tưởng tượng ra được nếu chạy buổi sáng sớm gặp chợ-đầu-mối thì phải làm sao).

Cũng đôi lần băn khoăn kiểu, ờm, đồng ruộng biến thành khu dân cư thế này là tốt hay không tốt, nên hay không nên? Nếu cánh đồng không thành khu dân cư, thì tôi đã không có đường chạy như thế này, và cũng sẽ chẳng bao giờ ra thăm viếng cánh đồng - nếu như nó còn đang tồn tại đi chăng nữa.

Nữa, tôi cũng phát hiện/ phát minh thêm một cơ số thứ trong khi chạy ở đây.

Như hôm nay. Có một khoảnh đất trống chưa biến thành vườn của ai, chưa mọc lên sân tennis nào và cũng chưa sạp cá tôm cua nào nhảy vào chiếm đóng, chỉ có cỏ lau lưa thưa phất phơ (là tôi cố gắng căng mắt nhìn mới thấy được, bạn biết đấy, đây ko fải ban ngày). Ừ, ở cái khoảnh đất ấy mà, bao nhiêu là đom đóm bay la đà lập lòe, lấp lánh sáng.

Dù tôi vẫn phải căng mắt nhìn đom đóm - bởi vẫn có đèn hắt vào (từ sân tennis, từ những "lâu đài", từ các công trình dang dở, từ một vài ngọn đèn đường...). Nhưng cảm giác thấy bao nhiêu là đom đóm thay nhau sáng lên - tắt đi như thế, đã lâu lắm lắm rồi, tôi không gặp.

*
Nghĩ thêm một chút, tôi thấy mình quá giỏi trong việc enjoy các thứ.

Nghĩa là, qua đống vảy cá bốc mùi, qua lung tung ánh sáng bủa vây tứ phía, thì vẫn có đom đóm lấp lánh, có cây bằng lăng đẹp, có trò đi-giật-lùi nhẹ tênh.

Nghĩa là, cho dù không phải chạy ở đây, hay không gặp đom đóm đi chăng nữa, thì tôi vẫn sẽ tìm thấy được những điều hay ho trong các việc mình làm. Như tôi từng nói với con Tèo, rằng ở trong WC rồi kêu thúi có tác dụng gì đâu, tìm cách nào mà enjoy thôi chứ?

NHƯNG khi ở trong cái nhà vệ sinh thúi hoắc, mấu chốt đâu phải là "làm sao để enjoy giữa cái sự thúi hoắc này"?

Phải làm gì để ra-khỏi cái toilet thúi-hoắc chứ?



Monday, April 14, 2014

Góc phố đèn treo đôi mắt bão


tháng Tư tôi đến rừng chưa thức
mưa vẫn chờ tôi ở cuối khuya
có môi chưa nói lời gian dối
và mắt chưa buồn như mộ bia

tháng Tư nao nức chiều quên tắt
chim bảo cây cành hãy lắng nghe
bước chân ai dưới tàng phong úa
mà tiếng giày rơi như suối reo

tháng Tư khao khát đêm vô tận
tôi với người riêng một góc trời
làm sao em biết trăng không lạnh
và cánh chim nào không bỏ tôi?

tháng Tư hư ảo người đâu biết
cảnh tượng hồn tôi một miếu thờ
với bao chiêng trống bao cờ xí
tôi đón em về tự biển khơi

tháng Tư xe ngựa về ngang phố
đôi mắt nào treo mỗi góc đường
đêm ai tóc phủ mềm nhung lụa
tôi với người chung một bến sông

tháng Tư nắng ủ hoa công chúa
riêng đóa hoàng lan trong mắt tôi
làm sao em biết khi xa bạn
tôi cũng như chiều tôi mồ côi

tháng Tư chăn gối nồng son phấn
đêm với ngày trong một tấm gương
thịt xương đã trộn như sông núi
tôi với người: ai mang vết thương?

tháng Tư rồi sẽ không ai nhớ
rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
mắt ai rồi sẽ như bia mộ
ngựa có về qua cũng thiếu đôi!

tháng Tư người nhắc làm chi nữa
cảnh tượng hồn tôi đã miếu thờ
trống chiêng cờ xí như cơn mộng
mưa đã chờ tôi. mưa... đã mưa...

mai kia sống với vầng trăng ấy
người có còn thương một bóng cây?
góc phố đèn treo đôi mắt bão
ai nhớ ngàn năm một ngón tay?

[Ai nhớ ngàn năm một ngón tay - Du Tử Lê]



Đau lòng quá
Tôi nghĩ
Mình vỡ mất!

---
Niềm vui đến theo bầy
Nỗi buồn kéo cả đàn


Saturday, April 12, 2014

Sorry, the blog you are looking for does not exist


- Có một ngày, tôi nhìn mặt trời lặn bốn mươi ba lần!

Một chốc sau đó em nói thêm:

- Ông biết đấy... khi người ta buồn quá, người ta thích cảnh mặt trời lặn...

- Thế cái ngày bốn mươi ba lần mặt trời lặn ấy, có phải em buồn quá không?

Nhưng ông hoàng bé nhỏ không trả lời.

[Hoàng Tử Bé - Saint Exupéry]

*

Và bởi chẳng thể ngắm mặt trời lặn vào lúc này (chỉ một thôi chứ chưa nói là bốn mươi ba hay bốn mươi bốn), nên tôi lại leo lên nóc nhà (a.k.a sân thượng tầng 4). Gió rất dịu êm và thoảng mùi hoa gì đó - có thể là hoa sen cạn vì hôm trước tôi thấy chúng đang nở (hoặc nếu ko fải thì hoa gì cũng đc, cũng ko ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới hôm nay hay là tôi lúc này).

Cũng như khi đó, khi nhìn thấy thông báo trang web ấy đã bị xóa trắng và tên miền ấy "available", tôi chỉ biết ngửa đầu cười.

Ráng làm cho xong báo cáo, tôi rủ Củ Lạc đi ăn bánh ở tiệm nó thích ("tao thề đấy sẽ là 80k worthy nhất cuộc đời mày!"). Và cuộc đời tôi quả là được cứu vớt bởi sốt blueberry lúc ấy. Đế bánh tart giòn xốp. Lớp cream đặc vừa phải. Quện với sốt blueberry chua dịu. Thực ra, tôi sẽ vừa ăn vừa khóc nếu không có Củ Lạc ở bên lúc đó.

*
Chúng tôi nói nhố nhăng một vài chuyện, rồi tôi lại dụ nó qua Spy, ngồi quầy bar tán dóc nhố nhăng với em Trang và anh Hìu. Tôi uống một chai Larue vừa uống vừa bóc hết tem trên chai, trong lúc nó nốc hết hai cốc Gin Tonic. Em Trang chỉ tính tiền nó một cốc vì đến cốc thứ hai "Chị ý uống có tí gin í mà, tính gì!".

Rồi chúng tôi về nhà - tôi kịp chụp lại cây bàng trước cửa Spy. Cũng nói thêm là khi đi từ tiệm bánh qua Spy chúng tôi đã gửi lại xe của Củ Lạc ở đó, tôi thồ nó bằng xe của tôi và quả thực là bạn trông xe ấy tuyệt đối hiền khô dễ thương vì đã cho để xe như thế lại còn ko lấy tiền.

Nhưng rồi nói chung mọi thứ lại messy như cũ. Như lúc ngồi ở Spy Củ Lạc nói:

- Tao vẫn thấy vui vì những thứ vớ vẩn kiểu những cây ở ngoài sân trổ hoa, nói chung là các thứ nhỏ nhặt, mày biết đấy. Nhưngggg tất thảy những niềm vui nhỏ nhặt như thế bây giờ gộp lại cũng ko lại được với thứ cảm giác messy... (Tao nghĩ có lẽ mình đã đến lúc cần cái gì đó nặng đô hơn?)

