Monday, January 30, 2023

Những cuốn sách đi "chôm"


Có lần sếp cũ giải tán tủ sách, đem hàng đống tới văn phòng. Ae xí hết. Lu ko thấy có gì xí được ngoài "Tình yêu kéo dài 3 năm".


Thế là Lu đã đọc Tình yêu kéo dài 3 năm trong những ngày nằm chờ cơn covid tới. Một cuốn siêu nhảm - có lẽ đã bắt đầu cho 2022 - đọc tí lại bật cười. Nó ra chất phớt lờ tỉnh bơ không có gì là nghiêm túc.


Thế rồi trong lúc các anh em xí rất nhiều sách mà hong biết anh em có đọc không, Lu đã chôm cuốn Beloved - Người yêu dấu. Một bản dịch mà sau này đọc xong thấy review rất khen nhưng khi Lu đọc thì lỗi biên tập ngắt dòng hay typo hay sao đó đọc sạn kinh khủng. Sau này khi đọc Xa ngoài kia nơi loài tôm hát, Lu có nghĩ so sánh 2 cuốn với nhau nhưng cuốn Tôm hát thực sự bị lép vế khi so với Beloved mặc dù khi đọc Beloved không khí truyện gây sợ vãi tè. Chính ra Tôm hát 1/3 đầu khá ổn, kết mẹ ở đấy cũng đẹp. Chứ tới sau - câu chuyện chính - thì chán bome.

Nhưng rồi Lu nhận ra là anh em có vẻ vẫn ko hề nhận ra đã mất cuốn gì :)) Lu chôm tiếp một cuốn Marc Levy đọc thử nhân dịp ông nhà văn tới VN và được tung hô đón chào (đến nỗi ngay tối qua còn thấy tizi chiếu 1 cái phỏng vấn ổng mà host và ổng đều nói tiếng Anh cả nhau - ơ kìa, Lu mù tiếng Pháp đã đành, đài ko nhẽ thiếu MC đến thế...)

Lu đã hong thích cuốn của Marc Levy đến nỗi giờ ko thể nhớ ra tên nó là gì :)) chỉ nhớ nó ít chất Pháp deso.

Cú chôm sách tiếp theo đến từ lần dọn đồ - chuyển chỗ thứ N. Một cuốn dày cộm đặt cạnh Đời nhẹ khôn kham - Lu thì è ra đi xin còn chủ nhân cuốn này thì đc tặng mà méo đọc. Nên Lu mạnh dạn nghĩ có khi ông ta cũng ko rảnh mà đọc Bảo tàng ngây thơ đâu, nếu có đọc thì Lu đem trả, đọc xong ko thích cũng sẽ đem trả. Nên là chả sao. Là Lu nghĩ thế. Cho tới khi đổ mọe nó diệu vang vào loang lổ sách :"<

Bảo tàng ngây thơ mở đầu khá lôi cuốn. Cảm giác như một câu chuyện sẽ nhiều tình tiết, diễn tiến nhanh. Nhưng, không. Sau khi lừa người đọc qua khỏi phần mở đầu thì câu chuyện bắt đầu sốt ruột. Ừ thì Lu có thời gian đọc tẩn mẩn, chiêm nghiệm, dán note zô những chỗ miêu tả hay, những chỗ ngày chậm rề ngày đều đều nối ngày. Những chỗ ông tác giả có thể viết hàng trăm câu "đôi khi" nối tiếp nhau thành một chương truyện.

Nhưng rốt cục thì câu chuyện đọng lại là gì?

- Tình hình chính trị - xã hội phần nào hiện ra. Chính trị hiện ra 1 cách khá là nhạt nhẽo đúng như nhân vật chính nói thái độ của ông ta và những người thuộc tầng lớp ổng là 'tránh xa'. Với lại có vẻ chính trị cũng chả ảnh hưởng gì đến ổng và gia đình. Từ đầu đến cuối vẫn là giàu có, đi nước ngoài triền miên. Nói là công ty sa sút nhưng tuyệt nhiên ko thấy nhân vật có chút khốn khổ tài chính nào. Tất cả những điều viển vông ông ta vẫn "đu" tất.

- Tình yêu. Ôi. Ở đây khó mà phân biệt đc giữa lust và love. Hoặc là tình yêu đến thành bệnh hoạn. Lu hong cảm thấy thứ đáng được tôn vinh ở đây là gì. Có phần cảm thấy sự bất hạnh của nữ chính vì cuộc sống gò bó tù túng chật hẹp buồn bã. Có phần so sánh với "Khôn kham" khi người ta đều điên rồ vì yêu và kết cục có vẻ tương tự.

