Sunday, March 13, 2011

Tô mô e ở Hà Nội

"Trong nắng mai
giữa sân rộng, cỏ xanh
Những toa tàu nằm im thiêm thiếp
Tô mô e! Tô mô e!

Một bể bơi mùa hè nước xanh leo lẻo
Và mùa đông là một bể lá khô
Lao xao lạo xạo dưới bước chân em nhỏ
Tô mô e!

Trong vi vút tiếng đàn
"Nốt cờ", "nhịp nhảy"
Vẽ trên sàn nhà rộng thênh thang!"
("thơ" bạn Lurang viết về Tomoe :P )
*
Đó là trường học mình hâm mộ nhất quả đất và tin tưởng tuyệt đối rằng không có cái thứ hai. Vậy mà không ngờ giữa Hà Nội có một nơi như thế.

Tình cờ, "tác phẩm" DIY của mìh làm chị An ngố nhớ đến nơi-đã-hình-thành-phần-lớn-nhân-cách-của-chị. Và share cho mình "Câu chuyện của người trông trẻ", viết bởi "bác Hạnh" - "người trông trẻ" của chị An ngố từ lớp 1 đến lớp 6.

Và mình thấy ghen tị với An ngố khủng khiếp.
*

"Bác Hạnh" của chị An chính là Nguyễn Kim Nữ Hạnh, con gái của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Không tìm được nhiều thông tin về tiểu sử, cuộc đời... của bác, nhưng đọc những gì bác viết thì thấy hiểu được cách sống, cách nghĩ của bác.

Từ khi còn nhỏ, tôi đã được cha tôi kể những mẩu chuyện đời thường khi cha tôi còn bé, nhờ đó tôi hiểu "Người lớn cũng có lúc là trẻ con". Như đi học còn bị ị đùn, cho đến chuyện cha thích ngô rang. Bà nội tôi đi lễ chùa, cha tôi thò tay vào vò đựng ngô để bốc ra. Nhưng rồi chú bé ngốc nghếch ấy ngồi khóc bên vò ngô, hai tay ôm nắm ngô mà ko rút được tay ra. Chờ đến khi bà nội tôi về bầy cách bỏ hết ngô ở tay ra thì mới rút được tay khỏi vò!... Chị em chúng tôi được nghe ko biết bao nhiêu là truyện cổ tích Đông Tây, kim cổ. Rồi nghe bố đọc thơ và kể về Truyện Kiều, về Tống Trân Cúc Hoa, về Lục Vân Tiên...
(page 193/200)

Cuốn sách là những sẻ chia của một "người trông trẻ": những gì bà nhìn thấy, cảm thấy, những bài học rút ra trong quá trình "trông" bọn trẻ con.

200 trang sách cũng làm mình xụt xịt khi thấy bác Hạnh yêu cái việc bác đang làm kinh khủng! Ai mà nghĩ trông ba đứa trẻ con lại phức tạp đến thế, lại nghiêm túc đến thế? Cần yêu đến thế nào, tâm huyết từng nào - mới đủ kiên nhẫn và tinh tế đến thế?

Dù bác chẳng phải là thầy cô giáo như thầy Sôsaku Kobayashi và nhà bác cũng không phải trường học trên những toa tàu; thì cái cách bác dạy bảo, uốn nắn, khơi mở cho lũ trẻ ở đó, khiến nó thực sự trở thành một Tô-mô-e-có-thật (chứ không phải một-ngôi-trường-trong-truyện-Tốt-tô-chan).

*
Vậy là trong Personal Statement, chị An ngố có thể viết những dòng đầy tự hào:
"Tôi đã có 6 năm học trong một Tô-mô-e bé nhỏ ở Hà Nội..."

No comments:

Post a Comment