*

Tôi vẫn cứ đắm đuối ngó cái dòng thông báo dịu dàng và tàn nhẫn kia. Trong lúc vẫn tán nhảm nhố nhăng trên F**book.

Rốt cục, cuối cùng, có gì đó xông lên mũi như kiểu khi ăn mù tạt. Rồi nước mắt rơi ra.

*
Những con cá vẫn ở trong những bể cá.

Thế thôi.



Thursday, April 10, 2014

Ngược chiều



Bữa, tôi trốn ra ngoài. ngồi im trong một tiệm cà phê để viết cho xong Lòng như mây trắng (chính là cái ngày trốn từ 12h tới 4h chiều).

Cỡ độ 2 rưỡi thì phải, em gọi điện bảo đang đứng dưới chân tòa nhà Sở thú.

Xin lỗi, tôi k ở đó giờ đó.

Em lại hỏi thế tôi ở đâu để em mang đồ qua.

Nhưng lúc đó tôi đã sắp rời quán.

*
Đến khi đi khỏi quán, qua ngã tư Trần Phú - Điện Biên Phủ - Cửa Nam, tôi đi lướt qua em. Chính xác là lướt qua em - đang ngồi sau bồ, trên xe của bồ của em.

Đáng ra tôi có thể gọi. Nhưng không muốn.

Nên tôi lại đi.


Wednesday, April 9, 2014

Chooser



  • 4/8, 2:36pm

    mày có biết cái report của công ty t vẫn chưa làm gì ko
    vì cái truyện này
    ko viết ra đc nó giết tao
    (từ bên trong)
    còn vì cái báo cáo, sếp sẽ giết tao
    (từ bên ngoài)

  • 4/8, 2:38pm
    tôi cũng chả hiểu sao tôi năng suất thế, sáng ra thấy 1 cái ảnh là 3 giây sau có câu chuyện luôn :))))))))))
    :))))))))))))
    đúng đới, bà viết cái này trước đi, tâm bịnh mệt lắm

--
Bạn Nureng ạ,

Vì bạn đã chọn tung tăng sang HẲN Ninh Hiệp - lúc 3h chiều.

Bạn chọn "nghỉ trưa" từ 12h trưa đến 4h chiều.

Bạn chọn ra khỏi Sở thú lúc 3.5 P.M và rồi đi thẳng ko trở lại.

Bạn chọn hùng hục viết - giải phóng gánh nặng tâm lý của bạn.

Nên giờ, ngày nghỉ lễ, bạn phải ngồi im trong xó bếp cắm mặt với hai cái máy tính để làm cho xong report.

Là bạn chọn, hiểu không.

Nên, chấp nhận thôi.






Monday, April 7, 2014

Tôi nói gì khi nói về chạy bộ

[Mượn title sách của Haruki Murakami, nội dung ko đọc]

1.
Chẳng cần nói về những tác dụng bla bla của luyện tập, thể thao - tới tinh thần. Tôi miệt mài chạy, vì không thích cảm giác chậm rề khi đi bộ.

2.
Tôi đã bắt đầu chạy bằng việc đi bộ. Đi 1 vòng thì chạy 100m, gọi là đi bộ và thi thoảng chạy. Dần dà tôi thích chạy và không thích đi bộ nữa. Tôi chuyển sang chạy nhiều hơn. Các đoạn chạy 100m, 200m xuất hiện lác đác.

Đến Tết vừa rồi, tôi đã đủ sức chạy được liền 1 vòng 1400m.

Và chạy đủ nhiều, để biết đường đổi hết nhạc dance trong máy bằng thứ nhạc chậm rãi hơn. Những bản ballad giúp giữ nhịp tốt hơn. Bạn biết đấy: Nhịp nhanh sẽ tốt để chạy ngắn, nhưng để chạy dài, cần sức bền.

Tôi không rõ mình đã ở level nào nhưng gần đây hay gặp cảm giác chân thì "nghỉ điiiii tao mỏi rồi", nhưng phổi thì vẫn "ủa tao thở tốt, có hụt hơi đâu". Và não quyết định: "thế, cứ chạy tiếp đi con nhé"

3.
Nói thế thôi, vẫn có một vài quãng tôi ngưng chạy, chuyển sang đi bộ nhanh - đi bộ chậm (cho giống kiểu HIIT). Và rồi trước khi chuyển sang trạng thái đi bộ hoàn toàn để nhịp thở trở về trạng thái bình thường, thì tôi sẽ chạy nước rút một đoạn. Có cảm giác như được Xuyên không, băng qua mấy tầng thời gian.

Rồi tôi ngừng lại, lết bộ. Lết một quãng, chuyển sang đi giật lùi. Lý do ban đầu là vì, ai đó nói "chúng ta suốt ngày băm bổ lao về trước, nên cần đi giật lùi một ít cho nó cân bằng".

Dần dà, tôi thích đi giật lùi.

4.
Đi giật lùi luôn mang lại cảm giác dễ chịu. Đến mức, đôi khi tôi ước giá như mình luôn có thể đi giật lùi. Hoặc, giá như mắt luôn mọc đằng sau.

Không thể đi nhanh khi đi giật lùi. Và vì thế, tôi có thể nhìn thật lâu và thật kỹ cây bằng lăng. Nhận ra rằng, nếu tổ chức một cuộc thi 'cây đẹp trong đêm' thì chắc chắn bằng lăng là số Một. Không lùm xùm một búi. Không um tùm lẫn lộn lá cành. Bằng lăng mùa này: cành ra cành, quả ra quả, lá non ra lá non. Cành bằng lăng không khẳng khiu sổ toẹt một nhát mà từ cành lại chẻ ra vô vàn nhánh nhỏ. Lá non lấm tấm bám đầy cành. Và quả khô - từng cụm - xòe ra sáu cánh.

Không thể đi nhanh khi đi giật lùi. Vì thế, cảnh cũ vẫn cứ nằm trong mắt, rất lâu. Chỉ là lùi xa dần. Cảnh mới hiện ra, bằng cách thêm vào dần dần dần dần, rất từ tốn.

Như thế, cảnh cũ không mất đi đột ngột vun vút. Cảnh mới cũng không thêm vào vun vút đột ngột như khi mắt mọc đằng trước: Cứ phải nhìn về xa xa cái gì không rõ. Chỉ biết rằng xung quanh cứ vụt mất, loang loáng. 

5.
Thế. Tôi ước rằng có thể trông vào quá khứ theo cách đó, nói "xin chào" quá khứ một cách từ từ kiểu đó, rồi "xin chào" hiện tại chậm rãi từng chút một theo cách đó, và tò mò bất định về tương lai - đang ở phía sau lưng.

Chứ không phải là quay mông vào quá khứ, để hiện tai veo véo trôi hai bên và chăm chắm ngóng tương lai vô định. 





Nếp ngày



Cảm thấy rất tệ không biết phải làm sao. Dù đã đi chạy đều đặn. Dù không cồn hay nicotine và đã bớt đi bao nhiêu cafein.

Vì sao cuộc sống u ám ảm đạm vậy, dù cây cối vẫn đâm lộc non, nắng vẫn sáng nhè nhẹ.

Tóm lại là sao?

Phải làm sao?

*
Mỗi khi đi qua những căn nhà phố cổ, với mặt tiền nhỏ xíu nhưng vẫn làm một quán đông đúc nườm nượp (bảo sao 'đất vàng'). Nhưng chỉ cần đứng bên kia đường trông lên tầng hai. Sẽ thấy tiêu điều hoang tàn cũ nát như một cái nhà hoang.