- Nhưng Khôn kham tình yêu là câu chuyện của 2 người, họ thực sự không cần ai nhìn vào, chỉ cần họ nhìn nhau. Tình yêu trong Bảo tàng ngây thơ thì quá lắm người nhìn vào và nhìn ra. Ừ thì sẽ đổ tại cho bối cảnh xã hội kể cả sự xấu tính của nam chính rằng xã hội đó cho anh ta quyền cư xử như thế. Nhưng cũng như mọi nhân vật trong tầng lớp 'elite' mà anh ta khinh bỉ và xa lánh - thì anh ta cũng có khác mẹ gì đâu khi mà cái gì copy từ châu Âu có lợi, ủng hộ cho tư tưởng của anh ta thì anh ta vơ lấy còn cái gì đi ngược lại với tư tưởng của anh ta thì anh ta coi như không tồn tại hoặc dè bỉu chê bai. Một người đòi yêu đương tự do, không cần giữ gìn trinh tiết trước hôn nhân nhưng còn bình đẳng giới, còn việc ủng hộ và để người mình yêu được theo đuổi giấc mơ của cô ta thì sao? Sự "cho phép" của anh ta, nếu có, chỉ là vì nếu không làm vậy thì bị cô ta giận dỗi, chứ tự tâm thì không. Và dù gì trong cách nghĩ, cách cư xử của anh ta vẫn có dáng vẻ của sự ban ơn - và những người địa vị kém hơn coi như thừa nhận sự ban ơn ấy. Sự tự hào khi đã làm tất cả những chuyện thật sự hổ thẹn này và nhu cầu cần phải phô ra 1 bảo tàng - chỉ cho thấy sự ích kỷ. Dù dẫn dắt bằng tình yêu với tất cả những vô lý, vẫn là ích kỷ tàn nhẫn.

- Với Khôn kham, cái chết là sự giải thoát và đồng thuận. Với Ngây thơ, cái chết là để đem nữ chính vào 'bảo tàng', như kiểu nếu nữ chính sống tiếp thì tầm thường quá. Rồi chắc cô ta cần cái bảo tàng đó? Trả lời luôn là không, cái bảo tàng chỉ thỏa mãn tình yêu bệnh hoạn của nam chính thôi. Lu ko thích sự thần thánh hóa/thần tượng hóa đó.

- Thực ra có lẽ sẽ dễ chịu hơn nếu nghĩ đây là một cuốn sách nói về xã hội thời kỳ đó, với những rào cản bức bối gì, kiểu đấy thời đấy yêu đương khổ thế đấy. Nhưng theo nghĩa đó thì câu chuyện lại khá hạn hẹp khi chỉ nhìn qua con mắt của 1 kẻ yêu đương bệnh hoạn không quan tâm đến cái mẹ gì khác. Và vì người ta giàu có quá mà, những biến động xã hội chỉ sượt nhẹ qua. Có oánh nhau hay giới nghiêm thì cũng chả ảnh hưởng gì. Và nếu so như vậy, thì bối cảnh xã hội thể hiện qua Khôn kham sắc nét hơn nhiều, đủ làm nên những biến động trong cuộc đời nhân vật. Kun cũng chọn cách kể theo ngôi thứ 3 để có góc nhìn rộng mở và tự do hơn, thay cho cách kể theo ngôi của nam chính như Ngây thơ.

- Tất nhiên Lu sẽ vẫn khen những đoạn tả đẹp buồn uể oải mà Lu đã dán note - khá là lắm. Về không khí đẹp đẽ ấm áp dịu dàng của những buổi tối 8 năm như một và như không một (nam chính hơi bệnh hoạn mà chuyện đó thì vẫn đẹp). Về nỗi cô đơn. Giả sử sau tất cả những sưu tầm đó và nam chính ra đi với một mớ giữ khư khư cho mình - ok. Câu chuyện có lẽ sẽ thuyết phục Lu hơn so với việc ông ta phải bày ra 1 cái bảo tàng. Chắc phải là người mê sưu tầm, mê bảo tàng đã đi 5000 cái bảo tàng như ông ta mới hiểu đc. Lu thì ko.

Sau khi làm đổ rượu ra sách, Lu mới đọc thấy trên sách có lời đề tặng con. Giờ phải nói sao với ông bố kia về một cuốn... mà Lu đã ăng chộm, đã làm đổ rượu lên, và ko thấy phù hợp để tặng trẻ nhỏ tị nào?

No comments:

Post a Comment