Vẫn cứ ngó nghiêng xem nhà nào liệu có người ở, nhà nào không.

Vẫn cứ ngơ ngẩn hỏi "Liệu có ai sống trên đó không?".



And when you speak angels sing from above


La vie en rose

Intro: G Gmaj7 Em C6 D D7

G                         Gmaj7                        Em
Hold me close and hold me fast, this magic spell you cast
                  C6 D
This is la vie en rose
D                        D7                            D
When you kiss me heaven sighs, and though I close my eyes
                G D C6
I see la vie en rose
G                         Gmaj7                    Em
When you press me to your heart, I'm in a world apart
                    C
A world where roses bloom
C6                        G
And when you speak angels sing from above
C6                     D6
Everyday words seem to turn into love songs
G                           Gmaj7                    C
Give your heart and soul to me, and life will always be
C6 D            G
la vie en rose

Câu chuyện về một nhà thơ


Những điều tôi note cho mình.

1. Dẫu có dẫn link, tôi sẽ copy hết các thứ về. Vì chẳng biết ngày mai thế nào với những website ấy (như một vài link đưa ở dưới, broken hết cả rồi).

2. Trước tôi chỉ biết chuyện Nhân văn giai phẩm ở miền Bắc. Văn chương Sài Gòn giai đoạn ấy gần như tuyệt chủng đối với tôi. Nhưng cũng như nhạc Trịnh của những năm tháng ấy, tôi tin văn chương thời này có nhiều thứ dành cho mình.

3. Cuộc đời của một 'nhà thơ' kết thúc vậy đấy.

4. Cảm ơn những người vẫn bướng bỉnh đi đến tận cùng, chẳng vì gì cả.

---
Câu chuyện bắt đầu từ một blog tôi đọc, đầu tháng Tư, thấy post Ai nhớ ngàn năm một ngón tay.

Đọc xong bài thơ thì tiện thể, tôi lần đọc hết tag 'poetry' ở blog ấy. Thế là đọc được Ngày Tháng Năm của Lâm Vị Thủy.

Tên quá lạ, ko thể ko Google.

Rốt cục tôi kiếm ra mấy câu chuyện dài dòng dưới đây.

---
Lâm Vị Thủy: Nhà thơ giữa cõi không cùng
Trần Hoài Thư
Nguồn: BLOG TRẦN HOÀI THƯ


Tôi dẫn tôi vào trong lớp học

Mây lên màu trắng áo thiên thần
Bàn tay e ấp trên trang sách
Trông dáng ai mà thương cố nhân                                   Lâm Vị Thủy

(28-12-2011): Đã một tháng trôi qua,  kể từ sau khi chúng tôi post bài viết về nhà thơ Lâm Vị Thủy cùng lời kêu gọi bạn đọc nếu hay biết gì về nhà thơ này xin vui lòng tin cho chúng tôi được rõ thêm, thì hôm nay chúng tôi  nhận được một điện thư của một cựu học sinh trường trung học Chân Phước Liêm – trường mà nhà thơ Lâm Vị Thủy đã từng dạy, với một số tin tức về tiểu sử của nhà thơ LVT mà chúng tôi mong muốn..Chúng tôi xin chân thành cảm tạ người bạn không quen về việc sốt sắng giúp đỡ, và xin được post lại bài viết, sau khi nhuận sắc và cập nhật.

Lâm Vị Thủy sinh vào ngày 28-4-1937 mất ngày 21 tháng 7 năm 2002. Lập gia đình được 2 gái 3 trai. 
Giáo sư Việt Văn tại một số trường tư thục tại Sài Gòn.
Viết văn, làm thơ. Thường xuất hiện trên tạp chí Phổ Thông.
Trong nhóm Tao Đàn Bạch Nga.
Sau năm 1975 có thời gian ở tù trong khám Chí Hòa.
Ra tù trải qua những tháng năm cùng cực và cô đơn.
Thi phẩm xuất bản: Sao em không về làm chim thành phố, do Huyền Trân xuất bản vào năm 1963.

Vào một buổi chiều của tháng 7 năm 2011, trong một bữa cơm thân hữu tại tư gia nhà văn Trần Yên Hòa tại Anaheim, Nam California, để góp vui cùng bạn hữu, gia chủ đã đứng lên đọc một bài thơ mà anh cho biết không rõ tên tác giả.

Đó là một bài thơ tình. Lời thơ thật đẹp, dạt dào cảm xúc. Và tôi đã mang nó làm hành trang theo chuyến bay trở về lại New Jersey:

Buổi sáng trời mưa tôi trở dậy
Soi mặt mình bằng phiến gương đen
Chợt thấy hình em sầu đóng bụi
Nỗi đau này em nghe chăng em

Thành phố chừng như quên giấc ngủ
Tôi đi không kỷ niệm che đầu
Không em làm ấm vòng tay lạnh
Không cả ngày chưa quen biết nhau

Tôi dẫn tôi vào trong lớp học
Mây lên màu trắng áo thiên thần
Bàn tay e ấp trên trang sách
Trông dáng ai mà thương cố nhân

Sao em không là em thuở ấy
Để mỗi chiều tôi đón cổng trường
Đường xưa còn dấu chân em đấy
Gót nhỏ giờ vui mộng viễn phương

Mùa xuân nào mưa bay mãi đây
Xa nhau không một ánh trăng gầy
Nửa đêm nghe tiếng xe về vội
Tôi đốt đèn lên ngồi ngắm tay

Ơi tình yêu đã về hay chưa
Còn đây từng tháng đợi năm chờ
Còn đây một nét môi cười đó
Em vụt tầm tay tôi bơ vơ

Tình yêu, tình yêu, tình yêu ơi
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi
Hồn tôi muốn khóc làm sao dỗ
Em của người ta, tôi của tôi.

Trở về, tôi lên internet để truy tìm nguồn gốc. Mới biết tác giả là nhà thơ Lâm Vị Thủy. Sưu tầm thêm, được tổng cộng tất cả 5 bài…

5 bài cho một cuộc đời của một người thi sĩ. Càng cay đắng hơn khi đọc những giòng sau đây, trên một trang mạng:

 “…Bàn tay tôi lần giở những trang thơ cũ xa xưa…1978. Cô sinh viên văn khoa vẫn thường trốn học lang thang hàng giờ và vùi đầu vào hết thư viện này đến thư viện khác, hôm ấy vô tình tìm thấy trong một ngăn giá sách nằm khuất sâu phía trong một cuốn thơ mỏng đã ố vàng. Một cái tên lạ, hầu như chẳng bao giờ thấy trong các cuốn sách, các tạp chí phê bình. Nhưng ngay từ những dòng mở đầu, cô đã thấy gợi lên một cái gì đó thật đặc biệt trong đời sống tâm hồn của nhà thơ, một cái gì đó u ám, day dứt, cô đơn… Ẩn sâu trong những dòng thơ tưởng như viết ra vội vã và giản đơn là cả một tâm hồn thật yếu đuối trước những biến động của cuộc đời … Đó là tập thơ in năm 1963 của NXB Huyền Trân, tập thơ mang một cái tên thật lạ, lạ như chính những dòng thơ ấy…

 “ Sao em không về làm chim thành phố”…

Cô sinh viên ấy là mẹ tôi. Mẹ tôi mê thơ của Lâm Vị Thủy đến mức
 từng chọn đề tài luận văn là Chủ nghĩa hiện sinh, nhưng khi đăng ký, người ta trả lời rằng không có ai hướng dẫn đề tài…

Tôi không chú ý lắm đến cái tên và những dòng mở đầu trong tập thơ
 của ông, nhưng thật sự bị hút vào bài thơ “Cuối cùng” và “Thơ của những người không yêu nhau”, dù khi ấy tôi còn rất nhỏ để có thể hiểu thấu đáo những lời ông viết. Tôi cũng không đọc nhiều về chủ nghĩa hiện sinh, nhưng với tôi, và có lẽ cả với mẹ tôi, đến bây giờ Lâm Vị Thủy vẫn là một ẩn số, một cái tên lạ. Tôi chưa từng thấy ở đâu cái tên ấy, trong sách vở, trên mạng, trong các tạp chí nghiên cứu phê bình văn học.

Và sẽ tuyệt vời biết bao nếu tôi được nghe bạn nói với tôi về nhà thơ
 Lâm Vị Thủy, người đã viết những dòng thơ khắc khoải buồn rầu, gợi lên những góc khuất trong tâm hồn mà đôi khi ta tưởng như đã rơi vào vội vàng cuộc sống…

(Nguồn: Diễn Đàn CĐV SLNA: Sao em không về làm chim thành phố )

Sau đó, người viết đã cho post 4 bài thơ trong thi tập. Có điều bài thơ chánh là bài Sao em không về làm chim thành phố, người viết đã trích lọc và bỏ rất nhiều câu (khoảng 46 câu). Nguyên do có lẽ là chúng “dị ứng” đối với chế độ cai trị đương thời chăng?

Đó là lý do thôi thúc chúng tôi cố gắng sưu tầm và giới thiệu một cách nghiêm chỉnh nhà thơ Lâm Vị Thủy trong TQBT số này… (xin mời đọc trọn bài không cắt xén trong phần trích thơ LVT)

Tiểu sử và cuộc đời nhà thơ Lâm Vị Thủy

Không có một tài liệu hay sách báo nào cho biết về tiểu sử của Lâm Vị Thủy, dù chỉ vài dòng ngắn ngủi. Ngay cả tập thơ “Sao em không về  làm chim thành phố” (SEKVLCTP) do Huyền Trân xuất bản vào năm 1963, chúng ta cũng không thấy một giòng chữ về tiểu sử như hầu hết tác phẩm của các tác giả khác.  Tuy nhiên, trong ba trang đầu, “Cho Hoàng những ngày thơ mộng cũ”, ông đã hé lộ về một phần của cuộc đời thiếu thời và thanh xuân của ông:

“ Thuở nhỏ, anh sống ở một miền ngoại ô, trong sự cơ cực của những người thân yêu. Các em anh không bao giờ có lấy một cái áo lành lặn để mặc trong những ngày giỗ tết. Anh có người chú ham đọc các sách viết về các tôn giáo, chủ nghĩa và thích đánh bạc ngay với cả cuộc đời mình.
Anh nuôi nấng những hình ảnh thiếu thời ấy cho tới trưởng thành và lăn vào đời với hai bàn tay trắng, với những ý nghĩ trả thù. Anh đã phải sống không một tiếng nói, không một nụ cười bao nhiêu năm rồi.
Anh còn sống thế này bao lâu nữa…”
(SEKVLCTP, trang 10)

Ông là một giáo sư Việt Văn, dạy các trường tư thục như Âu Lạc, Văn Lang,  Chân Phước Liêm ở SG. Phước An ở Bà Chiểu. Về mặt sinh hoạt văn học nghệ thuật, ông là thành viên của nhóm Tao Đàn Bạch Nga của tạp chí Phổ Thông. Ông làm thơ rất ít, thỉnh thoảng viết truyện ngắn.

Hầu hết những sáng tác của ông xuất hiện trên tạp chí Phổ Thông. Bài thơ nổi tiếng được truyền tụng nhất của ông là bài “Tuần của tình yêu”, được đăng trên Phổ Thông số 120 ngày 1-2-1964. Trên mạng, bài thơ này đổi thành “Hình như kỷ niệm”. Chúng tôi không biết lý do tại sao và phải chọn tựa nào cho đúng. Nguyên bản bài thơ sẽ đăng lại trong phần thơ trích dẫn để bạn đọc thưởng lãm.

Sau 1975, ông trải qua một thời gian bị tù trong khám Chí Hòa. Trong cuốn Hồi ký Khám Chí Hòa, tác giả Vĩnh Khanh cho biết Lâm Vị Thủy là người rất thông suốt về khoa Tử Vi.  Tác giả đã kể lại chuyện ông được nhà thơ Lâm Vị Thủy truyền dạy tử vi như thế nào qua cái ống nước khi hai người ở hai phòng giam không hề thấy mặt nhau… Khi chúng tôi hỏi tác giả có biết gì về cuộc sống của nhà thơ Lâm Vị Thủy sau khi ở tù ra, thì tác giả Hồi Ký cho biết như sau:

“…Sau khi ra tù Chí Hòa, tôi có tìm đến địa chỉ ở Hóc Môn Bà Điểm mà ông đã cho khi còn trong tù để thăm ông. Nhà của ông lúc đó không còn nữa, ông xin tá túc trong một gia đình hàng xóm. Khi tôi đến thì ông không có nhà. Trong khi ngồi chờ ông, hai vợ chồng chủ nhà có cho tôi biết thêm về hoàn cảnh của ông. Sau khi ông ra tù, nhà cửa không còn, người thân cũng không còn ai. Ông không còn chỗ tá túc nào nên đến xin ở nhờ gia đình này, với lời hứa sau khi tìm được việc làm sẽ trả tiền thuê nhà sau. Tuy nhiên ông không thể tìm được một việc làm nào ổn định cả. Mỗi ngày ông đi lang thang khắp nơi tìm bạn hữu hoặc người quen nào đó khả dĩ có thể giúp cho ông được một chút ít tiền bạc, hoặc việc làm lặt vặt … cứ thế lây lất qua ngày. Qua lời nói của hai vợ chồng chủ nhà lúc bấy giờ, tôi nhận xét thấy họ không còn hoan nghênh ông nữa, chỉ muốn ông có thể tìm được một chỗ nào khác và rời khỏi nhà họ càng sớm càng tốt để họ khỏi phải vướng bận!
Tôi nghe chuyện này từ hai vợ chồng chủ nhà mà thấy buồn vô cùng. Ngồi được một lúc thì ông về. Ông rất mừng khi gặp lại tôi, tuy nhiên cũng rất ái ngại khi ở trong một hoàn cảnh như thế . Tôi hiểu ý nên mời ông đi ra ngoài ăn sáng. Tôi còn nhớ chúng tôi đã ăn cơm tấm buổi sáng hôm đó. Ông nói với nụ cười thật buồn khi chủ quán mang hai dĩa cơm tấm đặt trên bàn: “Anh biết không? Từ khi ra tù đến nay, đây là bữa ăn sáng thịnh soạn nhất của tôi!“. Câu nói đã làm tôi xúc động rất nhiều. Một người tài hoa như thi sĩ Lâm Vị Thủy lại có lúc sa vào một cảnh ngộ thê thảm như thế. Lúc đó tôi không mang theo tiền nhiều trong người nên chỉ có thể gởi cho ông một ít.

Tôi hẹn với ông mấy hôm sau gặp lại để biếu ông thêm. Lần thứ hai tôi gặp ông ở quán Xuân Lạc Viên, gần cổng xe lửa số 6, Phú Nhuận. Tôi biếu ông thêm một số tiền và có cho ông biết là tôi sắp đi vượt biên. Từ đó tôi không gặp ông nữa.”

(trích email trả lời)

Từ đó tôi không gặp ông nữa
. Cánh cửa thế gian đã tàn bạo đóng ầm lại, quay mặt phũ phàng dù người ấy là một giáo sư nổi tiếng có rất nhiều học trò và một nhà thơ được nhiều người mến mộ!

Giờ đây tôi chỉ biết cậy vào Google để may ra còn được gặp ông. Mà Google cũng chịu thua.

Nếu Google có giúp chăng thì chỉ một giòng ngắn ngủi trong truyện ngắn của Hoa Hoàng Lan: “Sợi tóc bạc”, theo đó, tác giả cho biết giáo sư Lâm Vị Thủy đã qua đời trong đói nghèo, bệnh tật và túng bấn (nguyên văn).

http://kekhopk.com/forums/index.php?showtopic=23508&mode=threaded&pid=91178

Tôi muốn kiểm chứng cho chắc chắn, nên gởi một lá thư về tác giả qua trung gian một tờ nhật báo, nơi tác giả Hoa Hoàng Lan đã và đang cộng tác, nhưng rất tiếc vẫn chưa nhận được hồi âm.

Giả dụ nếu ông còn sống, thì tính đến nay, số tuổi của ông tối thiểu cũng phải 75 tuổi, tức là sinh vào năm 1936. Bởi vì, qua bài thơ Một người bỏ đi trong thi tập  (được hoàn tất vào tháng 8-1962), Lâm Vị Thủy có thố lộ số tuổi của mình:
Em về Phú nhuận hay đâu
Còn tôi hai sáu tuổi đầu rồi đây
(SEKVLCTP, trang 20)

Nếu có gì sai, xin quí bạn vui lòng cho chúng tôi biết, xin hết lòng cám ơn. (1)

____
(1) Chúng tôi mới nhận được tin từ một người cựu học sinh trung học Chân Phước Liêm cho biết nhà thơ sinh năm 1937 và mất năm 2002. Có nghĩa là chúng tôi đoán sai một năm.


THƠ LÂM VỊ THỦY

Điệu buồn theo
Tôi đã về tôi đã về đây
Thềm sương mù tỉnh giấc trưa gầy
Dấu chân xưa mất trong màu cỏ
Tôi vẫn còn đây vẫn trắng tay
Khói xanh dòng thuốc khơi tàn mộng
Mùa xuân nào mang em ra đi
Em đi thì có bao người tiễn
Thì lỡ bao nhiêu chuyện ước thề
Em ở đâu rồi em ở đâu
Bốn phương trời để một tôi sầu
Em mười mấy tuổi trăng mười mấy
Sao bắt tôi chờ trọn kiếp sau.

Còn gì cho nhau
Trời mưa làm buồn khu phố nhỏ
Tàu sẽ xuôi hay ngược chiều nay
Còi xa bật khóc lên rồi đó
Em sẽ đi, mình xa nhau đây.
Những ngón tay gầy thưa kỷ niệm
Anh cho em cho quê hương này
Nửa đời anh đấy anh tìm kiếm
Ôi nghìn thu nào chưa mây bay
.Anh nghĩ hồn anh là bọt bể
Vẫn đơn côi và mãi mang sầu
Lần xưa đã lỗi lầm như thế
Em có bao giờ em biết đâu?

Tuần của tình yêu

Chủ Nhật
Buổi sáng trời mưa tôi trở dậy
Soi mặt mình bằng phiến gương đen
Chợt thấy hình em sầu đóng bụi
Nỗi đau này em nghe chăng em?

Thứ Hai -
Thành phố chừng như quên giấc ngủ
Tôi đi không kỷ niệm che đầu
Không em làm ấm vòng tay lạnh
Không cả ngày chưa quen biết nhau

Thứ Ba -
Tôi dẫn tôi vào trong lớp học
Mây lên màu trắng áo thiên thần
Bàn tay e ấp trên trang sách
Trông dáng ai mà thương cố nhân

Thứ Tư -
Sao em không là em thuở ấy
Để mỗi chiều tôi đón cổng trường
Đường xưa còn dấu chân em đấy
Gót nhỏ giờ vui mộng viễn phương

Thứ Năm -
Nghìn thu còn mưa bay mãi đây
Xa nhau không một ánh trăng gầy
Nửa đêm nghe tiếng xe về vội
Tôi đốt đèn lên ngồi ngắm tay

Thứ Sáu -
Ôi tình yêu đã về hay chưa
Còn đây từng tháng đợi năm chờ
Còn đây một nét môi cười đó
Em vuột tầm tay tôi bơ vơ

Thứ Bảy -
Người yêu, người yêu, người yêu ơi
Mùa thu, mùa thu, mùa thu rồi
Hồn tôi muốn khóc làm sao dỗ
Em của người ta, tôi của tôi.

(trích Phổ Thông số 120 ngày 1-2-1964)

- Bài thơ này được phổ biến trên một vài trang mạng với tựa đề: Hình như kỷ niệm (Tòa soạn chú thích)

Sao em không về làm chim thành phố

1.
Thôi bây giờ đã vào mùa hạ
Tôi xin làm trẻ thơ
Giấc ngủ trần truồng bên đồi cỏ rối…
Thôi bây giờ tôi giã từ em
Câu chuyện hoang đường hồi nhỏ dại
Như kẻ từ sa mạc tìm về
Như thuở nằm nôi chưa lần rửa tội
Thôi bây giờ tôi trả cho tôi
Những khoảng tâm hồn hoang vu, cằn cỗi
Mà đau đớn vô cùng

2.
Căn gác bỏ quên ly cà phê đen
Hình bóng em cuối mỗi con đường
Mang tên một hành tinh xấu số
Những gốc cây hô hào đòi lật đổ
Sự lỗi lầm nào đã buộc chúng ta vào nhau
Khi trời chưa mùa hạ
Khi tôi chưa là người thủy thủ già
Bới tóc người yêu trên cát

3.
Thôi bây giờ người đưa thư không đến nữa
Tôi sống bằng màu áo em mang
Bằng những buổi trưa đón em về ngã tư đèn xanh đèn đỏ
Như những ngày mưa chợt đến vội vàng
Những thoáng vui làm phiền muộn
Tôi lang thang ra bờ sông
Dòng nước đen sâu hình ảnh tôi muôn đời
Vẫy những con tàu đi không trở lại
Vẫy những người đưa thư đi qua
Những kỷ niệm nhích xa mình mãi mãi
Bởi vì vẫn đi nên chịu một mình
Như chuyến xe lăn tròn cỏ xấu
Tôi để tôi ngồi ghế đá công viên
Chép sử đời mình đám đông dòm ngó
Kẻ nào dơ tay thề trên hồn mình
Kẻ nào đứng lên chửi thầm đồng loại
Sao em không về làm chim thành phố
Lệ nhỏ hai hàng khép đỉnh ngọn cây

4.
Này đây ngàn chuỗi ưu tư
Em bó mình tôi trước giờ tôi chết
Rồi thôi tất cả chẳng còn gì
Thềm nhà đất ẩm em chân không
Gian phòng tôi nghĩa địa
Với áo cỏ gai nụ hôn đầu cúi mặt
Tôi biết viết gì cho em
Khi những cánh thư quên đường Gia Định
Khi những cánh thư thôi về Bình Dương…
Tôi xin em một bài vọng cổ
Tôi xin em một điệu nam bình
Người tình mình ở mãi phương xa
Môi sốt hồng mệt mỏi
Mùa lạnh tái tê này
Khoe quyến rũ

5.
Em biết không quê hương mình
Thế hệ xưa là bóng núi
Xui lòng em giận hờn
Tôi nguyền rủa tôi
Kẻ tội đồ chứng nhân lịch sử
Em biết không khi chối bỏ cuộc đời
Tôi sẽ gọi tên em như một lời cầu cứu
Tôi sẽ gọi tên em vì tôi bơ vơ
Khi con đường phố chợ
Khi xóm bình dân những bữa cơm gia đình
Muốn khóc.
Hãy cho tôi được nắm lấy tay em
Được giữ rất lâu hai bàn tay bé nhỏ
Để nghĩ rằng quê hương chưa xa mình
Để nghĩ rằng tôi hãy còn tất cả
Ôi tình yêu và tuổi trẻ nhục nhằn

6.
Như mùa thu âm thầm đến muộn
Áo mỏng trời sương lồng ngực đau
Viền chỉ tay sần sượng
Tôi mua tờ báo loan tin buổi chiều
Thân thể khắc đầy những danh từ cách mạng
Em biết không.
Bởi vì chúng ta đã trưởng thành
Bởi vì chúng ta không quyền lựa chọn
Chúng nó bất công giết người khủng bố
Nên chúng ta cần đốt lửa trái tim
Nên chúng ta cần có nhau mỗi ngày
Bởi vì chúng ta cùng chung lịch sử
Bởi vì chúng ta cùng chung chặng đường

7.
Vỉa phố gót chân mềm mưa mang vào thư viện
Mỏi hơi nằm ôm sách
Tường cao tường cao mênh mông
Kẻ nào đứng lên kêu gào thảm thiết
Tự do – tự do
Cho những người đã chết

8.
Tôi sẽ đưa em vào quán rượu
Nhịp điệu hành hình man rợ công khai
Làm gã trai lơ phóng đãng chơi bời
Buôn bán niềm vui hắt hủi
Như người ta gỡ tấm khăn choàng nghẹt thở
Tôi đưa em ra bờ sông
Khánh Hội mồ côi Tân Thuận sình lầy
Chánh Hưng không đành thiếp mệt
Như người ta gỡ tấm khăn choàng nghẹt thở
Tôi đưa em về vườn bông trái Lái Thiêu
Ngọt bưởi Biên Hoà phù sa Bassac
Em ngủ vai tôi ngậm tròn nước mắt
Em ngủ vai tôi tiếng hát êm đềm:
- “ Nhà bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về…”
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về…

9.
Em còn nhớ không sân ga Hàng Cỏ
Năm cửa ô nghèo khổ
Ngục tù
Những tháng năm chìm Mai Lĩnh Hà Đông
Mồ hôi nước mắt
Em còn nhớ không Cống Trắng Nam Đồng
Chữ học ban đầu
Em còn nhớ không
Em còn nhớ không
Chúng nó bất công giết người khủng bố
Nên chúng ta cần đốt lửa trái tim
Nên chúng ta cần có nhau mỗi ngày
Bởi vì chúng ta cùng chung lịch sử
Bởi vì chúng ta cùng chung chặng đường
Như mùa xuân bé bỏng mong chờ
Như tuổi lên mười thơm hiền sữa mẹ
Tôi cũng muốn tin như em đã tin rằng phải có những tín điều
Để buộc liền chúng ta với nhau
Để buộc liền chúng ta vào xứ sở
Tôi cũng muốn tin như em đã tin rằng chỉ có tình yêu là đáng kể
Và khuôn mặt em ngời hy vọng cuối cùng

10.
Thôi bây giờ em khóc đi em
Như những người quen nhau ngoài phố
Những trang nhật ký buổi đầu
Không căm thù giả dối…
- Bài này được phổ biến trên một vài trang mạng với 80 câu. Chúng tôi xin phổ
biến toàn bài (ghi chú của Tòa soạn)


Cho một người xem

Bỏ ngoại ô những chiều thứ bảy
Những đường mòn khấp khểnh bánh xe lăn
Tôi vào thành phố
Mẩu thuốc cuối cùng cháy ngúm hai đầu ngón tay
Lối về nhà em mùa này chắc lạnh
Những súc gỗ lột da nằm sân ga hổn hển
Bụi than làm xám đen nền trời kỷ niệm ngày hai đứa mới yêu nhau
Những mẩu chuyện thần tiên hồi trẻ dại
Tóc em đùa cánh đồng đừng buông lau gió thổi
Có phải cuộc đời như ga xép
Chúng mình những chuyến tàu quen thuộc
Đôi mắt người xếp tanh* giờ ngó tìm qua vuông kính mở
Những dòng sông
Những cánh rừng cao su chưa lấy mủ
Tôi đã khóc khi nghĩ rằng ngày mai tôi có thể quên em
Quên một người con gái mang tên Hoàng
Dù chỉ là trong giấc ngủ
Tôi xin được làm con chim nhỏ
Con chim màu xanh
Những sớm mai đậu ngoài cửa sổ
Dỗ giấc em ngon lành
Đừng bao giờ giận hờn nhau…


Cuối Cùng

Thứ bảy mà sao trời muốn khóc
Không em thành phố trống vô cùng
Tôi đứng chờ xe mà sợ lạc
Chuyến xe nào mang tôi xa thêm em
Như thuở mười lăm thường trốn học
Hồn tôi lang thang đi tìm mình
Dấu tay thượng đế quên điểm chỉ
Tôi đem thân mòn phơi công viên
Em vùi da thịt trên bồn cỏ
Cột điện làm se những sợi vàng
Lời trăn trối nén tung ngoài lệ
Hai đứa gần nhau giấc ngủ đen.


Thơ của những người không yêu nhau

Một mình tôi trên chiếc buýt buổi chiều
Chiếm lấy chỗ ngồi riêng người tàn tật
Xe qua sông khi thành phố đang mưa
Những ngọn đèn xa mang màu mắt đỏ
Cát biển mặn mòi tôi thân sỏi nhỏ
Còn sót lưng năm bảy ngón ngang tàng
Tôi muốn ôm và hôn em lần cuối
Lịch sử chúng mình du đãng con hoang
Rồi ngày mai tôi tới lớp một mình
Ngồi chỗ em ngồi bỗng dưng thèm khóc
Khung cửa sổ này, lối đi xưa còn đó
Bầu trời xanh và sắc áo em đâu
Tôi trở về hai bàn tay mở ngỏ
Không gia đình, không xứ sở, không em
Đem tên tôi đi gõ hỏi từng người
Xin giấc ngủ với vô vàn kỷ niệm.


Ngày tháng năm

Tôi sẽ về Gia Định chiều nay
Chiếc buýt cuối cùng qua sông cầu mới
Những ngọn đèn vàng ngậm cười ven bãi.
Tôi sẽ ngồi quán cà phê đầu đường đất đỏ
Kêu một ly đen nhỏ
Đợi chuyến xe bò chở rác về khuya.
Bây giờ tháng bảy trời đương mưa
Em lấy chồng tháng ba năm ngoái
Tôi thiếu em những ngày xưa ngu dại
Em nợ tôi dăm ba lời tạ từ.
Bởi vì không quê hương nên nghĩ mình yếu đuối
Tôi trở về mang dấu chàm tử tội
Và những chuyện thần tiên những chuyện thần tiên chưa từng kể
Không có em còn nói cho ai
Không có ai Gia Định còn gì để tôi quyến luyến.
Như những người lái xe đi qua đời mình nhắm mắt
Tôi trở thành lãng tử trong ca dao
Tóc rối ưu tư nụ cười nửa miệng
Thuốc hút vàng tay mà vẫn se môi
Không có em những tuần trăng ở đây vô nghĩa
Chủ nhật nhà thờ không người dự lễ
Tôi đi vào những lối đi xưa
Gọi tên em cùng với lúc thành phố lên đèn
Và tiếng còi tầu chợt đến rất xa xôi
Phải chi em đừng có nhiều kỷ niệm
Phải chi tôi đừng thèm biển rộng sông sâu
Thì em muôn đời vẫn là người yêu đơn sơ bé nhỏ
Thì tôi không bao giờ phải khóc hôm nay…

Lâm Vị Thủy
-----------------------------
*Chú thích của TS TQBT: Xếp tanh (từ gốc chữ Pháp “Chef de train”) là nhân viên hỏa xa phụ trách tổng quát trên xe lửa.

---
Bên dưới post này, có comment rất an ủi từ con của nhà thơ.
  1. Lâm Tường Thoại 
    Tôi tên Lâm Tường Thoại, người con trai thứ hai của nhà thơ Lâm Vị Thủy. Chúng tôi gồm hai trai, một gái là con của người vợ đầu. Ba tôi có thêm 1 gái, 1 trai với người vợ thứ hai. Thời điểm những năm sau giải phóng cả ba tôi và chúng tôi đều rất khó khăn. Má chúng tôi đã đưa chúng tôi đi ở nơi khác, không ở chung với ba Thủy từ năm 1972 khi ông có người vợ thứ hai, tuy nhiên chúng tôi vẫn giữ liên lạc với ba Thủy và thăm viếng ông, ngay cả khi ba tôi ở Chí Hòa. Sau đó khi chúng tôi lớn, tốt nghiệp ra trường, làm việc … cuộc sống tương đối dễ thở hơn. Ba tôi mất năm 2002 nhưng khi đó không phải ở một mình mà vẫn đang ở với gia đình thứ hai tại Thị Nghè, khu vực gần ngôi trường Phước An mà ba tôi từng dạy. Chúng tôi gồm 2 con trai và đứa em gái ở Úc về đã chu toàn mọi việc cho ba đến nơi an nghĩ cuối cùng. Dự đám tang còn có chú tôi (em ruột của ba ở Hà Nội vào), một số anh chị là cựu học sinh của ba. Chân thành cảm ơn anh Trần Hoài Thu, những anh chị là cựu học sinh của ba tôi, những bạn bè của ba, những độc giả quan tâm đến ba tôi đã cất công sưu tầm những vần thơ của ba, đã cung cấp những thông tin về ba để đăng tải trên blog của anh Trần Hoài Thu.
  2. mimosa phương Vinh 
    Năm 17 tuổi tôi được một người bạn của ông anh tặng cho tập thơ” Sao em không về làm chim thành phố”. Tôi say mê, miệt mài với tập thơ này nhưng không biết Lâm Vị Thủy là ai …Tôi còn nhớ trong phầm mở đầu của tập thơ có câu” Ở đây mau tối mà chậm sáng, bốn mùa sương mù qua kẻ tay, cảnh trí chỉ là những tỉnh vật, con người chìm đắm trong những nổi nhớ nhung muôn đời như không bao giờ muốn mở miệng ….Anh thường nghĩ đến em như nghĩ đến những ngày mai dù những ngày mai ấy tràn đầy bóng tối…”
    Tập thơ có những bài rất hay, như những bài mà ông Trần Hoài Thư đã sưu tầm được.Tôi tò mò muốn biết nhiều về tác giả này, nhưng chỉ biết đước rằng ông đã từng dạy trường Văn Lang- Saigon mà thôi. Tôi luôn nghĩ rằng: không phải người tài hoa nào cũng nổi tiếng vì lẽ rằng làm thơ như Lâm Vị Thủy mà không có tên trong danh sách những nhà thơ lớn của miền Nam trước 75 thì thật là một điều thiếu sót lớn. Cách đây 2 năm tình cờ vào web:phodatron.net của nhà văn Vĩnh Khanh đọc được một bài thơ của Lâm Vị Thủy tôi vội email hỏi về Lâm Vị Thủy thì biết rằng ông Khanh đã từng ở tù với Lâm Vị Thủy ở Khám Chí Hòa, ông cho biết rất quý mến nhà thơ này và cũng rất mong được liên lạc với Lâm Vị Thủy:
    những câu cuối của bài thơ Sao em không về làm chim thành phố là:
    Kẻ nào đứng lên thề trên hồn mình
    Kẻ nào đứng lên chửi thầm đồng loại
    Sao em không về làm chim thành phố
    Nắng đổ hai hàng khép đỉnh ngọn cây
    Bây giờ tôi thật hài lòng mà biết rằng không phải chỉ mình tôi ở tuổi đôi mươi đã và luôn yêu thơ Lâm Vị Thủy, mà cũng có rất nhiều người đã yêu thơ ông. Tôi hy vọng trong một góc ẩn khuất nào đó trong ngôi nhà xưa tập thơ “Sao em không về làm chim thành phố” vẫn còn đó. Bao nhiêu năm rồi tôi chưa có dịp trở về nên hy vọng vẫn là hy vọng.
    Xin chân thành cảm ơn ông Trần Hoài Thư và quý đọc giả gần xa đã đóng góp tin tức, tài liệu về nhà thơ Lâm Vị Thủy, một người tài hoa trong văn đàn miền Nam Việt Nam trước 1975
    Kính bút
    Mimosa Phương Vinh
    Berryhill-TN



---
Đoạn post tiếp theo, đây là trích từ blog Trần Hoài Thư, người đã nặng lòng đi gom nhặt tác phẩm của thầy Lâm Vị Thủy. Rất vô cùng cảm tạ bác Trần Hoài Thư vì đã nặng lòng đến thế.

Một mối bận tâm lớn nhất của tôi là làm sao sưu tập tài liệu tác phẩm của nhà thơ Lâm Vị  Thủy.  Quí bạn muốn biết tại sao, xin cứ Search GOOGLE “Lâm Vị Thủy” thì sẽ biết tại sao. Thơ tình của ông quá hay. Nhưng ít người biết đến ông. Chỉ có 5 bài thơ Lâm Vị Thủy được post trên NET. Ông nguyên là một giáo sư Việt Văn của nhiều trường tư thục ở SG, một nhà thơ tài hoa. vậy mà cuộc sống của ông sau năm 1975 thì cùng cực cô đơn, cùng cực nghèo túng, không biết giờ này ông sống chết thế nào… Nếu không giới thiệu Ông thì giới thiệu ai bây giờ?
Tôi đã cố liên lạc với một số thân hữu, nhất là những người ngày trước từng biết ông, nhưng không ai biết, không ai nhớ.
Ôi đời một nhà thơ miền Nam là như vậy đó.
Và cũng vì tiếng  gọi vô hình thôi thúc ấy, cho nên bằng mọi giá, tôi phải lái xe lên thư viện Cornell, để mượn tất cả số Phổ Thông trước 1975 từ năm 1962 – 1973, bởi vì tôi biết thơ ông thường đăng trên PT. Lái xe một mình suốt 5 tiếng cho một lần đi,  khi đôi mắt quá yếu, nhất là vào ngày Mông 7 Tết vừa qua, tôi suýt gây một tai nạn thảm khốc và tự hứa sẽ không bao giờ đi Cornell nữa. Chẳng ai biết, chẳng ai bận tâm. Có Lâm Vị Thủy thì cũng tốt, mà không có thì cũng chẳng ai cần thắc mắc.  Bao nhiêu năm qua, không ai đặt một câu hỏi. Học trò của thầy LVT cũng chẳng đặt câu hỏi.
Chỉ có một mình tôi. Tôi hỏi Google, nhưng cũng chịu thua.
May mà nhờ thư viện Cornell. Cám ơn vạn lần trường đại học này đã ra tay cứu độ, gìn giữ di sản văn học miền Nam. trong đó có thi phẩm Sao Em Không Về Làm Chim Thành Phố của nhà thơ Lâm Vị Thủy, do Huyền Trân xuất bản năm 1963. Cám ơn một nơi chẳng dính líu gì đến văn học VN, mà bảo tồn nó trong lầu cao, trong ngăn tủ, trong bìa bọc…
Để tôi biết thêm là bài thơ Sao Em Không Về Làm Chim Thành Phố mà một số Trang Mạng đã post, thiếu sót trầm trọng. Tổng cọng 125 câu, nhưng chỉ  post 80 câu, thiếu đến 45 câu !
Tôi đã hiểu tại sao rồi.
Nguồn: đây


Sunday, April 6, 2014

Bánh đa đỏ




Hôm thứ Sáu, tôi thèm bánh đa trộn. Thứ bánh đa đỏ Hải Phòng sợi màu nâu nâu to đùng, chần lên rồi trộn với gạch cua, rau cần, giá đỗ, chả cá - có thể thêm giò, thịt bò nhưng tôi ko thích, mà tôi thích cho nhiều ớt chưng.

Tôi đi tìm lại gánh bánh đa/ miến trộn của chị - đương nhiên không nhớ tên. Khi tôi làm ở Sở thú, chị hay ngồi góc Trần Hưng Đạo - Phan Chu Trinh. Qua trưa, chị gánh về Vọng Đức.

Một thời gian sau chị ko đc ngồi ở góc ngã tư kia nữa, mà dịch xuống một đoạn Trần Hưng Đạo, gần cái nhà gì đó đang xây. Buổi chiều vẫn gánh về Vọng Đức.

Chị bán bánh đa ấy trông hiền lắm. Có đợt em gái chị phụ việc cùng. Em đó trông cũng giống chị ơi là giống.

Mà giờ tôi không tìm thấy chị nữa. Đi Vọng Đức không thấy, ra Trần Hưng Đạo cũng ko gặp. Cố tình đi loanh quanh khu đó, mà vẫn tìm không ra.

Tôi đành về ăn ở Hàng Chĩnh.

Mà nhớ gánh hàng của chị quá.

Chị Bánh đa rốt cục đã đi đâu rồi?





1990s

1.45 P.M

Tôi thấy mệt, nên dọn đồ đi về. Nhạc trở nên ầm ỹ quá so với sức chịu đựng của tôi.

Nhưng trước khi về, tôi cắm điện thoại tôi vào loa để mở La vie en Rose.

Giọng Cyndi Lauper ám ảnh. Tôi ngồi chơ vơ ôm cái ghế xoay cạnh quầy bar. Từ đây nhìn được toàn bộ căn phòng cũ kỹ tối. Không gian 1990s vẫn đọng đầy ở đây. Qua ô cửa khung gỗ to và rộng, lấp ló ngoài ban công, những lọ loa kèn trắng xanh nở sáng trên nền trời xám âm u.

Tất cả những thứ ấy, và tôi lửng dửng sắp ốm lúc ấy, cộng lại, thành một cái gì đó buồn thê thiết mà, tôi ko bao giờ nghĩ thứ buồn thê thiết ấy tồn tại ở Hà Nội này.

*

Khi tôi xuống cầu thang rồi ra khỏi ngôi nhà. Trời xám ẩm, nhiều gió và như thể một lớp sương bạc phủ lên tất cả.

Tôi trèo lên xe, chạy dưới những tàng cây dọc phố Lê Thái Tổ. Cứ nghĩ nếu giờ là 1990s thì sao? Nếu tôi sinh ra sớm hơn cỡ độ chục năm, thì sao?

Nếu giờ là 1990s. Cuộc sống sẽ chậm rãi và đơn giản hơn. Tôi nghĩ thế.

Nếu tôi sinh ra sớm hơn cỡ độ chục năm. Có lẽ cuộc sống tôi lúc này, đã đến giai đoạn đỡ quằn quại hơn. Có phải?

(Hay là nó chuyển sang một level quằn quại mới?)




Tuesday, April 1, 2014

Viết gì khi không biết viết gì


(Làm gì khi không biết làm gì)





1.
Không đủ tập trung để đọc nổi sách cũng không đủ kiên nhẫn để dọn nổi phòng, em nằm coi phim giữa đống hỗn độn tùm lum sách và quần áo. Xem hết Howl, hết Spirited away rồi cả The book thief.

Em thích Spirited away dã man tàn bạo. Howl fim thì quá nhạt so với Howl truyện. Book thief công thức quá (xem fim xog mất hứng ko muốn đọc truyện).

Nhưng em muốn đọc lại Bắt trẻ đồng xanh. Vì khi nghe lại The Beatles, gần đây, thấy Norwegian wood giống một cảnh trong truyện quá.

2.
I once had a girl, or should I say 'she once had me'?
She showed me her room, isn't it good, Norwegian wood?

Không phải Rừng Nauy của Haruki Murakami. Norwegian wood làm em nhớ Bắt trẻ đồng xanh, ở đoạn, Holden vào khách sạn với cô điếm.

She asked me to stay and she told me to sit anywhere
I looked around and I noticed there wasn't a chair

Rồi nói chuyện với cổ, và thế thôi.

I sat on a rug, biding my time, drinking her wine,
We talked until two and then she said "It's time for bed"

Trong Bắt trẻ, cô điếm bỏ đi để lại Holden một mình. Trong bài hát, buổi sáng ra, cậu ấy thức dậy và this bird has flown, cô ấy đã đi rồi.

So, I lit a fire
Isn't it good
Norwegian wood?

Đốt một nhúm lửa. Cho khỏi buồn. Vậy.

3.
Paul McCartney nói về khởi nguồn và ý nghĩa của bài hát - hoàn toàn chẳng giống như những gì em nghĩ. Paul bảo rằng, ờ có cái cô đó rủ về nhà cổ, rồi nói chuyện tào lao xong bắt ngủ trong buồng tắm. Nên sáng hôm sau đốt đồ đạc của cổ, để 'trả thù'.

Ngay cả cái tên Norwegian wood không có nghĩa là rừng Nauy, mà dịch là gỗ Nauy thì quá Google Translate. Nó nói về thứ gỗ nội thất rẻ tiền trong căn phòng của cô gái. (Chính cái gỗ ấy hẳn bắt lửa rất tốt => rất hợp để đốt, như giải thích của Paul.)

Nhưng thôi đc ít ra cái tựa đề Gỗ rẻ tiền vẫn hay. Hợp với cô gái. Chứ cái lý giải của Paul thì quá khùng.

4.
Rốt cục, em không quan tâm ý đồ của The Beatles là gì nữa. Em cứ hiểu theo cái kiểu em thích.

Viết ra cái gì là chuyện của người viết. Hiểu nó ra sao là do người đọc. Nếu được người đọc yêu thích, đó là may mắn, dẫu rất có thể họ hiểu nó khác hẳn ý đồ của người viết.

5.
Hôm, em định ôm đôi giày Clarks 850k.

Rồi nhớ một hôm trời mưa sụt sùi cách đây vài tuần, đội mưa đi uống bia Tạ Hiện. Nhìn thấy một ông cụ đội mưa lọc cọc đạp xe bán mấy thứ rau gia vị. Mà Tạ Hiện gửi xe đã 10k.

6.
Long não cứ trổ lá xanh non và tỏa hương ám ảnh, nhất là trong mưa và sau mưa.
Em già rồi. Không cảm thấy có thể dùng alcohol hay nicotine để giải quyết tâm trạng được nữa.Nhưng thực ra, em vẫn trốn chạy thực tại. Bằng mọi thứ và mọi cách. Vô bổ và tốn tiền và phí thời gian.

7.
Có thể ,em sẽ chẳng đọc lại Bắt trẻ
Vẫn đi uống bia và cứ mua giày.


Em đang ở đầm lầy nếu cựa quậy chỉ lún sâu thêm
Hoặc đang trong lửa: bỏ chạy chỉ làm lửa cháy lớn hơn.


Dù biết đứng im em vẫn lún và vẫn cháy.